DHT là đất gì? Tổng hợp thông tin mới nhất 2024

Trong hệ thống các loại ký hiệu đất theo quy định hiện hành, bên cạnh các nhóm đất chính theo phân loại đất đai còn rất nhiều loại đất khác được sử dụng trong đời sống. Trong đó, DHT là đất gì không phải ai cũng biết. Vậy trong nội dung dưới đây, hãy cùng Homedy tìm hiểu chi tiết về khái niệm, mục đích và các quy định liên quan tới đất DHT.

DHT là đất gì?

DHT là đất phát triển cơ sở hạ tầng, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được sử dụng lâu dài theo quy định trong Điều 125 Luật Đất đai 2013.

Đất phát triển cơ sở hạ tầng hay còn gọi là đất cơ sở hạ tầng, là loại đất được sử dụng vào mục đích xây dựng, phát triển các công trình giao thông thủy lợi, cơ sở văn hóa giáo dục, y tế, bưu chính viễn thông, cơ sở thể theo, dịch vụ xã hội, cơ sở nghiên cứu khoa học, năng lượng,...

dht-la-dat-gi-1
Ký hiệu đất DHT là gì?

Vào từng giai đoạn cụ thể, mỗi địa phương sẽ có chính sách phát triển và kế hoạch sử dụng đất DHT riêng biệt. Việc quy hoạch đất cơ sở hạ tầng cần đảm bảo sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, làm căn cứ quan trọng để Nhà nước thực hiện các thủ tục như: chuyển mục đích sử dụng, cấp giấy chứng nhận, giao đất, đền bù, bồi thường khi thu hồi đất,...

Mục đích sử dụng đất DHT là gì?

Đất DHT được sử dụng vào mục đích xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông (đường xá, cầu,...), xây dựng các công trình thủy lợi, công trình năng lượng, xây dựng các cơ sở bưu chính viễn thông, cơ sở văn hóa, cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, chợ và các cơ sở dịch vụ xã hội khác.

Phân loại đất DHT

Sau khi hiểu ký hiệu DHT là đất gì, có thể thấy đất DHT bao gồm rất nhiều loại đất. Chúng ta có thể phân loại cơ sở hạ tầng theo 3 cách:

Cách 1: Phân theo lĩnh vực kinh tế - xã hội

  • Cơ sở hạ tầng kinh tế: Là đất xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật dùng nhằm mục đích phục vụ hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc sản xuất phục vụ cho lưu thông như: hệ thống cầu đường, giao thông, thủy lợi, truyền tải điện…

  • Cơ sở hạ tầng xã hội: Là đất xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các hoạt động, đời sống văn hóa, giáo dục.

  • Cơ sở hạ tầng môi trường: Là đất xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho công tác bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên hoặc các công trình bảo vệ rừng, biển, phòng chống thiên tai, bão lũ,...

  • Cơ sở hạ tầng quốc phòng: Là đất xây dựng cơ sở  vật chất kỹ thuật dùng để phục vụ mục đích ANQP như cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng vũ khí,...

dht-la-dat-gi-2
Có nhiều cách phân loại đất DHT

Cách 2: Phân loại theo cấp quản lý

  • Cơ sở hạ tầng do trung ương quản lý: Gồm các cơ sở vật chất kỹ thuật có quy mô lớn: sân bay, đường sắt, đường quốc lộ, cơ sở quốc phòng,...

  • Cơ sở hạ tầng do địa phương quản lý: Gồm các cơ sở vật chất kỹ thuật do các tỉnh, thành phố, huyện, xã phường chịu trách nhiệm quản lý.

Cách 3: Phân loại theo vùng lãnh thổ, dân cư

  • Cơ sở hạ tầng nông thôn

  • Cơ sở hạ tầng đô thị

  • Cơ sở hạ tầng vùng đồng bằng & trung du miền núi

  • Cơ sở hạ tầng kinh tế biển

Vai trò của đất phát triển hạ tầng DHT trong cuộc sống

dht-la-dat-gi-3
Đất phát triển hạ tầng DHT đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống

Hiểu đất DHT là đất gì, mục đích sử dụng đất DHT là gì chúng ta sẽ thấy đất đóng một vai trò rất đặc biệt ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội, tạo động lực cho đa ngành, đa lĩnh vực. 

Không chỉ Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đất cơ sở hạ tầng DHT cũng là bệ phóng mang tính bền vững cho tương lai, giúp nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế. Từ đó, kéo theo đời sống xã hội được tốt hơn.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, việc phát triển hạ tầng chính là giá trị cốt lõi mang tính trọng tâm của nước ta. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua ngân sách đầu tư cho hạ tầng bao gồm giao thông, viễn thông, năng lượng, vệ sinh, môi trường … chiếm khoảng 9 – 10% GDP. Các công trình giao thông trọng điểm, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt, các phương thức vận tải… liên tục được nâng cấp và triển khai đồng bộ.

Nhằm hoàn thành tốt những nhiệm vụ đó thì việc tận dụng quỹ đất, lên phương án quy hoạch sao cho phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng. Đất phát triển cơ sở hạ tầng DHT phù hợp với quy hoạch sẽ đáp ứng tootsc các nhu cầu của xã hội, phục vụ cho hoạt động của các kinh tế, cải thiện diện mạo đô thị, chất lượng đời sống người dân giúp nâng tầm giá trị của quốc gia trong khu vực.

>>> XEM THÊM: 

Đất DSH là gì? Giải đáp những thắc mắc thường gặp về đất DSH

DTL là đất gì? Quy định sử dụng đất DTL mới nhất hiện nay

Có được phép mua bán, chuyển nhượng đất DHT không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc mua bán chuyển nhượng đất DHT vẫn được phép diễn ra. Đất cơ sở hạ tầng có những đặc thù riêng nên việc mua bán, chuyển nhượng phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và tuân theo các quy định của pháp luật.

Đa phần các khu đất DHT đều tọa lạc tại các vị trí đắc địa, tiềm năng sinh lời cao nên nhu cầu của người mua đối với loại đất này rất lớn. Mặc dù đất DHT đã được quy định sử dụng và những mục đích cụ thể theo định hướng Nhà nước đưa ra, nhưng tiềm năng đầu tư vào loại đất này vẫn rất khả quan.

Có thể tìm hiểu thông tin đất DHT qua đâu?

Để việc đầu tư được tiến hành suôn sẻ, nhà đầu tư cần nắm rõ các thông tin chi tiết của khu đất đó, bằng cách:

  • Xác minh phương án quy hoạch dựa trên thông tin trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

  • Xin giấy xác nhận quy hoạch của khu đất mình đang có ý định đầu tư.

  • Đến trực tiếp Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để yêu cầu được cung cấp thông tin quy hoạch về mảnh đất mà mình có ý định đầu tư. 

  • Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường để xác định địa giới chính xác của đất quy hoạch có liên quan đến phần đất mình đang để ý hay không.

Các câu hỏi thường gặp khi mua, đầu tư đất DHT?

Có nên mua đất DHT không?

Trước khi quyết định “xuống tiền”, nhà đầu tư cần cân nhắc những lợi ích và rủi ro có thể xảy ra khi mua đất DHT.

Có thể nhận thấy đất DHT có mức giá rẻ, vị trí đẹp, tiềm năng tăng giá cao. Tuy nhiên, đất cơ sở hạ tầng chịu sự chi phối khá nhiều vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Các giai đoạn khác nhau sẽ có các chính sách phát triển khác nhau nên đất DHT không có tính ổn định. Sự “biến động” của đất DHT chính là vấn đề gây băn khoăn lớn nhất cho nhà đầu tư.

Mặt khác, đất cơ sở hạ tầng còn là “miếng mồi béo bở” để môi giới bất chính thu lợi qua việc cung cấp các thông tin mập mờ, chưa được kiểm chứng. Người mua cần xác minh các thông tin quy hoạch cẩn thận để tránh phát sinh những rủi ro như chôn vốn hoặc thậm chí lỗ vốn.

Vậy có nên mua đất DHT không? Quyết định này phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể cũng như nhu cầu, mục đích sử dụng và khả năng tài chính của mỗi người.

Đất DHT có lên thổ cư được không?

Đất cơ sở hạ tầng có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cư được. Bởi vì đất cơ sở hạ tầng được xếp vào diện đất quy hoạch chờ được giải tỏa, cho nên muốn chuyển đổi lên thổ cư người sử dụng đất cần làm đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng và phải được Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt.

>>Có thể bạn muốn biết: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và những quy định cần biết

Đất phát triển hạ tầng (DHT) có xây nhà được không?

Đất cơ sở hạ tầng không được phép xây nhà ở, bởi vì không đúng với mục đích sử dụng đất DHT theo pháp luật quy định. Vì vậy, xây nhà trên đất phát triển cơ sở hạ tầng có nguy cơ bị dỡ bỏ rất cao khi Nhà nước thu hồi giải tỏa đất.

Nhà đầu tư nên lưu ý gì khi mua đất phát triển hạ tầng DHT? 

Để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra khi đầu tư đất DHT, người mua nên lưu ý những điều sau:

  • Ưu tiên lựa chọn những mảnh đất có giá thật rẻ, nếu bị thu hồi đất thì nhà đầu tư cũng không bị lỗ vốn quá nhiều
  • Tìm hiểu kỹ các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Nên mua đất CHT có thời gian quy hoạch xa
  • Không nên dồn toàn bộ tiền vào mua một lô đất diện tích lớn ở cùng một khu vực. Hãy chia nhỏ ra đầu tư các lô đất diện tích nhỏ khác nhau
  • Ưu tiên chọn mua những lô đất có vị trí đẹp, tiềm năng cao, khả năng sinh lời sớm
  • Kiểm tra kỹ các thông tin về pháp lý của mảnh đất trước khi quyết định xuống tiền.

Hy vọng với những nội dung trên đây mà Homedy cung cấp, bạn đã hiểu được đất DHT là đất gì, ý nghĩa cũng như mục đích sử dụng đất DHT là gì. Đừng quên truy cập Homedy để đón đọc thêm nhiều nội dung hữu ích về bất động sản khác nhé!

Trần Dung

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TSC là đất gì? Quy định sử dụng và quản lý đất TSC

Khi xem bản đồ địa chính, tên của các loại đất được biểu hiện bằng những ký hiệu khác nhau. Bạn đã bao giờ bắt gặp mã đất TSC và thắc mắc TSC là đất gì? Để hiểu rõ thêm về khái niệm, phân loại cũng như mục đích sử dụng của loại đất này hãy cùng khám phá những nội dung dưới đây nhé!

TMD là đất gì? Mục đích, đặc điểm nổi bật của đất TMD là gì?

Khi xem bản đồ địa chính, tên của các loại đất được biểu hiện bằng những ký hiệu khác nhau. Bạn đã bao giờ bắt gặp ký hiệu TMD là đất gì. Để hiểu rõ thêm về khái niệm, phân loại cũng như mục đích sử dụng của đất tmd là gì hãy đón đọc nội dung chi tiết dưới đây của Homedy!

NKH là đất gì? Nên hay không mua đất NKH để đầu tư

NKH là đất gì? Bạn có biết ký hiệu này trên sổ đỏ có ý nghĩa gì? Hãy cùng Homedy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Homedy.

Bản đồ quy hoạch huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước

Bản đồ quy hoạch huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước mới nhất có những thông tin gì đáng chú ý? Hãy cùng Homedy cập nhật ngay trong bài viết dưới đây trước khi quyết định đầu tư BĐS tại khu vực này

Bản đồ quy hoạch huyện Sóc Sơn đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch huyện Sóc Sơn đến năm 2030 có những điều gì đáng chú ý. Hạ tầng giao thông, quy hoạch đô thị có những điểm gì nhà đầu tư cần quan tâm để tiến hành đầu tư BĐS hiệu quả, gia tăng lợi nhuận?

    Mở App