Thủ tục tách sổ đỏ mới nhất, phí tách sổ đỏ là bao nhiêu?

Thủ tục tách sổ đỏ mới nhất bao gồm các giấy tờ theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và lệ phí theo quy định nhà nước. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết!

Thủ tục tách sổ đỏ thay đổi theo từng năm, là điều kiện cần để tách thửa đất ra thành hai hoặc nhiều phần khác nhau. Cùng BĐS Homedy tìm hiểu chi tiết!

Thủ tục tách sổ đỏ nhằm chia thửa đất hiện tại thành hai hay nhiều thửa đất đảm bảo tính pháp lý
Thủ tục tách sổ đỏ nhằm chia thửa đất hiện tại thành hai hay nhiều thửa đất đảm bảo tính pháp lý

1. Điều kiện tách sổ đỏ mới nhất

Điều 143, Điều 144 Luật Đất đai năm 2013 quy định về đất ở tại nông thôn và đô thị, theo đó, để đủ điều kiện tách thửa, cần chú ý:

Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thủ tục tách sổ đỏ phải đảm bảo các điều kiện pháp lý
Đất tách thửa cần đảm bảo đủ điều kiện pháp lý

Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.

2. Trình tự, thủ tục tách sổ đỏ

Hồ sơ cần nộp:

Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách sổ đỏ bao gồm:

- Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu 11/ĐK (xem ở phần 3)

- Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

Thủ tục tách sổ đỏ cần những giấy tờ gì
Chuẩn bị hồ sơ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc 

Địa điểm nộp hồ sơ:

Để thực hiện thủ tục tách sổ đỏ, người sử dụng đất cần đến nộp hồ sơ tại phòng Tài nguyên và Môi trường.

Thời hạn giải quyết: 

Điểm đ khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thời gian thực hiện thủ tục tách thửa là không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

​Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 15 ngày.

Phí tách sổ đỏ là bao nhiêu?

Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định việc tách sổ đỏ giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau là thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Khi thực hiện thủ tục tách sổ đỏ, phải nộp lệ phí trước bạ nhà đất. Mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng 0,5% giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng tách thửa theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP. Ngoài ra, phí tách sổ đỏ còn bao gồm một số khoản lệ phí cấp giấy chứng nhận, phí đo đạc, phí công chứng...

3. Đơn đề nghị tách thửa/hợp thửa theo mẫu 11/ĐK

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TÁCH THỬA ĐẤT, HỢP THỬA ĐẤT

Kính gửi:................................................................................................................

…………………………………………..................................................………………

I- KÊ KHAI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

(Xem kỹ hướng dẫn ở cuối đơn này trước khi viết đơn; không tẩy xoá, sửa chữa nội dung đã viết )

1. Người sử dụng đất:

1.1 Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa):............................................................................

1.2 Địa chỉ..................................................................................................................................

2. Đề nghị tách, hợp thửa đất như sau:

2.1. Đề nghị tách thành …………. thửa đất đối với thửa đất dưới đây:

a) Thửa đất số:………..…..………….……;

b) Tờ bản đồ số:…....…............………;

c) Địa chỉ thửa đất:....................................................................................................................

d) Số phát hành Giấy chứng nhận: .........................................................................................

Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận :..................................; ngày cấp ...../...../.......

đ) Diện tích sau khi tách thửa: Thửa thứ nhất:… m2; Thửa thứ hai:… m2;

2.2. Đề nghị hợp các thửa đất dưới đây thành một thửa đất:

Thửa đất số

Tờ bản đồ số

Địa chỉ thửa đất

Số phát hành

Giấy chứng nhận

Số vào sổ cấp giấy

chứng nhận

3. Lý do tách, hợp thửa đất:.............................................................................................

........................................................ ....................................................................................

4. Giấy tờ nộp kèm theo đơn này gồm có:

- Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất của thửa đất trên;

- Sơ đồ dự kiến phân chia các thửa đất trong trường hợp tách thửa (nếu có):........................

.................................................................................................................................................

Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng.

……………, ngày ...... tháng ...... năm............

Người viết đơn

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu

II- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI

................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................

Ngày……. tháng…… năm …...

Người kiểm tra

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

Ngày……. tháng…… năm …...

Giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ

Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình.

Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số:.......Quyển....

Ngày…... / ...… / .......…

Người nhận hồ sơ

(Ký và ghi rõ họ, tên)

4. Hướng dẫn viết đơn xin tách sổ đỏ

- Đơn này dùng trong trường hợp người sử dụng đất đề nghị tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới hoặc đề nghị hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất;

Cần chuẩn bị đơn đề nghị để làm thủ tục tách sổ
Đơn đề nghị dùng để tách/hợp nhất diện tích các thửa đất

- Đề gửi đơn: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;

- Điểm 1 ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất gồm các thông tin như sau: đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch.

Đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất; trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của vợ và của chồng; đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

- Điểm 2 ghi các thông tin về thửa đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất;

- Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối “Phần khai của người sử dụng đất trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được ủy quyền); đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết, đầy đủ của Homedy về thủ tục tách sổ đỏ. Đây là cơ sở để giúp bạn chuẩn bị hồ sơ và tiến hành tách sổ một cách nhanh chóng, đúng quy định nhất. Chúc các bạn thành công!

N.Phương (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

GFA là gì? Ý nghĩa và cách tính toán [Cập nhật mới nhất]

Chúng ta thường bắt gặp nhiều từ ngữ, cụm từ chuyên ngành hoặc từ viết tắt chỉ sử dụng trong lĩnh vực xây dựng. GFA cũng là từ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng để tính toán chính xác các thông số cơ bản. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu rõ GFA là gì, cùng Homedy tìm hiểu về định nghĩa, ý nghĩa cũng như cách tính toán GFA qua bài viết sau nhé!

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cập nhật nhất

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Để hợp đồng chuyển nhượng có giá trị, bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng cần lập hợp đồng theo quy định của pháp luật và được chứng nhận tại các cơ quan có thẩm quyền.

Đất hỗn hợp là gì? Có được cấp phép xây dựng đất hỗn hợp không?

Đất hỗn hợp là khái niệm không hề xa lạ với các nhà đầu tư bất động sản hay những người làm trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ đất hỗn hợp là gì? Quy định cấp phép xây dựng đất hỗn hợp như thế nào? Có nên mua đất quy hoạch hỗn hợp hay không? Cùng Homedy tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Bảng giá chuyển đổi mục đích sử dụng đất mới nhất

Hiện nay, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất tăng cao, tuy nhiên đây là thủ tục khá phức tạp nên nhiều người dân vẫn còn hoang mang và chưa nắm rõ trình tự thực hiện. Đặc biệt, khi chuyển mục đích sử dụng đất thường phải nộp khoản tiền sử dụng đất khá lớn, thậm chí lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Homedy tìm hiểu bảng giá chuyển đổi mục đích sử dụng đất mới nhất hiện nay nhé!

Mua chung cư tầng nào đẹp nhất? Kinh nghiệm chọn tầng phong thủy tốt

Trước khi mua chung cư, nhiều người đặt câu hỏi: Nên mua chung cư tầng mấy? Ở chung cư tầng nào đẹp nhất? Nên mua chung cư tầng cao hay thấp? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp qua thông tin sau:

    Mở App