Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng và các câu hỏi liên quan đến 2 loại sổ này

Hiện nay, trong các giao dịch bất động sản hay trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn thường nghe đến sổ đỏ và sổ hồng. Tuy nhiên còn nhiều người chưa hiểu rõ hay còn nhầm lẫn 2 khái niệm này. Vậy, sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào? Loại sổ nào có giá trị hơn? Cùng Homedy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là sổ đỏ và sổ hồng?

so-do-va-so-hong-1
Khái niệm sổ đỏ sổ hồng

Sổ đỏ là gì? Hiện nay, không có văn bản nào quy định về khái niệm sổ đỏ. Sổ đỏ là thuật ngữ được dùng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa vào màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tương tự như sổ đỏ, sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Mọi người thường gọi là sổ hồng dựa trên màu sắc của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị (thị trấn, nội thành, nội thị xã) do Bộ Xây dựng ban hành.

Sổ hồng cũng là một thuật ngữ pháp lý không được công nhận theo quy định của pháp luật.

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

Sau khi đã tìm hiểu khái niệm sổ đỏ sổ hồng là gì như trên, chúng ta cần biết sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?

so-do-va-so-hong-2
Sổ hồng khác gì sổ đỏ?

Cơ quan ban hành và thời gian cấp sổ

Sổ đỏ: Do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10/12/2009 với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Sổ hồng: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” được cấp bởi Bộ xây dựng trước ngày 10/08/2005, đổi thành “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu công trình xây dựng” và được cấp phép từ ngày 10/08/2005 đến trước ngày 10/12/2009

Đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng của sổ đỏ và sổ hồng có sự khác biệt nhất định:

  • Đối với sổ đỏ thì sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất và là công cụ bảo vệ quyền hạn, lợi ích của chủ sở hữu đất.

  • Đối với sổ hồng lại được sở hữu bởi chủ nhà, đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.

Khu vực cấp sổ

Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có khu vực cấp ngoài đô thị.

Sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu công trình xây dựng) có khu vực cấp sổ là đô thị.

Loại nhà đất được cấp sổ

Sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng còn thể hiện ở loại nhà đất được cấp sổ. 

  • Sổ đỏ được cấp cho loại đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và khu làm muối.

  • Còn sổ hồng được cấp cho đất ở đô thị.

Hình thức/Màu sắc

Đây là đặc điểm khác biệt dễ nhận biết nhất giữa 2 loại sổ này. Dưới đây là hình ảnh sổ đỏ và sổ hồng. 

so-do-va-so-hong-3

 

Nếu sổ đỏ có bìa sổ có màu đỏ, thì sổ hồng có bìa sổ có màu hồng.

Từ những tiêu chí so sánh sổ hồng và sổ đỏ trên thì có sự phân biệt cụ thể giữa sổ hồng và sổ đỏ như sau :

Sổ hồng và sổ đỏ sổ nào giá trị hơn?

so-do-va-so-hong-4

Sổ đỏ và sổ hồng cái nào giá trị hơn hẳn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Thực tế, sổ hồng và sổ đỏ đều có những điểm giống và khác nhau về mặt giá trị. Dưới đây là hai loại giá trị mà bạn nên biết.

Giá trị pháp lý

Sổ đỏ và sổ hồng đều có giá trị pháp lý thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền bao gồm quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

Đồng thời “sổ” chỉ là “giấy” ghi nhận quyền gắn liền với đất đai còn bản thân sổ thì không có giá trị độc lập.

Dù sổ có bìa màu đỏ hay màu hồng thì đều có giá trị pháp lý, không phân biệt giữa các loại sổ. Hay nói cách khác, không phải sổ đỏ có giá trị pháp lý cao hơn và ngược lại.

Giá trị thực tế

Giá trị của những tài sản như thửa đất, nhà ở… quy định giá trị thực tế của sổ đỏ và sổ hồng.

Nghị định 88/2009/NĐ-CP đã quy định thống nhất hai loại giấy trên thành một loại giấy chung có tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.

Tại Luật đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định là loại giấy cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại thống nhất trong cả nước.

Trường hợp, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp trước ngày 10/12/2009 khi vẫn còn giá trị pháp lý thì sẽ không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nếu có nhu cầu được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong khi đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 thì vẫn sẽ được đổi.

>> Xem ngay: [Tổng hợp] Các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng?

Sau khi hiểu được sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào chắc chắn nhiều người sẽ băn khoăn nên mua nhà sổ hồng hay sổ đỏ.

Từ những gì Homedy đã phân tích ở trên về giá trị sổ đỏ và sổ hồng, có thể thấy việc mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng không quan trọng, quan trọng là những loại sổ này phải là sổ thật, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

Chuyển sổ đỏ sang sổ hồng

Sổ đỏ có cần đổi sang sổ hồng không?

Thứ nhất , không bắt buộc đổi sổ đỏ sang sổ hồng.

Theo Khoản 2 Điều 97 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không bắt buộc cấp đổi Giấy chứng nhận.

Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định rõ các trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận.

  1. Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

  2. Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

  3. Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;

  4. Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Thứ hai là có nên chuyển không? Tùy theo nhu cầu của người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất vì nếu không yêu cầu cấp đổi thì giấy chứng nhận vẫn có giá trị.

Nội dung này được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 97 Luật đất đai như sau :

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy, không bắt buộc đổi sổ đỏ sang sổ hồng mới, nếu không cấp đổi thì vẫn có giá trị pháp lý.

Thủ tục chuyển sổ đỏ sang sổ hồng

so-do-va-so-hong-5
Thủ tục chuyển sổ đỏ sang sổ hồng như thế nào?

Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Thông Tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính thì Hồ sơ đổi sổ đỏ sang sổ hồng bao gồm :

  • Đơn đề nghị cấp sổ đỏ sang sổ hồng theo mẫu.

  • Bản gốc sổ đỏ đã cấp.

  • Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân photo công chứng.

  • Hộ khẩu photo công chứng.

Ngoài ra, trường hợp cấp đổi sổ đỏ sau khi dồn đất đổi thửa, đo đạc, lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì cần : bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc sổ đỏ đã cấp. 

Bước 2 : Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn đến nộp hồ sơ tại Cơ quan Văn phòng Đăng ký đất đai hoặc UBND xã phường.

Bước 3 : Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định

Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định và nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền trả kết quả.

Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 07 ngày kể từ ngày phòng tiếp nhận nhận được hồ sơ hợp lệ của người sử dụng đất và không quá 17 ngày đối với các xã thuộc miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hay đặc biệt khó khăn.

Lưu ý : không tính thời gian các ngày nghỉ, lễ theo quy định của pháp luật cũng như thời gian tiếp nhận hồ sơ cấp đổi tại xã, thời gian nộp lệ phí khi cấp đổi; thời gian Văn phòng Đăng ký đất đai xem xét xử lý nếu trường hợp đất có vi phạm pháp luật và cần thời gian để trưng cầu giám định.

Trường hợp nộp hồ sơ tại xã, thời hạn giải quyết sẽ được cơ quan ghi trên phiếu hẹn gửi cho UBND cấp xã để trao đổi.

>>> Xem thêm: Văn phòng đăng ký đất đai TpHCM ở đâu? Có nhiệm vụ gì?

Phí chuyển sổ đỏ sang sổ hồng

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư 250/2016/TT-BTC về lệ phí khi thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng, mức thu sẽ dao động từ 25.000 - 50.000 đồng đối với hộ gia đình hoặc cá nhân tùy vào từng tỉnh thành.

Ngoài ra một số trường hợp khi tiến hành cấp đổi sẽ không mất lệ phí cấp đổi được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng ngày 19/06/2009, các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình có sổ đỏ được cấp trước ngày 01/08/2009 đến bây giờ vẫn còn có hiệu lực và giá trị pháp lý nếu có nhu cầu cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng sẽ được miễn lệ phí cấp đổi.

Trên đây là toàn bộ thông tin về sổ đỏ và sổ hồng,cách phân biệt và thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng mà Homedy muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hy vọng bạn đã nắm được những thông tin cần biết về hai loại sổ này.

Hãy truy cập Homedy.com thường xuyên để đón đọc thêm nhiều tin tức về bất động sản mới nhất 2024 nhé!

Loan Nguyễn

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

5 bí mật về những ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp

Người xưa từng có câu “nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm”, một không gian nhà sạch sẽ và ngăn nắp sẽ mang đến một cuộc sống an lành và tràn đầy năng lượng. Vì vậy, đừng bỏ qua 5 bí mật về những ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp dưới đây từ Homedy để cải thiện không gian sống của bạn mỗi ngày nhé!

Mua nhà xây sẵn: giá rẻ nhưng rủi ro cũng không ít

Để tiết kiệm chi phí nhiều gia đình lựa chọn mua nhà xây sẵn được rao bán với vẻ ngoài khang trang, mức giá rẻ. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như mong đợi, việc mua nhà xây sẵn với mức giá rẻ đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với một số rủi ro sau:

Mỗi năm nên chi bao nhiêu tiền cho nhà ở là hợp lý?

Thuê nhà hay mua nhà đều là những khoản chi lớn nhất trong các hạng mục chi tiêu của mỗi người. Có được mức giới hạn chi trả cho nhà ở mỗi năm sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn.

Đăng ký tạm trú tại nơi thuê trọ liệu có thật sự cần thiết?

Mỗi năm có hàng ngàn lao động ngoại tỉnh lên các thành phố lớn thuê trọ để sinh sống và làm việc. Trong quá trình ở trọ, có rất nhiều người thắc mắc rằng liệu có cần hoặc có nên thực hiện đăng ký tạm trú tại chính quyền công an nơi thuê trọ hay không? Để hiểu thêm về việc đăng ký tạm trú, Homedy mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Top 4 con giáp “hưởng lộc” nên mua nhà trong năm 2019

Mua đất, làm nhà từ lâu đã là một công việc hệ trọng và trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Bởi vậy, trước khi mua đất hay làm nhà, nhiều người thường cẩn thận xem tuổi để bản thân và gia đình luôn gặp thuận lợi, may mắn và bình an.

    Mở App