Khi đồ trong nhà thuê hỏng: Chủ nhà hay người thuê nhà là người phải chịu trách nhiệm?

Không ít các cuộc xung đột giữa chủ nhà và người thuê nhà khi đồ trong nhà thuê hỏng. Vậy ai là người cần chịu trách nhiệm sửa chữa? Cùng tìm hiểu chi tiết theo quy định pháp luật để tránh những xung đột không đáng có xảy ra!

Không ít người thuê nhà lầm tưởng rằng chủ nhà sẽ phải chịu trách nhiệm khắc phục hầu hết các vấn đề vì đó là tài sản của họ như đồ trong nhà thuê hỏng. Ngược lại, có một số vấn đề chủ nhà cố tình bỏ qua các vấn đề trách nhiệm và cho rằng người thuê sẽ tự giải quyết.

Những bất đồng quan điểm này có thể khiến "cuộc chiến" giữa chủ nhà và người thuê xảy ra, tình hình có thể trở nên căng thẳng. Đối với những người thuê nhà, thật khó chịu khi phải sống trong một ngôi nhà có khiếm khuyết hoặc mối nguy hiểm nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, mức độ thoải mái hoặc đe dọa sức khỏe của họ. Đối với chủ nhà, người thuê không chăm sóc tài sản của họ cũng khiến họ thấy khó chịu và tức giận vì tài sản của mình bị “đối xử tệ hại”.

giai phap-cho-nguoi-thue-nha
Cả chủ nhà và người thuê nhà cần thống nhất quan điểm về vật chất cho thuê rõ ràng

Vậy, đồ trong nhà thuê hỏng, ai là người chịu trách nhiệm? Khi nói đến tài sản cho thuê, cả chủ nhà và người thuê đều phải chịu trách nhiệm. Dưới đây là những điều quy định cho bạn biết ai là người chịu trách nhiệm về những vấn đề gì liên quan đến việc bảo trì và sửa chữa tài sản cho thuê. Qua đây giúp giải quyết vấn đề xung đột giữa chủ nhà và người thuê nhà.

Trách nhiệm của chủ nhà

Nếu bạn sở hữu một bất động sản cho thuê, bạn có trách nhiệm đảm bảo tài sản đó có thể ở được trước khi người thuê vào đó ở. Điều này có nghĩa là đảm bảo đường ống dẫn nước, hệ thống điện, khí đốt và hệ thống điều hòa không khí ở trong tình trạng hoạt động tốt. Người cho thuê nhà cần đảm bảo kết cấu kiến trúc an toàn để sinh sống và đáp ứng tất cả các quy tắc xây dựng và sức khỏe theo pháp luật hiện hành.

Khi một căn phòng cho thuê đã có người ở, các ranh giới trách nhiệm giữa chủ nhà và người thuê cần được vạch ra rõ ràng. Chủ nhà phải đáp ứng điều kiện phù hợp để cho con người sinh sống. Hãy kiểm tra lại các luật pháp hiện hành về các tiêu chí cụ thể để giữ cho bất động sản cho thuê có thể ủ điều kiện sinh sống, chủ nhà có trách nhiệm:

  • Sửa chữa bất kỳ lỗi nào như thiết bị cung cấp (theo hợp đồng cho thuê) bị lỗi, hỏng, lỗi điện, các vấn đề về đường ống dẫn nước và rò rỉ khí.
  • Loại bỏ nấm mốc. Nấm mốc có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và làm trầm trọng thêm các bệnh về đường hô hấp.
  • Giữ tài sản không bị mối mọtbọ xâm hại. Sâu bọ gây nhiều phiền toái và chúng cũng có thể gây hư hỏng tài sản và nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Bảo vệ tài sản trước thời tiết khắc nghiệt. Ở những khu vực có lượng mưa lớn, chủ nhà phải kiểm tra khả năng chống thấm cho mái nhà.
  • Với tư cách là chủ nhà, nếu bạn không thực hiện bảo trì và sửa chữa, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ thương tích nào đối với người thuê do lỗi không được sửa chữa hoặc sửa chữa không hiệu quả.
cho-thue-nha
Chủ nhà cần đảm bảo trách nhiệm với một số vấn đề trong suốt quá trình thuê của người thuê BĐS

Trách nhiệm của người thuê nhà

Tài sản tại nhà thuê không phải của người thuê nhà. Tuy nhiên, có những điều người thuê nhà phải chịu trách nhiệm, bao gồm:

  • Giữ nhà thuê sạch sẽ và vứt rác thường xuyên để tránh mầm mống gây bệnh. Vấn đề về dịch bệnh có thể bùng phát do thói quen vệ sinh kém hoặc thiếu sạch sẽ của người thuê gây ra. Đây là trách nhiệm của người thuê, không phải của chủ nhà.
  • Giữ sân và vườn được duy trì, nếu đó là một yêu cầu trong hợp đồng thuê.
  • Sửa chữa những hư hỏng do những hành vi cố ý hoặc cẩu thả của người thuê.
  • Trong việc cho thuê căn hộ, người thuê cũng có thể phải chịu trách nhiệm sửa chữa những thiệt hại cho căn hộ của người hàng xóm nếu thiệt hãi xảy ra do lỗi của họ. Ví dụ, chi trả chi phí y tế cho người hàng xóm bị thương do cháy nổ khi người thuê bất cẩn trong sử dụng điện, gas.
  • Để tìm người thuê nhà có trách nhiệm, chủ nhà phải thực hiện sàng lọc người thuê một cách kỹ lưỡng. Nó có thể tránh những xung đột khó chịu, thiệt hại tài sản và phí pháp lý tốn kém khi trục xuất một người thuê có vấn đề.
thue-nha
Người thuê nhà cần chịu trách nhiệm bảo quản tài sản trong suốt quá trình thuê

Cách tránh những xung đột về sửa chữa đồ hư hỏng trong nhà thuê

Như vậy, tùy từng loại đồ đạc trong nhà thuê mà trách nhiệm sửa chữa của mỗi người là khác nhau. Cách tốt nhất để tránh hiểu lầm là làm hợp đồng rõ ràng trước khi thuê để trình bày rõ ràng những yêu cầu. Chủ nhà nên gặp người thuê nhà của họ và kiểm tra đồ đạc và tình trạng ngôi nhà trước khi ký hợp đồng. Ghi rõ trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng thuê. Đảm bảo người thuê nắm rõ điều khoản về việc họ sẽ mất tiền đặt cọc nếu tài sản trả lại không ở trong tình trạng nguyên vẹn như khi họ chuyển đến.

Chủ nhà phải trao đổi rõ ràng với người thuê và lập hợp đồng thuê chi tiết. Khi tất cả các bên hiểu những yêu cầu và nguyên tắc, các vấn đề sửa chữa và bảo trì sẽ dễ dàng được giải quyết.

Như vậy, trách nhiệm sửa chữa đồ trong nhà thuê cần được quy định rõ ràng để tránh xảy ra những vấn đề mâu thuẫn không đáng có. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!

>>> XEM THÊM:

Thuê nhà trọ cho sinh viên: Kinh nghiệm đối phó với chủ nhà trọ “quái ác”

Luật thuê căn hộ cơ bản, sinh viên cần nắm để đảm bảo quyền lợi của mình!

N.Phương (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu gồm những gì, chi phí bao nhiêu? Giải đáp chi tiết!

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu là vấn đề liên quan đến pháp lý được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy, khi cấp sổ đỏ, sổ hồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, người dân cần chuẩn bị những hồ sơ gì, chi phí bao nhiêu và nộp cho đơn vị nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết!

"Sống còn" với nguyên tắc 30/30/3 khi mua nhà mùa dịch

Dịch Covid-19 đã khiến thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, lãi suất cho vay giảm. Mua nhà đất thành công trong thời kỳ này, hãy nằm lòng nguyên tắc 30/30/3 quan trọng dưới đây.

Tránh bẫy "câu chữ" trong hợp đồng mua bán nhà đất

Hợp đồng mua bán thường có đến hàng chục trang giấy, hàng trăm điều khoản. Vì vậy nếu không để ý kỹ, người mua nhà đất rất dễ rơi vào cái bẫy "câu chữ". Phải tới khi tranh chấp xảy ra, người mua mới biết mình thua thiệt!

Thuê chung cư mini giá rẻ: Sinh viên cần lưu ý những gì?

Thuê chung cư mini cho sinh viên giá rẻ không phải là điều quá khó khăn. Tuy nhiên sinh viên cần lưu ý những khi tìm hiểu thông tin và đặt bút ký hợp đồng thuê nhà?

Chiến lược cho nhà đầu tư ít vốn thời Covid

Nhu cầu đầu tư BĐS thời Covid-19 diễn ra không quá sôi động bởi nhiều khó khăn tài chính. Các nhà đầu tư nhỏ ít vốn cần nắm bắt những cơ hội nào phù hợp nhất trong thời điểm này?

    Mở App