Những lưu ý khi tìm thuê nhà trong ngõ, hẻm ai cũng nên biết

Với ưu điểm chi phí thấp mà vẫn được sống trong khu vực nội đô, nhiều sinh viên và lao động ngoại tỉnh đang lựa chọn giải pháp thuê nhà trong ngõ, hẻm. Trước khi quyết định thuê nhà trong ngõ, hẻm bạn nên cân nhắc một số lưu ý từ Homedy dưới đây!

1. Những lưu ý khi tìm thuê nhà trong ngõ hẻm tại Hà Nội

Trước khi đến xem nhà bạn cần liên hệ trước với bên cho thuê và xác nhận người đang liên hệ là chủ nhà hay nhà môi giới. Tùy vào chủ nhà hay môi giới mà bạn có cách xử trí riêng:

- Là nhà môi giới: Xác định phí dịch vụ (nếu có) khi dẫn đi xem nhà, nếu tốn phí tốt nhất nên tìm địa điểm cho thuê khác hoặc chỉ đồng ý trả phí nếu thuê được nhà.

- Là chủ nhà: Nếu là chủ nhà thì hỏi các thông tin cơ bản như địa chỉ cụ thể, giá phòng, tiền điện, nước…

Những lưu ý khi tìm thuê nhà trong ngõ hẻm tại Hà Nội

Những lưu ý khi tìm thuê nhà trong ngõ hẻm tại Hà Nội

Trong trường hợp gặp môi giới, để tránh trả phí dịch vụ tìm nhà trước khi thuê được nhà hoặc phải có hợp đồng dịch vụ tìm nhà, trong hợp đồng có điều khoản phải hoàn tiền nếu không tìm được nhà trong khoảng thời gian (10 ngày) từ ngày ký, để tránh trường hợp người môi giới nhận tiền nhưng không tìm nhà hoặc khất lần không muốn hoàn trả.

Bên cạnh đó, khi đến xem nhà cho thuê tại Hà Nội hoặc các thành phố lớn, bạn cần phải:

- Lưu ý đến hướng nhà, vị trí cửa sổ, cảnh quan xung quanh, phải đảm bảo rằng không gian sống thoải mái, rộng rãi, thoáng đãng và tiện nghi.

- Cần xem xét nơi thuê có gần trường học hay nơi làm việc của bạn không để giảm thiểu thời gian và chi phí di chuyển.

- Kiểm tra hệ thống điện, nước trước khi thuê nhà.

- Nên đến xem nhà nhiều lần vào các thời điểm khác nhau trong ngày để có cái nhìn toàn cảnh về nơi mình sẽ sinh sống.

- Hỏi hàng xóm, cư dân sống xung quanh để xem tình hình ngập lụt, an ninh hay xung quanh có ồn ào không.

2. Những điều cần chú ý khi lập hợp đồng thuê nhà trong ngõ, hẻm

Thứ nhất, cần xác minh chủ nhà: Cần yêu cầu chủ nhà trình chứng minh thư nhân dân, giấy quyền sở hữu nhà, phiếu thuế nhà hoặc bản sao đăng ký để xác nhận tư cách thực của chủ nhà là chủ nhà hoặc là chủ nhà thứ 2 ( nếu là chủ nhà thứ 2, cần yêu cầu người đó trình bản hợp đồng với chủ nhà, tìm hiểu rốt cuộc có thỏa thuận nghiêm cấm cho người khác thuê lại hay không.

Thứ 2, xác nhận số tiền thuê: Tiền thuê là bao nhiêu? Nộp lúc nào? Thời hạn thuê bao lâu? (tốt nhất là bắt đầu từ ngày… tháng … năm … đến ngày … tháng … năm…)? Trị giá bao nhiêu? Phương thức chi trả tiền thuê? Nếu thuê dài hạn có thể thỏa thuận với chủ nhà để giảm tiền thuê.Thứ 3, xác định tiền đặt cọc: Có cần chi tiền đặt cọc (tiền đảm bảo) hay không? Trị giá bao nhiêu? (Tiền đặt cọc tốt nhất không quá 2 tháng tổng tiền thuê)? Lúc nào có thể không thuê nữa và được hoàn tiền đặt cọc?

Thuê nhà trong ngõ hẻm cũng cần có hợp đồng

Thuê nhà trong ngõ hẻm cũng cần có hợp đồng rõ ràng

Thứ 4, các chi phí khác: Tiền điện, tiền nước, internet, cáp và những chi phí phát sinh khi sử dụng nhà trong thời gian thuê (quỹ công cộng, phí quản lý, thuế…) do ai chịu? Nên kiểm tra lại số điện và số nước trước khi chuyển vào ở, để chắc chắn rằng tiền điện, nước tháng sau của bạn được tính đúng.

Thứ 5, chấm dứt hợp đồng: Thời gian thuê chưa hết hạn có thể không thuê nữa được không? Cần phải báo trước bao nhiêu ngày? Có thỏa thuận về trách nhiệm vi phạm hợp đồng(chấm dứt thuê trước thời hạn) hay không? Thời gian được hoàn lại tiền đặt cọc (nếu có). Chủ nhà lấy lại nhà không cho thuê nữa phải báo trước bao lâu và nếu chủ nhà phá vỡ hợp đồng phải bồi thường bao nhiêu?

Thứ 6, thiết bị gia dụng: Chủ nhà cung cấp những đồ gia dụng và thiết bị nào, tình hình sử dụng của chúng ra sao? Đối với những thiết bị hiện tại không tốt thì tốt nhất có thể chụp ảnh làm bằng chứng, để tránh không có chứng cứ về sau.

Thứ 7, những ràng buộc đặc biệt: Xác định chủ nhà có yêu cầu giới hạn đặc biệt nào không? Ví dụ như có được nuôi vật nuôi hay không?  Được kinh doanh buôn bán trong nhà? Người vi phạm có trách nhiệm vi phạm hợp đồng hay không?

Thứ 8, quyền hạn sử dụng:  Nếu cùng sống với chủ nhà, quyền hạn và phạm vi sử dụng khu vực công cộng?

Thứ 9, trong nội dung hợp đồng có chỗ nào sửa, hai bên cần đóng dấu hoặc cùng ký tên, để tránh xảy ra tranh chấp trong tương lai.

Thứ 10, ký xong hợp đồng, hai bên mỗi bên giữ 1 bản.

Thứ 11, hợp đồng thuê có cần công chứng hay không? Nếu có, thì ai chịu phí công chứng?

Thứ 12, nguyên tắc thuê nhà ở cần hỏi nhiều, xem nhiều, so sánh nhiều mới có thể tìm được phòng thích hợp nhất.

Trên đây là một số lưu ý từ Homedy về khi tìm thuê nhà trong ngõ, hẻm. Hy vọng rằng với những lưu ý trên bạn sẽ sớm tìm được nơi ở lý tưởng! Tham khảo thêm giá nhà riêng toàn quốc tại Homedy!

>>> XEM THÊM:

Nên hay không nên cho con ở chung nhà với chủ trọ?

Nhà đầu tư bỏ túi hàng tỷ đồng nhờ ‘hóa kiếp’ nhà nát

Thuê nhà cho thuê lại và những điều bạn nên biết!

H. Mai (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng hợp kiến thức phong thủy nhà môi giới bất động sản cần biết

Việc nắm được những kiến thức phong thủy cơ bản không chỉ giúp bạn có thể hiểu về giá trị bất động sản mà còn giúp tư vấn đúng cho khách hàng. Nhờ đó, sẽ tăng tự tin tưởng, uy tín của bạn trong nghề môi giới bất động sản. 

6 phương pháp định giá bất động sản chính xác nhất hiện nay

Các phương pháp định nghĩa bất động sản dưới đây sẽ giúp người mua và người bán ước định được mức giá phù hợp nhất cho bất động sản, tránh tình trạng mua bán "hớ". Cùng Homedy tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!

Là môi giới đừng phung phí cơ hội vì bỏ lỡ những điều này!

Là một môi giới bất động sản đã bao giờ bạn nghe tới kênh tiếp thị sản phẩm qua email? Nếu bạn chưa biết tới khái niệm tiếp thị này thì chắc hẳn bạn đã bỏ lỡ một kênh quan trọng để giao tiếp với khách hàng rồi đó!

Biến hóa thành “phù thủy” marketing trong lĩnh vực môi giới chỉ với những cách này!

Thay vì phải đi tận nơi xem nhà rồi đến mọi nẻo để rao bán, giờ đây mỗi nhà môi giới bất động sản (BĐS) đã có thể tiếp thị trực tuyến đến khách hàng thông qua kênh marketing. Vậy, làm thế nào để trở thành “phù thủy” marketing trong ngành môi giới BĐS và tiếp cận được nhiều khách hàng?

Những “luật” bất thành văn mà mọi môi giới BĐS thành công đều áp dụng!

Môi giới BĐS là nghề rất “hot”, có những người thành công kiếm được cả trăm triệu sau mỗi giao dịch mua bán nhà đất song cũng có người “thất thu” liên tục trong nhiều tháng liền. Trước khi bạn bước vào nghề môi giới, đừng quên nắm được 2 “luật” bất thành văn của người môi giới dưới đây của Homedy!

    Mở App