Thuê nhà trọ cho sinh viên: Kinh nghiệm đối phó với chủ nhà trọ “quái ác”

Không ít chủ nhà trọ có những chiêu trò để “hành” sinh viên thuê trọ nhằm kiếm thêm tiền, điều này khiến nhiều bạn sinh viên năm nhất chân ướt chân ráo lên thành phố rơi vào cảnh dở khóc dở cười. Đó là những chiêu trò gì và cách xử lý như thế nào?"

Khi chủ trọ "quái ác"

Đến thời điểm này, khi sinh viên các trường đại học, cao đẳng vừa khai giảng năm học mới. Nhiều tân sinh viên cùng lúc đổ về thành phố kéo theo nhu cầu tìm kiếm nhà trọ tăng mạnh.

Hiện nay, nhiều sinh viên khi đi thuê nhà trọ thường chỉ giao kèo "qua miệng" với chủ trọ. Vì vậy, trong quá trình sinh viên thuê trọ, các chủ nhà trọ hay tự đặt ra những quy định, nhiều khi rất vô lý, và bắt khách thuê trọ phải thực hiện theo mà không cần phải trao đổi trước.

thue-nha-tro
Nhiều sinh viên gặp cảnh dở khóc dở cười khi không có hợp đồng thuê trọ

Chủ nhà trọ thường đi chốt tiền điện, nước vào cuối tháng. Mức tiền nhà, điện, nước được chủ trọ viết tay và nghiễm nhiên trở thành hóa đơn chuyển cho sinh viên thuê trọ.

“Có lần mắt mình đột nhiên to ra và sáng ra khi nhìn thấy số tiền điện nước chủ nhà đưa cho”, Quỳnh – sinh viên năm 2 Đại học Sư phạm Hà Nội - tếu táo.

Quỳnh thuê trọ ở khu Cầu Giấy (Hà Nội) gần trường để tiện đi học. Hai năm sống trong cảnh ở trọ mà Quỳnh đã phải chuyển nhà trọ vài lần và mỗi lần chuyển nhà trọ ấy là một lần cười ra nước mắt với cô sinh viên tỉnh lẻ đi học xa nhà.

“Có lần mình về quê nghỉ hè hai tháng, không hề dùng điện nước mà vẫn bị tính tiền như thường. Mình thắc mắc thì bà chủ nhà đưa giấy tờ viết định mức điện nước tháng trước, tháng sau ra trước mặt mình dọa nạt. Bực mình, khó chịu nhưng là con gái, quê ở xa lại không quen biết nhiều bạn bè để có thể can thiệp giúp đỡ nên mình đành ngậm ngùi trả số tiền không đáng phải trả đó và chuyển nhà trọ”, Quỳnh tâm sự.

Đây là một chiêu trò thường được nhiều chủ nhà trọ sử dụng để đuổi khéo những khách trọ cũ nhằm lấy phòng trống “đón” những tân sinh viên mới chân ướt chân ráo mới ra thành phố học tập. Một số chủ nhà trọ cho biết, họ thích cho những sinh viên mới lên thành phố học thuê trọ hơn, vì “tụi nó mới ở quê lên nên còn ngoan, không hay cãi như tụi sinh viên cũ nên dễ quản lý hơn”. Thực chất, thì đây chỉ là chiêu trò để "dễ gạt" hơn với các tân sinh viên. 

Đó là những trường hợp không có hợp đồng thuê trọ. Nhưng kể cả khi có hợp đồng thuê trọ đàng hoàng trong tay, nhiều sinh viên vẫn phải ngậm đắng nuốt cay bởi những quái chiêu của chủ trọ.

Chủ trọ "chiêu trò" gây khó khi sinh viên chuyển trọ

Những bạn sinh viên trong các ví dụ kể trên thì bị đuổi đi không thương tiếc, nhưng ngược lại, nhiều bạn muốn chuyển đi thì lại gặp hàng loạt những khó khăn mà chủ nhà gây ra.

Phương Anh - sinh viên năm 3 đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – buồn rầu kể lại câu chuyện của mình. Hồi sinh viên năm nhất, Phương Anh đi tìm các khu trọ ở cùng chủ nhà. Tìm được một phòng sạch sẽ, thoáng mát nên bạn khá ưng ý. Cô nghĩ ở với chủ nhà sẽ không phải lo trộm cướp và sẽ hạn chế bạn bè đến chơi để dành nhiều thời gian cho việc học.

Nhưng sau một vài tháng ở đây, Phương Anh thấy có nhiều điều bất tiện khi ở cùng chủ nhà. Gia đình thường xuyên cãi lộn, trẻ con nô đùa và những thứ tiền "chung" từ trên trời rơi xuống. Sau đó, Phương Anh quyết định chuyển trọ. 

Khi Phương Anh và bạn đang chuyển phòng thì bà chủ nhà nhất quyết ngăn cản, không cho chuyển đi. Bà chủ nhà dọa: Nếu muốn chuyển đi phải đóng nguyên một tháng tiền trọ mới vì để phòng trống. Còn không thì chỉ được mang người ra khỏi nhà bà ta và để hết đồ đạc lại. Khi ấy, trong phòng Phương Anh còn hai chiếc laptop, một bình ga, bếp ga và quạt... Không có hợp đồng, không đăng ký tạm trú, Phương Anh thực sự bị đưa vào thế bí. Nếu không đưa tiền cho bà ta thì sẽ mất tất cả những đồ đạc có giá trị trong phòng. Cuối cùng, Phương Anh và bạn đành chấp nhận trả tiền ở trọ một tháng cho bà chủ nhà và ngậm ngùi chuyển đồ đạc đi.

Đi ở trọ và tìm nhà trọ là những câu chuyện "dở khóc dở cười" chẳng bao giờ kể hết. Những câu chuyện trong bài viết chỉ là một vài trong số rất nhiều những nỗi khổ mà sinh viên gặp phải khi bị chủ nhà trọ "hành". Việc phải đối phó với hàng loạt những chiêu trò của chủ trọ cũng là những bài học đầu đời và là những kinh nghiệm xương máu cho các bạn sinh viên khi bắt đầu cuộc sống tự lập.

Cách đối phó với chủ nhà trọ quái ác

Kinh nghiệm thuê nhà trọ cho sinh viên để tránh chủ nhà trọ quái ác không hề dễ. Các bạn sinh viên cần chuẩn bị cho mình "cẩm nang cần thiết" để sử dụng khi không may rơi vào các tình huống trớ trêu. Để đề phòng những trường hợp thuê trọ bị lừa đảo và tìm được nơi ở an ninh, giá cả hợp lý, các kinh nghiệm tìm thuê nhà trọ dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

1. Tìm thuê trọ qua mạng

Internet và các thông tin trên mạng ngày càng phát triển. Giờ đây bạn chỉ cần gõ tìm kiếm nhà trọ theo khu vực đã có hàng chục, hàng trăm kết quả khác nhau. Tuy đây là cách nhanh nhất nhưng cũng chứa đựng rủi ro cao nhất. Vì vậy bạn cần phải có kinh nghiệm tìm phòng thuê phòng trọ khi sử dụng cách này. Lưu ý: 

+ Thứ nhất phải biết chọn lọc các thông tin vì 85% thông tin hiển thị về cho thuê nhà trọ đều là của nhà môi giới đăng.

+ Thứ hai bạn cần xem thời gian đăng bài cho thuê nhà trọ trên trang đã bao lâu. Nên chọn tin cho thuê nhà trọ mới đăng trong vòng 1 tháng, đây là các tin mới nên khả năng tìm được nhà trọ sẽ cao hơn. 

+ Thứ ba cần xem các thông tin người cho thuê thật kỹ càng, để biết được là người cho thuê nhà trọ thật sự hay là công ty môi giới.

+ Thứ tư, theo kinh nghiệm thuê nhà trọ của nhiều người chia sẻ, những tin có hình ảnh thật của căn nhà trọ sẽ đáng tin hơn.

Trang web tìm nhà trọ uy tín bạn có thể tham khảo tìm thuê nhà trọ giá rẻ như: homdey.com...

Bạn chỉ cần lập một danh sách các phòng trọ trên mạng lý tưởng, sau đó đến tận nơi để xem xét! Đừng vội đưa ra quyết định khi chưa qua xem trực tiếp.

thue-tro
Các thông tin thuê trọ tại Homedy rõ ràng, chân thực

2 Tìm phòng trọ trực tiếp

Tìm phòng trọ trực tiếp là cách trực quan để bạn sở hữu nơi ở phù hợp: 

+ Bạn tìm theo khu vực sau đó lần lượt các ngõ, hẻm với các phương tiện dễ dàng di chuyển như xe đạp, xe máy hoặc là đi bộ. 

+ Hiện nay các nơi cho thuê nhà trọ, phòng trọ đều treo bảng trước nhà, trước cổng và bạn nên gọi hỏi thăm xem chủ nhà có ở đó hay không trước khi vào. 

+ Kinh nghiệm thuê nhà trọ đặt biệt quan trọng đó chính là hỏi người dân khu vực xung quanh xem có nhà trọ nào đang cho thuê không? Họ sẽ gợi ý cho bạn những gợi ý để tiết kiệm thời gian nhất.

Chú ý khi xem phòng, bạn cần hỏi các thông tin cụ thể như: diện tích phòng, giá thuê phòng, tiền điện nước tính thế nào?...

3. Tìm phòng trọ qua người quen, bạn bè 

 Nếu người quen và bạn bè của bạn đang ở trong khu vực bạn muốn thuê trọ, hãy nhờ họ dò hỏi trước tình hình và tìm kiếm hộ. Họ sẽ là những người biết nhiều thông tin bổ ích cho bạn như an ninh, giá cả có đắt quá so với nhà trọ khác không. Nếu bạn là sinh viên đặc biệt mới năm nhất, năm hai, thì đừng ngại liên hệ các anh chị khóa trên hoặc trung tâm hỗ trợ sinh viên để được giúp đỡ trong vấn đề này. 

4. Các loại phí khi thuê nhà trọ, phòng trọ

Giá thuê phòng trọ, nhà trọ

Giá cả là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định thuê nhà trọ - phòng trọ của bạn. Tùy vào loại phòng, khu vực mà mức giá thuê trọ lại khác nhau. Tầm giá thuê phòng trọ bình dân hiện nay thường trong khoảng 1.000.000đ - 4.000.000đ, tùy diện tích, tiện nghi và vị trí. 

>>> XEM THÊM:

Luật thuê căn hộ cơ bản, sinh viên cần nắm để đảm bảo quyền lợi của mình!

Tiền cọc 

Khi thuê phòng trọ thường thì bạn cần đặt cọc tiền, tốt nhất chỉ nên đặt cọc số tiền thuê trọ ít hơn một tháng trọ. Hãy cảnh giác với những nơi hối thúc bạn đặt tiền cọc khi chưa ký hợp đồng, hoặc đòi hỏi số tiền cọc quá lớn. 

Tiền điện và tiền nước

Hiện nay giá điện cho người thuê nhà trọ - phòng trọ được quy định theo thông tư 25/2018/TT - BCT và Quyết định 4495/QĐ-BCT. Do đó, nếu những nơi tính tiền điện quá cao, bạn cần cân nhắc và tìm hiểu thêm tránh bị mất tiền oan. Pháp luật cũng cũng quy định, nếu chủ nhà thu tiền điện cao trái pháp luật sẽ bị phạt nặng, lên đến 10.000.000 đ. Vì vậy, đừng ngần ngại, hãy thông báo với các cơ quan công an nếu có chứng cứ chứng minh chủ nhà trọ thu tiền điện sai quy định. Tương tự với giá tiền nước. 

Giá giữ xe và wifi

Khi thuê phòng bạn cần đặc biệt lưu ý về vị trí cũng như giá tiền giữ xe, wifi. Một vài nơi sẽ có cổng chung, bạn đỗ xe phía trước cửa phòng và tự xích khóa. Trường hợp này sẽ không tốn phí. Còn nếu có bãi xe riêng thì giá giữ xe theo tháng hợp lý sẽ không quá 150.000đ. Giá wifi dao động dưới 150.000 đồng/tháng.

Giá vệ sinh chung

Được xem là chi phí cho việc đổ rác, vệ sinh không gian hành lang lối đi, nhà vệ sinh chung,... tùy theo nơi bạn thuê nhà trọ sẽ có mức giá riêng. Thông thường khoảng từ 20.000-50.000/tháng. 

5. Chất lượng phòng trọ nơi bạn thuê

Khi tìm phòng trọ, bạn cần đến tận nơi để đảm bảo chất lượng như: Nhà trọ không quá thấp dễ ngập nước, nhà trọ không quá nóng nực.

Kiểm tra xem phòng trọ có nhà vệ sinh trong phòng hay là nhà vệ sinh dùng chung. Nếu là dùng chung thì tìm hiểu xem nhà vệ sinh có sạch sẽ, kín đáo không, dãy trọ chủ yếu là nam hay nữ? Nếu bạn là nữ, thì hạn chế thuê kho trọ có nhiều nam và sử dụng nhà vệ sinh chung.

phong-tro
Chú ý quan sát chất lượng phòng trọ

Tiếp đó kiểm tra các thiết bị trong phòng trọ xem có hư hại gì không (Quạt, các bóng điện, ổ điện, vòi nước, bồn vệ sinh,...).  Hãy chắc rằng nước sạch sẽ, không có màu hay mùi hôi, vị lạ. Hãy kiểm tra xem tường nhà có bị nứt hay không. Cửa chính và cửa sổ có khóa trong và kín đáo, chắc chắn hay không.

6.  An ninh phòng trọ khi thuê

Kinh nghiệm tìm phòng trọ cho thấy, những căn trọ tốt nhưng không an ninh cũng rất nguy hiểm. Bạn cần chú ý các yếu tố về an ninh như bảo vệ, camera, khóa, giám sát...

Bạn cần xem xét nhà trọ có cổng không, khóa chốt có an toàn và còn được sử dụng được không, đèn đường sáng không. Hiện nay có nhiều nhà trọ sử dụng các khóa thông minh bằng việc sử dụng khóa vân tay, nhận diện khuôn mặt để giúp người tâm an tâm khi thuê phòng trọ mình.

>>> Bài viết liên quan: 4 lưu ý khi thuê căn hộ chung cư, người thuê nhà cần phải nhớ

7. Đọc kỹ hợp đồng

Khi quyết định thuê phòng trọ thì việc ký hợp đồng luôn là bước rất quan trọng. Vì thế kinh nghiệm thuê phòng trọ của nhiều người khuyên rằng, bạn cần phải đọc thật kỹ hợp đồng thuê nhà trọ để bảo vệ quyền lợi của mình trước khi đặt bút ký. Đầu tiên bạn hãy xem xét kỹ càng thông tin của người chủ cho thuê nhà. (phải có địa chỉ nhà, Số điện thoại, CMND,...)

Ngoài ra, khi xem xét hợp đồng, bạn cần nắm rõ các điều khoản liên quan đến việc cho thuê như sau:

  • Kỳ hạn thuê nhà (theo năm hay theo tháng)
  • Hợp đồng cần nêu chi tiết giá thuê phòng và các chi phí khác
  • Ngày bắt đầu và ngày hết hạn thuê nhà
  • Những điểm cần chú ý trước ngày kết thúc hợp đồng
  • Chủ cho thuê có ý định tiếp tục cho thuê nhà khi hết hạn hợp đồng hay không
  • Có “điều khoản phá vỡ hợp đồng” cho phép các bên chấm dứt hợp đồng sau một thời gian nhất định do xảy ra các sự cố hay không.
  • Tiền cọc thuê nhà là bao nhiêu và điều kiện để nhận lại cọc sau khi thanh lý hợp đồng.

8. Báo cáo chính quyền địa phương

Hãy báo cáo với chính quyền địa phương về những hành động sai phạm của chủ trọ. Bạn hãy yên tâm vì pháp luật luôn bên bạn. Vì vậy, đừng ôm "cục tức" trong người mà nên thu thập và giữ nhiều chứng cứ để thông báo với các cơ quan có thẩm quyền để trừng trị chủ nhà "quái ác".  

Hãy nắm rõ các thông tin về kinh nghiệm thuê phòng trọ trên để tránh những điều không mong muốn xảy ra. Bạn chỉ cần tìm phòng trọ chất lượng, thỏa thuận rõ ràng, hợp đồng đầy đủ đảm bảo không chủ nhà nào dám "tai quái" với bạn. 

N.Phương (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Luật thuê căn hộ cơ bản, sinh viên cần nắm để đảm bảo quyền lợi của mình!

Song song với hợp đồng thuê nhà, thì để bảo vệ quyền lợi của mình, các bạn sinh viên hoặc người thuê căn hộ cần nắm rõ những quy định của pháp luật về luật thuê nhà. Trong trường hợp bất kỳ bên nào vi phạm, bạn cũng sẽ có căn cứ để giải quyết, tránh bị thiệt hại.

PGbank là ngân hàng gì? Lãi suất vay mua nhà ngân hàng PG Bank

PGBank là ngân hàng gì? Rất nhiều người đang quan tâm về sản phẩm vay vốn mua nhà và lãi suất vay mua nhà ngân hàng PGBank hiện nay. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Kể về trải nghiệm mua đất nền tồi tệ nhất thông qua "cò đất"

Hiệu ứng đám đông, "tung tin hỏa mù", quảng bá trên trời... hay những lời có cánh mà cò đất đưa ra đã khiến không ít người dân có những trải nghiệm tìm mua đất tồi tệ, thậm chí có người mất không ít tiền!

Thị trường nhà đất đang gặp khó: Có nên mua BĐS lúc này?

Nhiều nhà đầu tư cho rằng giá nhà đất hiện vẫn đang quá cao và chờ đợi giá điều chỉnh như thời kỳ 2008. Liệu có nên chờ hay đầu tư ngay lúc này?

Farmstay là gì? Đầu tư Farmstay như thế nào để thu lợi nhuận nhanh nhất?

Farmstay là từ kết hợp giữa "farm" - nông trại và "homestay" - khu lưu trú tại địa phương. Nó có nghĩa là mô hình đất trang trại được dùng để du lịch nghỉ dưỡng, phù hợp cho đối tượng nghỉ ngơi dài ngày.

    Mở App