Thuê nhà rồi cho thuê lại : Góc nhìn nhà đầu tư và người thuê nhà

Thuê nhà cho thuê lại là hình thức kinh doanh dành cho những nhà đầu tư vốn mỏng, ít rủi ro mà vẫn mang lại thu nhập đều đặn. Mặc dù vậy, cũng như những loại hình kinh doanh khác, nếu không cẩn thận người kinh doanh loại hình thuê nhà cho thuê lại có thể phải bù lỗ bất cứ lúc nào. Về góc độ người thuê nhà, cần lưu ý những gì khi thuê nhà cho thuê lại. Cùng homedy tìm hiểu ngay nhé!

Thuê nhà rồi cho thuê lại được không?

thue-nha-cho-thue-lai-1
Có thể thuê nhà rồi cho thuê lại nếu có sự đồng ý của chủ nhà

Theo quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự, hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng thực hiện theo thỏa thuận của các bên, trong đó một bên là người thuê tài sản của minh còn một bên là bên thuê tài sản đó. Hai bên thỏa thuận về việc cho thuê tài sản đó trong thời hạn nhất định và bên thuê phải trả tiền thuê cho bên còn lại.

Ngoài ra, Điều 475 Bộ luật này có quy định về việc cho thuê lại tài sản thuê (trong trường hợp này là nhà trọ/nhà thuê) như sau:

“Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.”

Do đó, nếu trong hợp đồng thuê nhà hoặc theo thoả thuận, bên cho thuê cho phép người thuê được phép sử dụng nhà thuê của mình để cho thuê lại thì người thuê có thể cho thuê lại nhà mình đã thuê.

Điều này đồng nghĩa với việc nếu người thuê nhà tự ý cho thuê lại mà không có sự đồng ý hoặc không có thỏa thuận với chủ nhà thì chủ nhà có thể đơn  phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà (theo điểm đ khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở năm 2014). Thêm vào đó, nếu trong hợp đồng hoặc hai bên có thoả thuận về việc phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên thuê tự ý cho thuê lại nhà mà không có sự đồng ý của chủ nhà thì người thuê còn có thể bị phạt hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận.

Tóm lại, người thuê nhà có thể cho thuê lại nhà đã thuê, nếu có sự đồng ý của chủ nhà hoặc hai bên có thoả thuận trong hợp đồng thuê nhà về việc cho phép người thuê được cho thuê lại nhà ở thì người thuê mới được thực hiện.

Nếu không chủ nhà có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và yêu cầu bên thuê nhà bồi thường thiệt hại (nếu có thỏa thuận).

Thuê nhà rồi cho thuê lại có cần đăng ký kinh doanh không?

Theo khoản 1, khoản 2, Điều 10 Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014, sửa đổi năm 2016 : 

“1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”;

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật”.

Theo đó, việc thuê nhà xong cho thuê lại cũng được xem là kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, chỉ có trường hợp được xác định là cho thuê nhà quy mô nhỏ, không thường xuyên thì mới không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải khai thuế.

Các trường hợp cho thuê nhà quy mô nhỏ, không thường xuyên bao gồm : 

  • Cho thuê nhà là tài sản công.

  • Cho thuê nhà, quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.

  • Cho thuê nhà do mình đầu tư xây dựng mà không phải dự án đầu tư xây dựng bất động sản để kinh doanh.

(theo Điều 5 Nghị định 02/2022/NĐ-CP)

Trong đó, hoạt động đầu tư xây dựng được giải thích cụ thể tại khoản 20 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 như sau là “hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng”.

Từ đó, có thể khẳng định : 

  • Nếu chỉ thuê và đơn thuần cho thuê lại mà không sửa chữa, cải tạo nhà thuê thì người thuê phải làm đăng ký kinh doanh.

  • Nếu thuê nhà, cải tạo, sửa chữa (đầu tư xây dựng nhưng không phải dự án) và cho thuê lại nhà thuê thì không phải đăng ký kinh doanh vì đây được xác định là cho thuê nhà quy mô nhỏ. Tuy nhiên, trường hợp này vẫn phải kê khai thuế.

Thuê nhà rồi cho thuê lại - Góc nhìn từ nhà đầu tư

Mô hình thuê nhà cho thuê lại: Thả con săn sắt, bắt con cá rô

Với những người có máu kinh doanh thì quả thật không gì có thể ngăn cản được việc họ tìm ra những con đường để kiếm tiền thông minh. Trong đó việc thuê nhà nguyên căn cho thuê lại chính là một trong những cách mà nhiều người đã thực hiện.

Như trường hợp của anh Trần Đức Hiếu (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM), sau nhiều năm lăn lộn với việc tìm thuê nhà nguyên căn cho thuê lại, anh cho biết hình thức đầu tư này đang rất phát triển vì nhu cầu thuê nhà ngày càng tăng.

thue-nha-cho-thue-lai-2
Thuê nhà rồi cho thuê lại là kênh kinh doanh tiềm năng được nhiều người đầu tư

Anh Hiếu cùng nhóm bạn chuyên đi thuê nhà nguyên căn với giá mềm, sau đó sửa nhà cho thuê lại:  “Thuê cả căn với giá 10-15 triệu đồng/tháng, bỏ thêm khoảng 40 triệu đồng sửa sang, chia phòng. Nếu chia được 6-7 phòng, mỗi phòng cho thuê giá 3 triệu đồng thì một tháng tôi thu được 18-21 triệu đồng. Trừ tiền trả cho chủ nhà mỗi tháng tôi kiếm được 8-10 triệu đồng. Chỉ cần 3-4 tháng là lấy lại vốn sửa nhà” - anh Hiếu nói.

Theo tiết lộ của anh Hiếu, anh có vài căn nhà cho thuê lại như vậy, mỗi tháng thu hàng chục triệu đồng. Kinh nghiệm của anh là chọn những căn nhà trong hẻm, nhiều tầng, nhiều phòng và ở gần khu vực có các trường đại học, văn phòng để có lượng khách dồi dào.

Chơi lớn hơn, ông Đức Trí đầu tư thuê hẳn những khu nhà lớn với số lượng phòng lên đến 50-60 ở gần trung tâm TP. Giá cho thuê một phòng trung bình 5-6 triệu đồng/tháng/phòng nhỏ và 8-10 triệu đồng/tháng/phòng lớn. Trừ các chi phí và tiền trả chủ nhà, mỗi tháng ông Trí bỏ túi khoảng 300 triệu đồng.

Theo ông, số tiền đầu tư sửa sang, thiết kế lại, trang trí nội thất phải bỏ ra khá lớn nên ông yêu cầu chủ nhà phải ký hợp đồng cho thuê dài hạn, ít nhất trong 10 năm. “Chỉ cần khoảng 2-3 năm là lấy lại vốn, sau đó là thu lời ổn định, thậm chí còn gia tăng vì giá phòng lên từng năm” - ông Trí hồ hởi nói.

Ông Nguyễn Văn Thành, giám đốc một công ty chuyên kinh doanh nhà cho thuê tại TP.HCM, phân tích nếu sở hữu rồi cho thuê thì lợi nhuận chỉ 5%-10% mỗi năm. Thế nhưng thuê nhà rồi cho thuê lại thì lợi nhuận có thể lên đến 50%-100% mỗi năm.

Cạnh đó, thị trường cho thuê lại căn hộ cũng khá màu mỡ. Ông Thành bật mí có những căn hộ trung cấp ở quận Tân Bình giá gốc chỉ 15 triệu đồng/tháng, sửa sang một chút đã có thể cho thuê lại 20-25 triệu đồng/tháng. Chỉ cần 10 căn như vậy, mỗi tháng đã lãi được 50 triệu đồng.

>>> XEM THÊM: Lãi đậm nhờ cho thuê nhà người khác

Kênh đầu tư tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro…

Theo nhiều người kinh doanh hình thức thuê nhà rồi cho thuê lại thì đúng là thị trường này rất tiềm năng. Đặc biệt phát triển ở các đô thị và thành phố lớn như TPHCM hay Hà Nội. Vì 2 nơi này có lượng người tập trung lớn, đông sinh viên và nhiều người từ các nơi khác đổ về sinh sống, làm việc và học tập. Bởi vậy mà đi theo hướng kinh doanh này là không tồi.

thue-nha-cho-thue-lai-3
Nếu không cẩn thận có thể thua lỗ nặng từ kênh kinh doanh này - Ảnh minh họa

Mặc dù vậy, cũng như những loại hình kinh doanh khác, thuê nhà cho thuê lại cũng mang theo những rủi ro nhất định. Theo như Tổng giám đốc của công ty cổ phần đầu tư Phú Vinh, cũng là một chuyên gia bất động sản thì ông Phan Công Chánh cho rằng hình thức kinh doanh trên tuy tiềm năng nhưng sẽ phải đối mặt với 5 rủi ro thường trực như sau;

- Lựa chọn sai phân khúc sẽ khiến cho việc thu hồi vốn không như dự định. Chẳng hạn như nếu nhắm tới khách thuê là công nhân thì sẽ phải quản lý một lượng người lớn và việc chi trả có thể sẽ thấp hoặc bị quỵt, bị nợ tiền…. Hoặc nếu là những gia đình trẻ thì sẽ phải đầu tư nội thất, cơ sở vật chất nhiều hơn.

- Dễ dẫn tới những rủi ro trong quản lý. Do chỉ là tự phát và không phải chuyên nghiệp, bài bản nên người cho thuê không có kinh nghiệm quản lý nên dễ gặp phải nhiều vấn đề như an ninh trật tự, bảo dưỡng và duy tu…

- Nếu cung cấp nhiều phòng cho thuê sẽ phải cần sự hỗ trợ của nhiều nhân sự vì một mình không thể quản lý được hết.

- Nếu không có khả năng tìm kiếm khách hàng sẽ dễ dẫn đến tình trạng phòng không và đương nhiên sẽ phải bù lỗ trong quá trình phòng không có khách thuê.

- Nếu tài chính có hạn không xoay vòng vốn kịp sẽ dễ dẫn đến việc thua lỗ, vỡ dây chuyền, đặc biệt là với khoản tiền đặt cọc mà khách đã ký trong hợp đồng thuê nhà trọ.

Thuê nhà xong cho thuê lại cần lưu ý những gì?

Chuyên gia bất động sản Nguyễn Trí Hiếu đưa ra những lưu ý khi thuê nhà cho thuê lại như sau:

Kinh nghiệm thuê nhà cho thuê lại đầu tiên là người thuê phải thỏa thuận rõ ràng và được chủ nhà chấp thuận việc cải tạo, cho thuê lại để tránh tranh chấp sau này. “Nhà đầu tư nên chọn khu vực có nguồn cầu thuê nhà cao như gần khu công nghiệp, trường học, sân bay... Nên chọn lọc người thuê thật kỹ lưỡng để tránh rắc rối về sau bởi cho thuê nhà của người khác sẽ phức tạp hơn nhà của chính mình” - ông Hiếu góp ý.

Một khó khăn lớn khi kinh doanh dạng này là đảm bảo tỷ lệ lấp đầy phòng. Việc này do nhiều yếu tố tác động nhưng chủ yếu nhất vẫn là nhờ vị trí thuận lợi. Ngoài ra, nhà đầu tư phải ký được hợp đồng thuê nhà dài hạn với chủ, kết hợp việc quảng bá, quảng cáo rộng rãi, đa dạng trên nhiều kênh khác nhau.

Để quản lý cùng lúc nhiều nhà cho thuê, ông Trí cho biết phải xây dựng một ekip nhân sự bài bản, quản lý tốt cả về tài chính lẫn các việc hậu cần khác.

“Nhà đầu tư nên nhờ luật sư tư vấn về nội dung hợp đồng, các thủ tục cũng như việc xin giấy phép xây dựng để có thể cải tạo, chia phòng. Hợp đồng thuê nhà nên được công chứng để tránh rủi ro phát sinh” - ông Trí khuyến cáo.

Là một kênh đầu tư tiềm năng song nếu không biết cách đầu tư thuê nhà cho thuê lại bạn cũng có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào. Homedy mong rằng, bạn sẽ tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi đầu tư thuê nhà cho thuê lại để “trăm trận trăm thắng”, lợi nhuận cao với hình thức đầu tư này!

Thuê nhà cho thuê lại - Góc nhìn của người thuê nhà

Rủi ro khi thuê nhà cho thuê lại

thue-nha-cho-thue-lai-4
Rủi ro khi thuê nhà cho thuê lại có thể là gì?

Rủi ro khi thuê nhà cho thuê lại có thể kể đến là : 

Chủ nhà bạn đang thuê không phải là chủ đích thực của ngôi nhà nên nếu có những phát sinh liên quan đến căn nhà, việc giải quyết sẽ khó khăn và mất thời gian khi cần có sự tham gia của cả ba bên.

Có thể bị tăng tiền thuê nhà : Như đã trình bày ở trên, việc kinh doanh thuê nhà rồi cho thuê lại được khá nhiều người áp dụng và có nhiều tiềm năng thu lợi nhuận. Nhiều trường hợp chủ nhà có thể đòi hỏi việc thay đổi và tăng tiền thuê nhà, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người đi thuê nhà. Do đó, trước khi thuê bạn hãy thỏa thuận kỹ càng về điều khoản giá thuê và việc tăng/giảm tiền thuê nhà để tránh những phát sinh sau này.

Có nên thuê nhà cho thuê lại không?

Thuê nhà là nhu cầu cần thiết của mỗi người để phục vụ cuộc sống, học tập và làm việc, nếu có thể thuê nhà với chính chủ thì sẽ yên tâm hơn. Việc thuê nhà cho thuê lại là tùy vào nhu cầu và điều kiện của từng người. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ càng ngôi nhà mình muốn thuê là nhà chính chủ hay là nhà cho thuê lại để có những cân nhắc cũng như bàn bạc, thỏa thuận sao cho hợp lý, không ảnh hưởng đến việc thuê nhà và tránh những tranh chấp phát sinh sau này. 

Thủ tục thuê nhà cho thuê lại

Nhìn chung thủ tục thuê nhà cho thuê lại khá giống khi thuê nhà chính chủ, tuy nhiên hợp đồng thuê nhà phải có thỏa thuận cho thuê lại hoặc có văn bản đồng ý của chủ nhà về việc bên thuê nhà được quyền cho thuê lại nhà thuê. 

Thủ tục thuê nhà cho thuê lại thực hiện như sau:

Bước 1: Xin phép chủ nhà cho thuê

Theo Điều 475 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc cho thuê lại như sau: Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.

Sau khi có sự đồng ý của người cho thuê nhà thì sau đó cho thuê lại thì bạn có thể tiếp tục làm hợp đồng thuê nhà cho thuê lại với người thuê và cũng phải tuân thủ các quy định của Bộ luật dân sự, luật nhà ở và luật kinh doanh bất động sản… hiện hành.

Bước 2: Đăng ký kinh doanh

Căn cứ Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản, cụ thể như sau:

  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

  2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

  3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Tùy theo từng trường hợp mà thuê nhà rồi cho thuê lại có cần đăng ký kinh doanh hay không. Trong trường hợp cho thuê lại nhà với quy mô nhỏ, không thường xuyên, cải tạo sửa chữa nhưng không phải theo dự án, thì không cần phải đăng ký kinh doanh nhưng phải kê khai nộp thuế. Ngược lại, nếu chỉ thuê rồi cho thuê lại mà không sửa chữa, cải tạo nhà thuê thì bạn cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định.

Bước 3: Lập hợp đồng thuê nhà cho thuê lại

Điều 17 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định về Hợp đồng kinh doanh bất động sản như sau:

“1. Các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản:

a) Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng;

b) Hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng;

c) Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng;

d) Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;

đ) Hợp đồng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản.

2. Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này thì phải công chứng hoặc chứng thực.”

Như vậy, trường hợp bạn là thuê nhà nên hợp đồng thuê nhà phải lập thành văn bản việc công chứng chứng thực hợp đồng thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên.

Lưu ý rằng: Đối với hợp đồng thuê nhà cho thuê lại thì việc cho thuê lại phải có sự đồng ý của người cho thuê nhà, như vậy để tránh tranh chấp sau này liên quan đến hợp đồng cho thuê lại nhà thì bạn cần thỏa thuận về việc cho thuê lại nếu bên cho thuê đồng ý thì bạn có thể ghi nhận trong hợp đồng.

Bước 4: Hoàn tất các khoản chi phí

Hợp đồng thuê nhà cho thuê lại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

… , ngày   …  tháng   …  năm …

HỢP ĐỒNG CHO THUÊ LẠI NHÀ

– Căn cứ Bộ luật dân năm 2015;

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các Bên;

Hôm nay, ngày ………. tại ………………………….. chúng tôi gồm:

I. BÊN CHO THUÊ (BÊN CHO THUÊ LẠI) (sau đây gọi tắt là Bên cho thuê)

- Tên tổ chức: ................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số: ...............

- Người đại diện theo pháp luật: ................................... Chức vụ: .......................

(Trường hợp là người đại diện theo ủy quyền thì ghi) theo giấy ủy quyền (văn bản ủy quyền) số .......................(nếu có). Thẻ căn cước công dân (hộ chiếu) số: ..........................cấp ngày: ..../...../......., tại.............................)

- Địa chỉ: ........................................................................................

- Điện thoại liên hệ: .......................................... Fax: ............................

- Số tài khoản: .................................. Tại Ngân hàng: ...................................

- Mã số thuế: ...........................................................................

II. BÊN THUÊ (BÊN THUÊ LẠI) sau đây gọi tắt là Bên thuê)

- Tên tổ chức, cá nhân ...............................................................................

- Thẻ căn cước công dân /hộ chiếu số: ................cấp ngày:..../..../........., tại .................

- Nơi đăng ký cư trú: ..............................................................................

- Địa chỉ liên hệ: ....................................................................

- Điện thoại liên hệ: .......................................... Fax (nếu có): .........................

- Số tài khoản (nếu có): .................................. Tại Ngân hàng: ........................

- Mã số thuế (nếu có): ...........................................................

Hai bên đồng ý thực hiện việc cho thuê, thuê lại nhà theo các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1. DIỆN TÍCH CHO THUÊ VÀ MỤC ĐÍCH THUÊ

1.1 Bên cho thuê đồng ý cho bên thuê thuê căn nhà tại địa chỉ: ……………….. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …………………… thuộc quyền sở hữu của…………………………………………………………………

Diện tích, hiện trạng căn nhà được mô tả cụ thể trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nêu trên. (Sau đây gọi là “Tài sản” hoặc “Tài sản thuê”)

1.2  Mục đích thuê:......................................................

ĐIỀU 2. GIÁ THUÊ ĐẤT

Giá cho thuê nhà là: ..............đồng (Bằng chữ: ..............................................................).

(Các bên có thể thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng đơn giá cho thuê quyền sử dụng có thể tính theo m2 hoặc tính theo toàn bộ diện tích cho thuê).

ĐIỀU 3. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

1. Phương thức thanh toán: thanh toán bằng tiền Việt Nam, bằng tiền mặt hoặc thông qua ngân hàng theo quy định pháp luật.

2. Thời hạn thanh toán: (Các bên thỏa thuận cụ thể tiến độ thanh toán tiền thuê quyền sử dụng) ...........................................

3. Các nội dung thỏa thuận khác (nếu có): (Các thỏa thuận này phải không trái luật và không trái đạo đức xã hội)..................................

ĐIỀU 4. THỜI HẠN THUÊ NHÀ, THỜI ĐIỂM BÀN GIAO

1. Thời hạn thuê nhà là: ..............................................tháng (hoặc năm)

2. Thời hạn thuê bắt đầu từ ngày: ...............................................

3. Gia hạn thời hạn thuê: .............................................................

4. Giải quyết khi hợp đồng thuê nhà hết hạn: ..................................................

5. Thời điểm bàn giao nhà: ..................................................

6. Giấy tờ pháp lý về nhà: ....................................................

7. Các thỏa thuận khác do các bên thỏa thuận (nếu có): (các thỏa thuận này phải không trái luật và không trái đạo đức xã hội) ........................................

ĐIỀU 5. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN CHO THUÊ

1. Quyền của bên cho thuê (theo Điều 42 của Luật Kinh doanh bất động sản)

a) Yêu cầu bên thuê khai thác, sử dụng đất theo đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dự án đầu tư và thỏa thuận trong hợp đồng;

b) Yêu cầu bên thuê thanh toán tiền thuê theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Yêu cầu bên thuê chấm dứt ngay việc sử dụng không đúng mục đích, hủy hoại hoặc làm giảm sút giá trị sử dụng của nhà; nếu bên thuê không chấm dứt ngay hành vi vi phạm thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại nhà đang thuê và bồi thường thiệt hại;

d) Yêu cầu bên thuê giao lại nhà khi hết thời hạn thuê theo hợp đồng;

đ) Yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại do lỗi của bên thuê gây ra;

e) Các quyền khác do các bên thỏa thuận (nếu có): (các thỏa thuận này phải không trái luật và không trái đạo đức xã hội) ................................................

Trường hợp cho thuê lại thì xác định quyền theo quy định tại Điều 46 của Luật Kinh doanh bất động sản.

2. Nghĩa vụ của bên cho thuê (theo Điều 42 của Luật Kinh doanh bất động sản)

a) Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp;

b) Chuyển giao nhà cho bên thuê đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng nhà theo thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Đăng ký việc cho thuê quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất;

d) Kiểm tra, nhắc nhở bên thuê bảo vệ, giữ gìn nhà ở và sử dụng đất đúng mục đích;

đ) Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Thông báo cho bên thuê về quyền của người thứ ba đối với nhà thuê;

g) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

h) Các nghĩa vụ khác do các bên thỏa thuận (nếu có): (các thỏa thuận này phải không trái luật và không trái đạo đức xã hội) .....................................

Trường hợp cho thuê lại thì xác định nghĩa vụ theo quy định tại Điều 46 của Luật Kinh doanh bất động sản.

ĐIỀU 6. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN THUÊ

1. Quyền của bên thuê (theo Điều 44 của Luật Kinh doanh bất động sản)

a) Yêu cầu bên cho thuê cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng cho thuê;

b) Yêu cầu bên cho thuê chuyển giao nhà đúng diện tích, đúng vị trí và tình trạng nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Được sử dụng nhà thuê theo thời hạn trong hợp đồng;

d) Khai thác, sử dụng nhà thuê và hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên nhà thuê;

đ) Yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cho thuê gây ra;

e) Quyền cho thuê lại (nếu có);

g) Các quyền khác do các bên thỏa thuận (nếu có): (các thỏa thuận này phải không trái luật và không trái đạo đức xã hội) .........................................

2. Nghĩa vụ của bên thuê (theo Điều 45 của Luật Kinh doanh bất động sản)

a) Sử dụng nhà ở đúng mục đích, đúng ranh giới, đúng thời hạn cho thuê;

b) Không được hủy hoại nhà ở;

c) Thanh toán đủ tiền thuê quyền sử dụng đất theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng;

d) Tuân theo quy định về bảo vệ môi trường; không được làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất xung quanh;

đ) Trả lại đất đúng thời hạn và tình trạng nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng;

e) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

g) Các nghĩa vụ khác do các bên thỏa thuận (nếu có): (các thỏa thuận này phải không trái luật và không trái đạo đức xã hội) .....................................

ĐIỀU 7. TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

1. Trách nhiệm của Bên cho thuê khi vi phạm hợp đồng: ...............................

2. Trách nhiệm của Bên thuê khi vi phạm hợp đồng: ......................................

3. Các thỏa thuận khác do các bên thỏa thuận (nếu có): (các thỏa thuận này phải không trái luật và không trái đạo đức xã hội) ...............................

ĐIỀU 8 CAM KẾT CỦA CÁC BÊN

1. Bên cho thuê cam kết:

a) Quyền sử dụng nhà ở nêu tại Điều 1 của hợp đồng này không thuộc diện bị cấm cho thuê theo quy định của pháp luật;

b) Quyền sử dụng nhà ở nêu tại Điều 1 của hợp đồng này được tạo lập theo đúng quy hoạch, đúng thiết kế và các bản vẽ được duyệt đã cung cấp cho Bên thuê;

c) Các cam kết khác do hai bên thỏa thuận (nếu có): (các cam kết thỏa thuận này phải không trái luật và không trái đạo đức xã hội) ................................

2. Bên thuê cam kết:

a) Đã tìm hiểu, xem xét kỹ thông tin về quyền sử dụng nhà ở cho thuê;

b) Đã được Bên cho thuê cung cấp bản sao các giấy tờ, tài liệu và thông tin cần thiết liên quan đến quyền sử dụng, Bên thuê đã đọc cẩn thận và hiểu các quy định của hợp đồng này cũng như các phụ lục đính kèm. Bên thuê đã tìm hiểu mọi vấn đề mà Bên thuê cho là cần thiết để kiểm tra mức độ chính xác của các giấy tờ, tài liệu và thông tin đó;

c) Số tiền thuê quyền sử dụng đất theo hợp đồng này là hợp pháp, không có tranh chấp với bên thứ ba. Bên cho thuê sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với việc tranh chấp khoản tiền mà Bên thuê đã thanh toán cho Bên cho thuê theo hợp đồng này. Trong trường hợp có tranh chấp về khoản tiền này thì hợp đồng này vẫn có hiệu lực đối với hai bên;

đ) Các cam kết khác do hai bên thỏa thuận (nếu có): (các cam kết thỏa thuận này phải không trái luật và không trái đạo đức xã hội) .....................................

3. Việc ký kết hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối.

4. Trong trường hợp một hoặc nhiều điều, khoản, điểm trong hợp đồng này bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tuyên là vô hiệu, không có giá trị pháp lý hoặc không thể thi hành theo quy định hiện hành của pháp luật thì các điều, khoản, điểm khác của hợp đồng này vẫn có hiệu lực thi hành đối với hai bên. Hai bên sẽ thống nhất sửa đổi các điều, khoản, điểm bị tuyên vô hiệu hoặc không có giá trị pháp lý hoặc không thể thi hành theo quy định của pháp luật và phù hợp với ý chí của hai bên.

5. Hai bên cam kết thực hiện đúng các thỏa thuận đã quy định trong hợp đồng này.

6. Các thỏa thuận khác do các bên thỏa thuận (nếu có): (các thỏa thuận này phải không trái luật và không trái đạo đức xã hội) ...........................................

ĐIỀU 9. CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng:

a) Hai bên đồng ý chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp này, hai bên lập văn bản thỏa thuận cụ thể các điều kiện và thời hạn chấm dứt hợp đồng;

b) Bên thuê chậm thanh toán tiền thuê quyền sử dụng đất theo thỏa thuận tại Điều 3 của hợp đồng này;

c) Bên cho thuê chậm bàn giao quyền sử dụng nhà ở theo thỏa thuận tại Điều 6 của hợp đồng này;

d) Trong trường hợp bên bị tác động bởi sự kiện bất khả kháng không thể khắc phục được để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn ... ngày, kể từ ngày xảy ra sự kiện bất khả kháng và hai bên cũng không có thỏa thuận khác thì một trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này và việc chấm dứt hợp đồng này không được coi là vi phạm hợp đồng.

2. Việc xử lý hậu quả do chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này như: hoàn trả lại tiền thuê quyền sử dụng đất, tính lãi, các khoản phạt và bồi thường ................ do hai bên thỏa thuận cụ thể.

3. Các thỏa thuận khác do các bên thỏa thuận (nếu có): (các thỏa thuận này phải không trái luật và không trái đạo đức xã hội) .......................

ĐIỀU 10. SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG

1. Các bên nhất trí thỏa thuận một trong các trường hợp sau đây được coi là sự kiện bất khả kháng:

a) Do chiến tranh hoặc do thiên tai hoặc do thay đổi chính sách pháp luật của Nhà nước;

b) Do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các trường hợp khác do pháp luật quy định;

c) Do tai nạn, ốm đau thuộc diện phải đi cấp cứu tại cơ sở y tế;

d) Các thỏa thuận khác do các bên thỏa thuận (nếu có): (các thỏa thuận này phải không trái luật và không trái đạo đức xã hội) ................................

2. Mọi trường hợp khó khăn về tài chính đơn thuần sẽ không được coi là trường hợp bất khả kháng.

3. Khi xuất hiện một trong các trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận tại khoản 1 Điều này thì bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng phải thông báo bằng văn bản hoặc thông báo trực tiếp cho bên còn lại biết trong thời hạn ............. ngày, kể từ ngày xảy ra trường hợp bất khả kháng (nếu có giấy tờ chứng minh về lý do bất khả kháng thì bên bị tác động phải xuất trình giấy tờ này). Việc bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng không thực hiện được nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và cũng không phải là cơ sở để bên còn lại có quyền chấm dứt hợp đồng này.

4. Việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của các bên sẽ được tạm dừng trong thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng. Các bên sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ của mình sau khi sự kiện bất khả kháng chấm dứt, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 của hợp đồng này.

5. Các thỏa thuận khác do các bên thỏa thuận (nếu có): (các thỏa thuận này phải không trái luật và không trái đạo đức xã hội) ..................................

ĐIỀU 11. THÔNG BÁO

1. Địa chỉ để các bên nhận thông báo của bên kia (ghi rõ đối với Bên cho thuê, đối với Bên thuê): ......................................................................

2. Hình thức thông báo giữa các bên (thông qua Fax, thư, điện tín, giao trực tiếp): ....................... .........................................

3. Bên nhận thông báo (nếu Bên thuê có nhiều người thì Bên thuê thỏa thuận cử 01 người đại diện để nhận thông báo) là: ...............................................

4. Bất kỳ thông báo, yêu cầu, thông tin, khiếu nại phát sinh liên quan đến hợp đồng này phải được lập thành văn bản. Hai bên thống nhất rằng, các thông báo, yêu cầu, khiếu nại được coi là đã nhận nếu gửi đến đúng địa chỉ, đúng tên người nhận thông báo, đúng hình thức thông báo theo thỏa thuận tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này và trong thời gian như sau:

a) Vào ngày gửi trong trường hợp thư giao tận tay và có chữ ký của người nhận thông báo;

b) Vào ngày bên gửi nhận được thông báo chuyển fax thành công trong trường hợp gửi thông báo bằng fax;

c) Vào ngày .............., kể từ ngày đóng dấu bưu điện trong trường hợp gửi thông báo bằng thư chuyển phát nhanh;

d) Các thỏa thuận khác do các bên thỏa thuận (nếu có): (các thỏa thuận này phải không trái luật và không trái đạo đức xã hội) .................................

5. Các bên phải thông báo bằng văn bản cho nhau biết nếu có đề nghị thay đổi về địa chỉ, hình thức và tên người nhận thông báo; nếu khi đã có thay đổi về (địa chỉ, hình thức, tên người nhận thông báo do các bên thỏa thuận ................) mà bên có thay đổi không thông báo lại cho bên kia biết thì bên gửi thông báo không chịu trách nhiệm về việc bên có thay đổi không nhận được các văn bản thông báo.

ĐIỀU 12. CÁC THỎA THUẬN KHÁC

Ngoài các thỏa thuận đã nêu tại các điều, khoản, điểm trong hợp đồng này thì hai bên có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác, nhưng các nội dung do hai bên tự thỏa thuận thêm tại Điều này cũng như tại các điều, khoản, điểm khác trong toàn bộ hợp đồng này phải không trái với các nội dung đã được quy định tại hợp đồng này và phải phù hợp với quy định của pháp luật, không được trái đạo đức xã hội.

ĐIỀU 13. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Các bên có trách nhiệm thỏa thuận cụ thể cách thức, hình thức giải quyết tranh chấp về các nội dung của hợp đồng khi có tranh chấp phát sinh và lựa chọn .................(cơ quan Tòa án) để giải quyết theo quy định pháp luật khi hai bên không tự thỏa thuận giải quyết được.

ĐIỀU 14. THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ............................................

2. Hợp đồng này có .................. Điều, với ................ trang, được lập thành................... bản và có giá trị pháp lý như nhau, Bên thuê giữ ................. bản, Bên cho thuê giữ ............. bản để lưu trữ, làm thủ tục nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

3. Kèm theo hợp đồng này là các giấy tờ liên quan  như .............................

Các phụ lục đính kèm hợp đồng này và các sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận của hai bên là nội dung không tách rời hợp đồng này và có hiệu lực thi hành đối với hai bên.

4. Trong trường hợp các bên thỏa thuận thay đổi nội dung của hợp đồng này thì phải lập bằng văn bản có chữ ký của cả hai bên.

ĐIỀU 15.NHỮNG THỎA THUẬN ĐẶC BIỆT

  1. Những sửa chữa nhỏ liên quan tới việc sử dụng căn hộ và chi phí cho việc bảo dưỡng thông thường căn hộ do người thuê lại tự chi trả.

  2. Tới ngày kết thúc việc thuê lại người thuê lại có trách nhiệm thu dọn những đồ vật của mình ra khỏi căn hộ và bàn giao lại căn hộ cho người thuê với trạng thái như ban đầu.

  3. Sau khi kết thúc hợp đồng người thuê lại không có quyền đòi hỏi căn hộ thay thế, nhà trọ thay thế cũng như chỗ trú chân.

  4. Những điều không được thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng này sẽ được điều chỉnh bằng quy định tương ứng của Luật dân sự.

 Đồng ý của chủ bất động sản – chủ cho thuê:

…………………………………..

Tại …………….. Ngày ……………..

………………………                                                                   ………………………

Người thuê                                                                          Người thuê lại

Ký, ghi rõ họ tên                                                               Ký, ghi rõ họ tên

>>> TẢI NGAY Mẫu hợp đồng cho thuê lại nhà

Trên đây là tất cả thông tin về vấn đề thuê nhà cho thuê lại dưới góc nhìn của nhà đầu tư và người thuê nhà cùng những vấn đề liên quan khác. Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến thuê nhà và bất động sản khác, hãy truy cập Homedy thường xuyên nhé!

N.Loan (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thuê nhà theo thu nhập: 4 kinh nghiệm không nên bỏ qua với người nhập cư tại TP. HCM

Thuê nhà như thế nào để cân đối nguồn thu nhập hàng tháng luôn là bài toán khó giải đối với hầu hết người lao động nhập cư tại TP. HCM. Và nếu bạn cũng đang băn khoăn chưa có câu trả lời cho thắc mắc trên thì đừng bỏ qua bài viết này của Homedy nhé!

Nhà đang bị cầm cố ngân hàng liệu có nên mua lại?

Nhà đang trong thời gian bị cầm cố ngân hàng khi rao bán thường rẻ hơn giá trị thực tế, do đó không ít người muốn nhân cơ hội này để sở hữu cho mình căn nhà trong mơ. Để hiểu hơn về thủ tục mua nhà bị cầm cố ngân hàng, bạn có thể tham khảo những nội dung dưới đây từ Homedy!

Làm thế nào để được miễn, giảm tiền sử dụng đất?

Nộp tiền sử dụng đất là trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mặc dù vậy, cũng có một số trường hợp đặc biệt được hưởng chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất. Cùng Homedy tìm hiểu xem bạn có thuộc những trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất hay không nhé!

4 bước chuẩn bị giúp bạn mua được nhà ưng hết ý!

Mua đất hay làm nhà là công việc hệ trọng của hầu hết mọi người, mọi gia đình. Vì vậy, nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi giao dịch người mua nhà sẽ rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, hao tiền tốn của và mất công sức.

6 lý do chậm giao sổ hồng chung cư

Nhiều người mua căn hộ chung cư thường phải đợi rất lâu để được giấy chứng nhận quyền sở hữu. Điều này xảy ra do một số nguyên nhân sau:

    Mở App