Townhouse là gì? Có nên mua nhà townhouse không?

Thời gian gần đây, townhouse được người mua nhà, chủ đầu tư giao dịch bất động sản đặc biệt quan tâm. Đây là loại hình bất động sản khá mới trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa thực sự biết townhouse là gì? Và nguyên nhân tại sao nên mua nhà townhouse. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết về loại hình này qua bài viết dưới đây của Homedy nhé!

Townhouse là gì?

Town house đọc tiếng anh là gì? Townhouse là một thuật ngữ tiếng Anh chuyên dụng trong ngành bất động sản, được ghép từ hai từ đơn là “town” (thị trấn, dãy phố) và “house” (ngôi nhà). Vậy townhouse là gì tiếng Việt thì từ này mang nghĩa là nhà phố hoặc nhà liền kề.

Vậy khái niệm nhà Townhouse là gì? Townhouse là biệt thự có 3 mặt sân vườn và 1 mặt tường chung. Là 2 căn nằm chung trên một khu đất có lối đi riêng biệt, có thể đối xứng hoặc không đối xứng với nhau. Tuy là 2 căn biệt thự nhưng nhìn từ ngoài vào chỉ là một biệt thự. Tóm lại townhouse là biệt thự có 2 cửa chính, 2 khối nhà đồng dạng và liên kết với nhau. 

Townhouse hay còn gọi là nhà phố liền kề, là loại hình rất mới và khác biệt so với những mô hình bất động sản khác tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, tại các nước ở Bắc Mỹ, Châu Á, Úc, Nam Phi và một phần châu Âu, Townhouse đã được sử dụng từ rất lâu với kiến trúc sang trọng, và thường là nơi cư ngụ của các gia đình quý tộc, giàu có.

townhouse-nghia-la-gi
Townhouse nghĩa là gì?

Town house là gì tại Việt Nam? Townhouse tại Việt Nam được coi là một phân cấp bất động sản mới tại các thành phố lớn, tập trung chủ yếu tại thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Thường thì townhouse sẽ tọa lạc tại các vị trí “vàng” – tức là các khu vực có mặt tiền nhìn ra trục đường chính của các khu dân cư đông đúc, hoặc các dự án đô thị mới sang trọng, đắt đỏ.

Tại Hà Nội hay TPHCM, do diện tích đất ngày càng hạn chế nên loại hình nhà phố, nhà phố liền kề rất phát triển và được ưa chuộng. Townhouse được quy hoạch và xây dựng tạo thành các dãy phố cao cấp, thiết kế đẳng cấp giống biệt thự với diện tích rộng rãi và tiện nghi. Điểm đặc biệt của townhouse là chúng được xây liền kề nhau nhưng vẫn giữ sự riêng tư hoàn toàn, với lối đi và không gian riêng biệt, không thông sang nhau. 

Nhiều người thắc mắc, townhouse và shophouse có phải là một không? Câu trả lời là “Không”. Mặc dù cả townhouse và shophouse đều là loại hình bất động sản đa dạng và thường được xây dựng liền kề, nhưng chúng là hai loại hình bất động sản riêng biệt với mục đích và tính chất khác nhau: townhouse chủ yếu là nơi ở, trong khi shophouse kết hợp cả kinh doanh và nơi ở.

Có những lý do khác để người đầu tư, mua nhà nên chọn townhouse hơn các loại hình bất động sản khác. Đó là những lý do nào? 

Những lý do nên chọn đầu tư townhouse

Townhouse hiện đang là lựa chọn đầu tư thông minh và tối ưu nhờ vào các lý do dưới đây:

townhouse-thuan-tien-cuoc-song-sinh-hoat
Townhouse thuận tiện cuộc sống, sinh hoạt

Tính thương mại cao

Vì Townhouse có mặt tiền hướng ra trục đường chính và nằm trong khu vực dân cư đông đúc, nên thích hợp để kinh doanh, buôn bán hoặc cho thuê lại. Người sở hữu nhà phố sẽ thu được lợi nhuận từ các hình thức này.

Thuận tiện cho người sở hữu

Vị trí nhà phố giúp người sở hữu thuận tiện các vấn đề như: giao thông, sinh hoạt, dịch vụ… Bạn hoàn toàn có thể có bệnh viện, trường học, phòng tập thể dục của riêng mình mà không lo bị người ngoài quấy rầy.

Tính đa năng

Do cấu trúc thiết kế, nhà phố có thể sử dụng với nhiều mục đích cùng lúc, điều này các loại hình nhà ở như chung cư khó có thể làm được. Chủ sở hữu nhà phố vừa có thể kinh doanh, vừa có thể sinh sống tại ngôi nhà mà không ảnh hưởng tới bất kỳ đối tượng nào. 

Ngoài ra như lý do 1 đã chia sẻ, trường hợp chủ sở hữu không muốn sinh sống, có thể khai thác chức năng cho thuê.  

Chống trượt giá, lạm phát

Có thể nói, townhouse là dòng sản phẩm giữ tài sản ổn định nhất trong đầu tư bất động sản. 

Đô thị Việt Nam có một đặc thù là phát triển khu dân cư xung quanh nhà phố. Chính vì vậy mà giá trị tài sản của loại hình bất động sản này sẽ ngày càng tăng. 

Giá tăng nhanh

Sở hữu nhà phố, đồng nghĩa bạn đã có một khoản tài sản lớn. Lý do là bởi nhà phố tăng giá nhanh, mạnh hơn chung cư, biệt thự, đất nền, nhà dự án… Giá trị của nhà phố đi lên cùng tốc độ phát triển khu vực. 

Bên cạnh đó, người Việt thường có thói quen kinh doanh tại các trục đường chính, sầm uất mà nhà phố thì có đầy đủ các điều kiện đó. Cho nên nhà phố mặt tiền sẽ tiếp tục nâng cao giá trị. 

Nhà phố mặt tiền ngày càng khan hiếm

Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, hàng loạt các dự án chung cư, biệt thự liền kề, nhà cao tầng phát triển theo, lấn át nhà phố. Nhưng đây lại là lợi thế lớn cho người mua, nhà đầu tư sở hữu townhouse vì có trong tay tài sản độc nhất. 

Mô hình townhouse thích hợp với những đối tượng đầu tư nào?

ban-co-the-mua-townhouse-de-o-hoac-dau-tu-cho-thue
Bạn có thể mua townhouse để ở hoặc đầu tư cho thuê

Sau khi đã hiểu townhouse là gì, thì mô hình này sẽ phù hợp cho những đối tượng nào nhất? Bạn có thể tham khảo một số nhóm đối tượng thích hợp với townhouse như sau:

  • Người muốn ổn định cuộc sống: Townhouse thường có diện tích sàn không quá lớn nhưng được thiết kế hiện đại và nằm ở vị trí thuận tiện. Nếu bạn muốn mua nhà để tạo sự ổn định cho cuộc sống hoặc chào đón thêm thành viên gia đình, townhouse là lựa chọn tốt.

  • Người muốn thu nhỏ diện tích ở: Nếu bạn đã lớn tuổi hoặc có con cái có gia đình riêng, một căn nhà nhỏ với đầy đủ tiện nghi và gần các dịch vụ xã hội có thể là sự lựa chọn thích hợp.

  • Nhà đầu tư bất động sản: Townhouse tọa lạc tại vị trí chiến lược trong thành phố, là lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư bất động sản. Bạn có thể mua để bán lại hoặc cho thuê sau khi tu sửa. Mức lợi nhuận có thể phụ thuộc vào kinh nghiệm và may mắn của bạn, nhưng townhouse thường mang lại lợi nhuận đáng kể.

Ưu nhược điểm đầu tư Town house

Mô hình BĐS nào cũng tồn tại nhưng ưu nhược điểm riêng. Vậy ưu nhược điểm của townhouse là gì? Mời độc giả cùng tham khảo những ưu và nhược điểm của mô hình nhà townhouse dưới đây để có thể dễ dàng hình dung cũng như đưa ra quyết định đầu tư của mình:

Ưu điểm

  • Chi phí: Townhouse có phần tường chung với các ngôi nhà liền kề nó nên chi phí xây dựng mà gia chủ phải chịu sẽ thấp hơn, khoảng bằng 2/3 chi phí xây nhà phố thông thường. Như vậy, townhouse sẽ có mức chi phí khá hợp lý nếu đem so sánh với biệt thự đơn lập cùng diện tích, thậm chí là ngay cả khi nó được đặt tại một khu vực tương đương. 

  • Sửa chữa: Do diện tích nhỏ gọn, thiết kế khá đơn giản của loại hình nhà ở Townhouse cũng đồng nghĩa với việc đòi hỏi những yêu cầu sửa chữa bảo dưỡng ít hơn.

  • Mức độ tiện nghi: Đầy đủ các tiện nghi xung quanh townhouse có thể kể đến như: trung tâm thương mại, khu đô thị, bể bơi, trường học…

  • Không gian ngoài trời mở rộng: Nếu đã tìm hiểu town house là gì thì hẳn bạn cũng biết được sử dụng miễn phí khu vực sân trước chung với cộng đồng dân cư, hoặc các không gian sinh hoạt chung khác.

uu-nhuoc-diem-khi-dau-tu-townhouse-la-gi
Ưu nhược điểm khi đầu tư townhouse là gì? 

Nhược điểm

So với các loại hình nhà phố, biệt thự đơn lập thì townhouse không được đánh giá cao về mức độ riêng tư. Bởi lẽ nó vẫn bị phụ thuộc vào môi trường xung quanh và hàng xóm. 

Ngoài ra, bạn sẽ không được tự thiết kế mặt tiền và thiết kế bên ngoài townhouse, bởi chúng được đồng nhất với các ngôi nhà lân cận từ trước. Tuy nhiên, chủ nhà vẫn được tự quyết định nội thất và phong cách thiết kế bên trong căn nhà. 

>> Tham khảo: 

Kinh nghiệm đầu tư townhouse "chắc thắng"

Ngay từ khi đầu tư, bạn đã phải bỏ ra một số tiền lớn để mua bất động sản townhouse. Nếu chỉ tìm cách tận dụng các tiện ích và chức năng khác của nó để kiếm lời thì có thể chỉ mang lại lợi nhuận trung bình. Vậy điều quan trọng khi mua một căn townhouse là gì?

Một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các nhà đầu tư cần xem xét khi giao dịch mua townhouse là vị trí của căn nhà. Một căn townhouse nằm ở vị trí đẹp có lợi thế không chỉ cho việc định cư mà còn cho kế hoạch kinh doanh, bán lại hoặc cho thuê.

Tiếp theo, bạn cần hiểu rõ xu hướng phát triển đô thị của khu vực bạn đang cân nhắc đầu tư. Hãy tập trung vào việc mua các căn townhouse nằm trên các khu vực phát triển mở rộng của thành phố. Tại đây, bạn có thể mua bất động sản với giá tương đối thấp, và chỉ sau một thời gian ngắn, giá trị của nó có thể tăng lên nhanh chóng.

Tuy nhiên, hãy cẩn trọng và chỉ nên mua ở các khu vực nằm giữa thành phố và ngoại ô, thay vì mua quá xa khỏi trung tâm. Mua một căn townhouse ở xa có thể gây sụt giá trong thời gian chờ đợi, do ảnh hưởng của lạm phát và sự kết nối với trung tâm thành phố.

vi-tri-la-yeu-to-quan-trong-khi-tim-mua-townhouse
Vị trí là yếu tố quan trọng khi tìm mua townhouse

Nên chọn mua nhà Townhouse hay căn hộ chung cư để ở?

Căn hộ chung cư và townhouse là hai mô hình nhà ở thường được so sánh với nhau. Townhouse thường thuộc sở hữu của một công ty và cho thuê theo tháng. Cả hai loại hình này thường nằm ở khu vực trung tâm thành phố với nhiều dịch vụ và tiện ích xung quanh. 

Căn hộ chung cư thường có nhiều tiện ích cụ thể như bể bơi, phòng tập Gym, nhà cộng đồng,... trong khi townhouse mang tính cá nhân và riêng tư cao hơn. Townhouse cũng chỉ sử dụng chung tường bao ngoài nên trong nhà vẫn đảm bảo sự riêng tư nhất định, hạn chế tiếng ồn và phiền nhiễu từ hàng xóm xung quanh.

Theo pháp luật thì bạn vẫn là chủ sở hữu của townhouse nên bạn có quyền bảo trì hoặc sửa chữa theo ý muốn. Căn hộ chung cư thường có sự hỗ trợ về an ninh và bảo trì từ quản lý tòa nhà. 

Tóm lại, lựa chọn giữa hai mô hình phụ thuộc vào sự ưu tiên của bạn về sự riêng tư và tiện ích. Nếu bạn muốn được thực sự sở hữu một căn nhà riêng nhưng vẫn có sự kết nối vừa đủ với cộng đồng xung quanh thì nên chọn townhouse. Ngược lại, nếu bạn muốn có sự riêng tư tuyệt đối và các tiện ích chuẩn 5 sao thì nên chọn mua căn hộ chung cư tại trung tâm thành phố.

Như vậy, bài viết lý giải khái niệm townhouse là gì và ưu nhược điểm khi đầu tư loại hình này. Bạn đọc nên tìm hiểu thêm các thông tin về đầu tư bất động sản tại Homedy.com để có thêm các kiến thức khi kinh doanh loại hình này!

Trần Dung

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quy hoạch sử dụng đất là gì? Có nên mua đất thuộc diện quy hoạch?

Quy hoạch sử dụng đất là gì? Có được phép mua bán đất trong thuộc diện quy hoạch hay không? Tất cả những thắc mắc xung quanh loại đất này sẽ được Homedy giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

KPBT là gì? Tại sao cần nộp KPBT và ai là người quản lý phí này

KPBT là từ viết tắt của cụm kinh phí bảo trì. Thuật ngữ này thường được dùng trong sở hữu nhà chung cư với mức tiền là 2% giá bán căn hộ. Cư dân có nghĩa vụ đóng phí này để bảo trì diện tích và thiết bị thuộc sở hữu chung của tòa nhà.

Vay mua nhà trả góp: Tín chấp hay thế chấp có lợi hơn?

Vay mua nhà trả góp ngân hàng theo hình thức thế chấp hay tín chấp sẽ có lợi hơn. Cùng Homedy.com tìm hiểu chi tiết về 2 sản phẩm vay vốn này.

Các loại hợp đồng xây dựng phổ biến hiện nay

Nội dung thỏa thuận trong hoạt động xây dựng là rất đa dạng. Các loại hợp đồng xây dựng phổ biến hiện nay có những loại nào? Cùng Homedy tìm hiểu chi tiết từng loại trong bài viết dưới đây.

Khi đồ trong nhà thuê hỏng: Chủ nhà hay người thuê nhà là người phải chịu trách nhiệm?

Không ít các cuộc xung đột giữa chủ nhà và người thuê nhà khi đồ trong nhà thuê hỏng. Vậy ai là người cần chịu trách nhiệm sửa chữa? Cùng tìm hiểu chi tiết theo quy định pháp luật để tránh những xung đột không đáng có xảy ra!

    Mở App