KPBT là gì? Tại sao cần nộp KPBT và ai là người quản lý phí này

KPBT là từ viết tắt của cụm kinh phí bảo trì. Thuật ngữ này thường được dùng trong sở hữu nhà chung cư với mức tiền là 2% giá bán căn hộ. Cư dân có nghĩa vụ đóng phí này để bảo trì diện tích và thiết bị thuộc sở hữu chung của tòa nhà.

KPBT là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về mua bán căn hộ chung cư. Bởi trong các điều khoản hợp đồng, chủ đầu tư thường đi kèm với KPBT. Việc hiểu rõ về loại phí này giúp người mua hiểu về nghĩa vụ và quyền lợi của mình. 

KPBT là gì? KPBT viết tắt của cụm từ gì?

KPBT viết đầy đủ là kinh phí bảo trì. Thường dùng trong quản lý, mua bán chung cư với mức kinh phí bảo trì là khoản tiền 2% giá bán căn hộ (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) mà các bên có nghĩa vụ phải đóng góp tính trên phần diện tích thuộc sở hữu riêng của mình để phục vụ cho việc bảo trì thiết bị và diện tích thuộc sở hữu chung của chung cư.

toa-chung-cu
Kinh phí bảo trì chung cư dùng để quản lý và đảm bảo chất lượng phần tài sản chung

Kinh phí bảo trì được dùng để làm gì? Loại phí này được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của căn hộ và không sử dụng để quản lý vận hành nhà chung cư và các hoạt động khác. Mà cụ thể được sử dụng để:

- Bảo trì các hạng mục và phần diện tích thuộc sở hữu chung của nhà chung cư;

- Bảo trì sửa chữa khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộ kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga...

- Xử lý các khu vực nước thải ùn ứ, hút bể phốt định kỳ, cấy vi sinh cho hệ thống nước thải của nhà chung cư….

- Bảo trì các hạng mục khác của nhà chung cư thuộc quyền sở hữu chung theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán căn hộ hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Tại sao cần phải nộp KPBT khi mua chung cư?

Phí bảo trì cung cư được dùng để cải thiện tình trạng xuống cấp của chung cư sau thời gian đi vào vận hành. Và người nộp loại phí này là cư dân sinh sống tại đây. Việc cải thiện, nâng cấp hiện trạng sẽ giảm thiểu các nguy cơ gây hại cho người và của có thể xảy ra do cơ sở vật chất gặp vấn đề hư hỏng hay đã quá cũ cần thay thế.

Trong 1 tòa chung cư, có tới hàng trăm hộ gia đình cùng sinh sống trên 1 mặt bằng dù chỉ có 1 sự cố nhỏ xảy ra cũng có thể lây lan ảnh hưởng sang những căn hộ khác. Và nếu không thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì các lỗi đi chung, hành lang hay hầm để xe,… thì cuộc sống sinh hoạt của toàn bộ cư dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, trong mỗi tòa nhà chung, cần phải có nguồn kinh phí nhất định để duy trì hoạt động chung gọi là Quỹ bảo trì.

Ai quản lý kinh phí bảo trì chung cư?

Vậy KPBT do ai quản lý? Về cơ bản thì người quản lý kinh phí bảo trì sẽ  là ban quản lý tòa nhà. Ban quản lý tòa nhà ở đây là do các cư dân trong chung cư của bạn và chủ đầu tư thống nhất bầu ra. Đặc biệt theo thường lệ thì tối đa 30 ngày từ khi chung cư mở bán được số lượng khách hàng đủ thì cần có ban quản trị. Khi đó họ sẽ đứng ra tiếp nhận kinh phí bảo trì từ chủ đầu tư dự án và quản lý nó cũng như tiến hành các hoạt động chung cần thiết trong chung cư.

Kinh phí bảo trì này được người dân nộp cho chủ đầu tư với mức 2% giá căn hộ. Chủ đầu tư sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến 150 triệu đồng do không bàn giao, chậm bàn giao, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng đối tượng nhận KPBT và biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm này là chủ đầu tư sẽ bị buộc bàn giao ngay KPBT cho BQT.

ban-quan-tri
Ban quản trị chung cư có trách nhiệm quản lý KPBT

Chủ đầu tư có bắt buộc tham gia vào ban quản trị chung cư không?

Về thành phần ban quản trị nhà chung cư, khoản 2 điều 103 Luật nhà ở quy định:

2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có); trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị nhà chung cư thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có thể gồm cả người sử dụng.”

Điểm a khoản 2 điều 20 thông tư 02/2016/TT-BXD quy định:

a) Ban quản trị của tòa nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định.

 Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể được hội nghị nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị nhà chung cư; trường hợp không được bầu làm Trưởng ban thì được tham gia làm Phó ban quản trị nhà chung cư;”

Như vậy, không bắt buộc chủ đầu tư phải là thành viên của Ban quản trị nhà chung cư. Nếu chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư mà tham gia Ban quản trị, có thể được bầu làm Trưởng ban hoặc phó ban.

Và theo quy định tại khoản 3 điều 17 thông tư 02/2016/TT-BXD, khi hết nhiệm kỳ, ban quản trị nhà chung cư sẽ được bầu lại tại hội nghị nhà chung cư thường niên của năm cuối nhiệm kỳ. Nếu hết nhiệm kỳ mà chủ đầu tư vẫn được bầu là thành viên Ban quản trị, chủ đầu tư có quyền từ chối không tham gia.

Quy định nộp phí bảo trì nhà chung cư là gì?

Theo Điều 51 ND 51 NĐ 71/2010/NĐ-CP: “1. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:

a) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp các khoản kinh phí sau đây:

Đối với diện tích nhà bán phải nộp 2% tiền bán, khoản tiền này được tính vào tiền bán căn hộ hoặc diện tích khác mà người mua phải trả và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán;
Đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích thuộc sử dụng chung) thì chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích đó; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.

b) Khoản kinh phí quy định tại điểm a khoản này được trích trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này) và được gửi vào ngân hàng thương mại do Ban quản trị nhà chung cư quản lý để phục vụ cho công tác bảo trì phần sở hữu chung theo quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư;…”

Bên mua phải đóng góp phí này trước khi nhận bàn giao chung cư căn hộ (thường là trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông báo bàn giao chung cư căn hộ).

Quỹ bảo trì được theo dõi riêng để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo luật định và nhằm duy trì chất lượng chung cư căn hộ luôn ở trạng thái hoạt động tốt, như bảo trì định kỳ, sửa chữa đột xuất…

Cũng theo luật định, trong trường hợp kinh phí này không thu đủ thì huy động từ việc đóng góp của các Chủ sở hữu – tương ứng phần diện tích sở hữu riêng của từng Chủ sở hữu (tính theo m2) tại các kỳ họp của cư dân.

Phí bảo trì do Chủ đầu tư thu và sẽ bàn giao cho Ban Quản lý chung cư hay Ban Quản trị nhà chung cư (sau khi đã thành lập) để tiếp tục phục vụ cho công tác bảo trì phần sở hữu chung của chung cư căn hộ.

Xem thêm: Kinh nghiệm khi nhận bàn giao nhà chung cư không sót một điểm nào!

Cách tính phí bảo trì chung cư

Theo quy định trong điều 108, Luật nhà ở 2014 quy định phí bảo trì chung cư được tính bằng khoảng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích bán hay cho thuê mà người mua/người thuê phải nộp khi bàn giao căn hộ. Khoản phí này sẽ được quy định rõ trong hợp đồng mua bán/hợp đồng cho thuê.

phi-bao-tri-chung-cu
Kinh phí bảo trì chung cư bằng 2% giá trị căn hộ

Trong vòng 7 ngày sau khi thu phí từ người mua căn hộ, chủ đầu tư phải có trách nhiệm chuyển lại khoản phí đó vào tài khoản tiết kiệm thuộc tổ chức tín dụng đang hoạt động tại VN. Sau 1 tuần khi ban quản trị chung cư được thành lập thì chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển giao lại số tiền gửi ngân hàng đó gồm cả gốc + lãi để ban quản trị tiếp quản và sử dụng theo mục đích cụ thể, rõ ràng, minh bạch.

Trên đây là thông tin chi tiết về KPBT là gì và các thông tin liên quan. Người mua nhà cần hiểu rõ về loại phí này để biết được nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân khi mua căn hộ. Đừng quên đọc thêm các bài viết khác về tư vấn mua nhà để có kiến đầy đủ về kinh nghiệm, tính pháp lý trong mua bán bất động sản

>> Tham khảo ngay giá căn hộ chung cư Hà Nội đang giao dịch tại homedy.com!

N.Phương (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vay mua nhà trả góp: Tín chấp hay thế chấp có lợi hơn?

Vay mua nhà trả góp ngân hàng theo hình thức thế chấp hay tín chấp sẽ có lợi hơn. Cùng Homedy.com tìm hiểu chi tiết về 2 sản phẩm vay vốn này.

Các loại hợp đồng xây dựng phổ biến hiện nay

Nội dung thỏa thuận trong hoạt động xây dựng là rất đa dạng. Các loại hợp đồng xây dựng phổ biến hiện nay có những loại nào? Cùng Homedy tìm hiểu chi tiết từng loại trong bài viết dưới đây.

Khi đồ trong nhà thuê hỏng: Chủ nhà hay người thuê nhà là người phải chịu trách nhiệm?

Không ít các cuộc xung đột giữa chủ nhà và người thuê nhà khi đồ trong nhà thuê hỏng. Vậy ai là người cần chịu trách nhiệm sửa chữa? Cùng tìm hiểu chi tiết theo quy định pháp luật để tránh những xung đột không đáng có xảy ra!

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu gồm những gì, chi phí bao nhiêu? Giải đáp chi tiết!

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu là vấn đề liên quan đến pháp lý được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy, khi cấp sổ đỏ, sổ hồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, người dân cần chuẩn bị những hồ sơ gì, chi phí bao nhiêu và nộp cho đơn vị nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết!

"Sống còn" với nguyên tắc 30/30/3 khi mua nhà mùa dịch

Dịch Covid-19 đã khiến thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, lãi suất cho vay giảm. Mua nhà đất thành công trong thời kỳ này, hãy nằm lòng nguyên tắc 30/30/3 quan trọng dưới đây.

    Mở App