Các loại hợp đồng xây dựng phổ biến hiện nay

Nội dung thỏa thuận trong hoạt động xây dựng là rất đa dạng. Các loại hợp đồng xây dựng phổ biến hiện nay có những loại nào? Cùng Homedy tìm hiểu chi tiết từng loại trong bài viết dưới đây.

Trong ngành xây dựng, tùy thuộc vào loại hình dự án và phương thức giải ngân mà có rất nhiều loại hợp đồng khác nhau được lập. Nghị định 37/2015/NĐ-CP đã quy định chi tiết về các loại hợp đồng xây dựng này.

Hợp đồng xây dựng là gì?

Hợp đồng xây dựng là gì?
Hợp đồng xây dựng là gì?

Hợp đồng xây dựng là một một loại hợp đồng dân sự phổ biến nhưng cũng tương đối phức tạp, đặc biệt là với các dự án lớn do hợp đồng được ký kết bởi nhiều bên. Các bên tham gia ký kết có thể là nhiều nhà thầu hoặc bên thứ ba thực hiện các dịch vụ khác nhau phục vụ cho quá trình xây dựng.

Trong các loại hợp đồng xây dựng đều cần các nội dung cơ bản như: thời gian thi công, chất lượng công trình, phạm vi công việc, chi tiết kỹ thuật, điều khoản hoàn thành cũng như hình thức bồi thường trong trường hợp dự án bị chậm trễ hoặc xảy ra sai phạm.

Tóm lại, đây là văn bản để chứng minh cho những thỏa thuận pháp lý giữa các bên, thể hiện tinh thần trách nhiệm của hai bên.

Các loại hợp đồng xây dựng phổ biến hiện nay

Như đã đề cập ở trên hợp đồng xây dựng được phân chia thành các loại rõ ràng trong Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Về cơ bản, nó được phân theo 3 tiêu chí lớn: theo hình thức giá, tính chất dự án và mối quan hệ giữa các bên tham gia dự án. Dưới đây, cùng Homedy.com tìm hiểu chi tiết từng loại hợp đồng được phân chia theo các hình thức này.

Theo hình thức giá hợp đồng

1. Hợp đồng trọn gói: Là loại hợp đồng mà giá hợp đồng thay đổi dưới mọi lý do, hay còn gọi là “lời ăn lỗ chịu”. Chính vì vậy, khi chọn ký kết đơn vị thầu cần tính toán chi tiết, chính xác về vật tư, đơn giá, khối lượng công việc,...

2. Hợp đồng đơn giá cố định: Là hợp đồng giá sẽ cố định, không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện, trừ các trường hợp bất khả kháng.

3. Hợp đồng đơn giá điều chỉnh: Là hợp đồng giá được xác định dựa trên cơ sở đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận trong hợp đồng, nhân với khối lượng công việc tương ứng được điều chỉnh giá.

4. Hợp đồng theo giá kết hợp: Là loại mà giá hợp đồng được kết hợp giữa nhiều loại giá hợp đồng trên sao cho phù hợp với đặc tính của từng loại công việc trong hợp đồng.

5. Hợp đồng theo thời gian: Là hợp đồng mà giá được xác định xác định trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia, chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm việctính theo ngày, giờ., tuần, tháng.

Theo tính chất dự án

Phân loại hợp đồng xây dựng theo tính chất dự án
Phân loại hợp đồng xây dựng theo tính chất dự án

1. Hợp đồng tư vấn xây dựng (hay còn gọi là hợp đồng tư vấn)

2. Hợp đồng thi công xây dựng công trình (hay còn gọi là hợp đồng thi công xây dựng)

3. Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (hay còn gọi là hợp đồng cung cấp thiết bị)

4. Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (tên tiếng Anh là Engineering Construction - EC)

5. Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (tên tiếng Anh là Engineering Procurement - EP)

6. Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tên tiếng Anh là Procurement Construction - PC)

7. Hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tên tiếng Anh là Engineering Procurement Construction - EPC)

8. Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công

9. Hợp đồng chìa khóa trao tay

Theo mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng

1. Hợp đồng thầu chính: Là loại đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với chủ đầu tư

2. Hợp đồng thầu phụ: Hợp đồng xây dựng do nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ tham gia ký kết

3. Hợp đồng giao khoán nội bộ: Hợp đồng giữa bên nhận thầu thuộc một cơ quan, tổ chức với bên giao thầu

4. Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài: Là loại hợp đồng được ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu hoặc chủ đầu tư trong nước.

Trên đây là các loại hợp đồng xây dựng cơ bản, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết!

Quỳnh Thư 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khi đồ trong nhà thuê hỏng: Chủ nhà hay người thuê nhà là người phải chịu trách nhiệm?

Không ít các cuộc xung đột giữa chủ nhà và người thuê nhà khi đồ trong nhà thuê hỏng. Vậy ai là người cần chịu trách nhiệm sửa chữa? Cùng tìm hiểu chi tiết theo quy định pháp luật để tránh những xung đột không đáng có xảy ra!

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu gồm những gì, chi phí bao nhiêu? Giải đáp chi tiết!

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu là vấn đề liên quan đến pháp lý được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy, khi cấp sổ đỏ, sổ hồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, người dân cần chuẩn bị những hồ sơ gì, chi phí bao nhiêu và nộp cho đơn vị nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết!

"Sống còn" với nguyên tắc 30/30/3 khi mua nhà mùa dịch

Dịch Covid-19 đã khiến thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, lãi suất cho vay giảm. Mua nhà đất thành công trong thời kỳ này, hãy nằm lòng nguyên tắc 30/30/3 quan trọng dưới đây.

Tránh bẫy "câu chữ" trong hợp đồng mua bán nhà đất

Hợp đồng mua bán thường có đến hàng chục trang giấy, hàng trăm điều khoản. Vì vậy nếu không để ý kỹ, người mua nhà đất rất dễ rơi vào cái bẫy "câu chữ". Phải tới khi tranh chấp xảy ra, người mua mới biết mình thua thiệt!

Thuê chung cư mini giá rẻ: Sinh viên cần lưu ý những gì?

Thuê chung cư mini cho sinh viên giá rẻ không phải là điều quá khó khăn. Tuy nhiên sinh viên cần lưu ý những khi tìm hiểu thông tin và đặt bút ký hợp đồng thuê nhà?

    Mở App