Sổ đỏ hộ gia đình - Những lưu ý không thể bỏ qua

Hộ gia đình là một trong những đối tượng được Nhà nước cấp Sổ đỏ nhiều nhất hiện nay. Các thành viên cần nắm rõ những thông tin gì về sổ đỏ hộ gia đình, để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với mảnh đất của gia đình. Hãy cùng Homedy tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Sổ đỏ hộ gia đình là gì?

Sổ đỏ là cách gọi dân dã của người dân dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Sổ đỏ hộ gia đình được hiểu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được các cơ quan có thẩm quyền cấp cho những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất (theo Luật Đất đai 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT).

Sổ đỏ hộ gia đình thể hiện sự bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình về quyền và nghĩa vụ đối với khu đất của gia đình. Mỗi thành viên đều có quyền quyết định và quyền lợi trong những giao dịch nhà đất như: quyền cho thuê, cho thuê lại, quyền chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế, thế chấp,...

Mẫu sổ đỏ cấp cho hộ gia đình

Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình sử dụng đất tại bìa sổ sẽ ghi: 

  • “Hộ ông” hoặc “Hộ bà”

  • Họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ hoặc người đại diện (CMND số:… hay CCCD số:…). Trường hợp chưa có CMND hoặc thẻ căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”

  • Địa chỉ thường trú của hộ gia đình.

so-do-ho-gia-dinh-1
Hình ảnh sổ đỏ hộ gia đình

Điều kiện cấp sổ đỏ hộ gia đình 

Theo quy định cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, ngoài mong muốn của các thành viên hộ gia đình cũng cần phải thỏa mãn những điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Đó là:

Đáp ứng đủ điều kiện cấp sổ đỏ lần đầu

Căn cứ theo Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 20, 21, 22, 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân được cấp Sổ đỏ lần đầu gồm 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Hộ gia đình, cá nhân có một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

  • Trường hợp 2: Hộ gia đình, cá nhân không có một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Đáp ứng điều kiện ghi tên hộ gia đình sử dụng đất

Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 giải thích: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Người có tên trong sổ hộ khẩu muốn có chung quyền sử dụng đất (sẽ được Nhà nước cấp sổ đỏ hộ gia đình) cần phải đáp ứng được 3 điều kiện:

  1. Phải là những người có quan hệ hôn nhân (chồng vợ), quan hệ huyết thống (cha mẹ đẻ với con đẻ,...), quan hệ nuôi dưỡng (cha mẹ nuôi với con nuôi) theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình

  2. Những thành viên trong hộ đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (thời điểm cấp GCN quyền sử dụng đất lần đầu đối với đất không có nguồn gốc do Nhà nước giao, cho thuê), nhận chuyển quyền sử dụng đất (nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, chuyển đổi,…)

  3. Có quyền sử dụng đất chung thông qua các hình thức góp tiền cùng nhận chuyển nhượng, được cho tặng, thừa kế chung, cùng nhau tạo lập khai hoang,…

Thực tế, có những người mặc dù trong sổ hộ khẩu có ghi tên nhưng lại không có chung quyền sử dụng đất như họ hàng, người quen muốn nhập nhờ hộ khẩu… Hoặc con cái sinh ra sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất cũng không có chung quyền sử dụng đất.

>>> Xem thêm: Sổ đỏ đứng tên cá nhân và đứng tên hộ gia đình khác gì nhau?

Sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi tên ai?

Việc ghi tên trên Trang 1 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, cụ thể:

“Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi "Hộ ông" (hoặc "Hộ bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình." 

Như vậy, sổ đỏ cấp cho hộ gia đình phổ biến sẽ do chủ hộ đứng tên. Trường hợp chủ hộ không có chung quyền sử dụng đất thì ghi tên người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình sử dụng đất.

Lưu ý, nếu chủ hộ hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng.

so-do-ho-gia-dinh-2
Những ai được ghi tên trên sổ đỏ hộ gia đình

Giải đáp thắc mắc về sổ đỏ hộ gia đình và các quy định liên quan

Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình chia thừa kế như thế nào?

Xác định phần di sản để chia thừa kế

Chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình thì đầu tiên cần xác định được phần di sản trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất mà có sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình. Việc xác định phần di sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phần được hưởng là bao nhiêu cũng như nghĩa vụ trong phạm vi di sản được hưởng (nếu có).

Chia thừa kế nhà đất theo di chúc

Khoản 2 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ: “Người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế”. 

Tức là, nếu di chúc hợp pháp thì nội dung di chúc sẽ quyết định người thừa kế được hưởng bao nhiêu.

Chia thừa kế nhà đất theo pháp luật

Người thuộc diện thừa kế và hàng thừa kế được hưởng thừa kế theo pháp luật.

Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

Như vậy, nếu nhà đất được chia thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau. Trên thực tế, di sản thừa kế rất ít khi người thuộc hàng thừa kế thứ hai hoặc thứ ba được nhận, chủ yếu là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Quyền sử dụng nhà đất sổ đỏ hộ gia đình thuộc về những ai?

Quyền sử dụng nhà đất sổ đỏ hộ gia đình thuộc về người đáp ứng được 3 điều kiện sau:

  • Điều kiện 1: có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.

  • Điều kiện 2: người đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

  • Điều kiện 3: có quyền sử dụng đất chung (cùng nhau đóng góp hoặc được thừa kế chung, tặng cho,...)

Thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình

Chuẩn bị hồ sơ đề nghị tách sổ đỏ hộ gia đình

Căn cứ khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa gồm các thành phần như sau:

  • Đơn đề nghị tách thửa (đơn theo Mẫu số 11/ĐK)

  • Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp (sổ hồng, sổ đỏ)

  • Văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng về phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình.

Trình tự, thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình

Bước 1: Nộp hồ sơ xin tách sổ đỏ

Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc nộp tại bộ phận một cửa tại địa phương (nếu có)

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ xin tách sổ đỏ cấp cho hộ gia đình

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hay chưa đầy đủ thì trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn để người dân nộp bổ sung.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu xin tách sổ đỏ của hộ gia đình

Bước 4: Trả kết quả 

>>> Xem thêm: Thủ tục tách sổ đỏ mới nhất, phí tách sổ đỏ là bao nhiêu?

Thủ tục sang tên sổ đỏ hộ gia đình

Sau khi văn bản đồng ý chuyển nhượng nhà đất của các thành viên hộ gia đình sử dụng đất được công chứng, chứng thực theo quy định thì các bên trong hợp đồng tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ.

Bước 1: Công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng tại văn phòng công chứng của Nhà nước hoặc của tư nhân, trụ sở văn phòng công chứng đặt trong địa bàn tỉnh hoặc TP trực thuộc trung ương nơi có nhà đất cần sang tên.

Bước 2: Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ

Các bên trong hợp đồng chuyển nhượng được phép thỏa thuận về người nộp lệ phí trước bạ.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên sổ đỏ (đăng ký biến động)

Hộ gia đình nộp hồ sơ đăng ký sang tên tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện

Bước 4: Xử lý hồ sơ sang tên sổ đỏ cấp cho hộ gia đình

Bước 5: Trả kết quả xin sang tên sổ đỏ

Sổ đỏ hộ gia đình bán nhà đất cần chữ ký của những ai?

Căn cứ tại Khoản 5 Điều 14, Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, khi thực hiện ký các hợp đồng giao dịch hay văn bản về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất của hộ gia đình, bắt buộc phải có văn bản đồng ý và chữ ký của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất. Văn bản đồng ý cần phải được công chứng hoặc chứng thực đúng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là các thông tin cần biết về sổ đỏ hộ gia đình, gồm có khái niệm, điều kiện cấp sổ, mẫu sổ đỏ cấp cho hộ gia đình,... Hi vọng bạn đọc có thể vận dụng các kiến thức được chia sẻ trong bài viết  vào công việc và cuộc sống.

Nếu bạn có nhu cầu về mua bán, cho thuê nhà đất, hãy truy cập website Homedy.com - kênh thông tin bất động sản uy tín hàng đầu hiện nay để dễ dàng tìm kiếm bất động sản ưng ý!

Trần Dung

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khi bán nhà có cần người trong hộ khẩu ký tên không?

Bán nhà cần ai ký tên? Bán nhà có cần người trong hộ khẩu ký tên không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người đang có dự định muốn chuyển nhượng nhà, đất. Để làm rõ vấn đề này, hãy cùng Homedy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

SKN là đất gì? Các quy định A-Z về đất SKN

Đất là tài nguyên quan trọng được sử dụng vào mục đích công cộng và là đất ở của nhân dân. Đất còn được sử dụng nhằm mục đích xây dựng các công trình cụm công nghiệp phục vụ đời sống, hay còn gọi là đất SKN. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết SKN là đất gì? Đất SKN có vai trò và quyền lợi gì? Hãy cùng bất động sản Homedy tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đất hành lang giao thông: Quy định xây nhà, bồi thường, cấp sổ đỏ

Đất thuộc hành lang an toàn giao thông là gì? quy định về sử dụng đất hành lang giao thông ra sao? Có được phép mua bán, xây nhà trên đất hành lang giao giao thông không? Đất hành lang giao thông có được thế chấp, cấp sổ đỏ hay bồi thường khi bị thu hồi không? Rất nhiều những vấn đề xoay quanh loại đất này sẽ được Homedy giải đáp cụ thể trong những nội dung dưới đây.

DGT là đất gì? Các quy định về đất giao thông DGT

Đất DGT là một tài liệu đất quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ký hiệu trên bản đồ quy hoạch DGT là đất gì, các quy định về đất giao thông cũng như nhiều vấn đề về việc sử dụng, quy hoạch loại đất này.

DHT là đất gì? Tổng hợp thông tin mới nhất 2024

Trong hệ thống các loại ký hiệu đất theo quy định hiện hành, bên cạnh các nhóm đất chính theo phân loại đất đai còn rất nhiều loại đất khác được sử dụng trong đời sống. Trong đó, DHT là đất gì không phải ai cũng biết. Vậy trong nội dung dưới đây, hãy cùng Homedy tìm hiểu chi tiết về khái niệm, mục đích và các quy định liên quan tới đất DHT.

    Mở App