6 điều tôi ước mình đã biết trước khi xây nhà

Xây dựng nhà ở là một việc trọng đại trong cuộc sống của mỗi con người/ gia đình. Nếu quá vội vàng, không tìm hiểu kỹ lưỡng, bạn có thể gặp phải những sai lầm không đáng có. Dưới đây là câu chuyện và kinh nghiệm của chị Hoàng Anh (31 tuổi, Hoàng Mai - Hà Nội) chia sẻ.

Khi vợ chồng tôi bắt đầu xây dựng ngôi nhà mới của mình, chúng tôi còn khá “ngây thơ”. Dù vợ chồng tôi đang “tràn đầy” năng lượng và sự hứng khởi nhưng cũng không giúp chúng tôi thoát khỏi những “cạm bẫy” của việc xây dựng một ngôi nhà. Sau một thời gian sống trong ngôi nhà hiện tại, tôi ước một số điều tôi đã biết trong thời điểm ngôi nhà đang xây dựng. 

Dưới đây là câu chuyện của tôi và 6 điều bạn có thể học hỏi từ câu chuyện này với hy vọng quá trình xây dựng nhà ở của bạn diễn ra suôn sẻ hơn.

1. Thiết kế nhà ở hãy nghĩ đến tương lai

Năm xây dựng ngôi nhà này, tôi 21 tuổi và chồng tôi 25 tuổi. Chúng tôi đưa ra ý tưởng thiết kế nhà ở theo xu hướng tận hưởng, chúng tôi thậm chí không thể tưởng tượng được cuộc sống với những đứa trẻ sẽ như thế nào. 

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại chúng tôi đã có ba đứa con trong vòng 10 năm và những thiết kế phù hợp với một cặp vợ chồng không có con bây giờ đã không phải là lý tưởng. Chúng tôi đã thiết kế ngôi nhà của mình với suy nghĩ “ngay bây giờ”, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng tôi có một viễn cảnh 5 hoặc 10 năm sau.

thiet-ke-nha-o
Thiết kế nhà ở cần chú ý đến "viễn cảnh" tương lai

2. Cần nghiên cứu kỹ lịch trình

Đây có lẽ là điều mà tôi và rất nhiều người lần đầu xây nhà đều không chú ý. Tuy nhiên, lịch trình xây dựng này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn. Nếu bạn không lường trước được các vấn đề về lịch trình, nhà ở của bạn sẽ ở những giai đoạn vội vàng, không đảm bảo chất lượng.

Ban đầu, nhà thầu đã cho chúng tôi một mốc thời gian và chúng tôi hy vọng sẽ hoàn thành trong chín tháng. Tất nhiên, trong quá trình xây dựng lịch trình này bị ảnh hưởng rất nhiều. Nào là thời tiết xấu, các vấn đề về tòa nhà và tiến trình vượt quá tầm kiểm soát của chúng tôi. 

Tôi ước rằng mình đã hiểu được các vấn đề trong xây dựng để đưa ra các giải pháp xử lý vấn đề. Do không lường trước được, khi tất cả các hạng mục chưa hoàn thiện, chúng tôi bắt buộc phải chuyển vào ở và giục đội thợ thi công khẩn trương.

3. Kết thúc trước khi chuyển đến

Đây có vẻ như là một lời khuyên hiển nhiên, nhưng khi bạn gần kết thúc một công trình xây dựng dài, bạn chỉ cần sẵn sàng chuyển đến. Các kế hoạch bạn phải hoàn thành như tầng hầm hoặc cảnh quan sân sau. Nhiều bạn đã nghĩ những hạng mục này không quan trọng, xây dựng lúc nào cũng được.

Nhưng tôi ước chúng tôi đã hoàn thành mọi thứ trước khi chuyển đến vì những hạng mục cuối cùng đó thực sự phải mất nhiều năm để hoàn thành sau đó. Nếu bạn đã có nhà thầu ở đó, việc hoàn thành dự án bây giờ dễ dàng hơn nhiều so với việc trả tiền cho họ để quay lại sau. Hãy quyết tâm và hoàn thành tất cả những công việc nhỏ đó trước khi chuyển vào ở.

4. Nghiên cứu nhà thầu

Chúng tôi đã thuê một nhà thầu lợp mái và giao một khoản tiền đặt cọc khổng lồ trước khi anh ta thực hiện hạng mục ở ngôi nhà của chúng tôi. Anh ấy đã nhận được tiền và chúng tôi không bao giờ gặp lại hay nghe tin tức từ anh ấy nữa. Nhìn lại, chúng tôi đã không nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả thông tin về người mà chúng tôi chuyển tiền. 

Vì vậy, tôi khuyên bạn nên yêu cầu giới thiệu và đánh giá trước khi hợp tác kinh doanh với các nhà thầu. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong thời gian dài.

thiet-ke-nha-o
Chú ý nghiên cứu kỹ đơn vị xây dựng

5. Đầu tư vào đồ đạc

Thật khó để biết phải phân bổ tiền ở đâu khi xây dựng một ngôi nhà mới. Có rất nhiều món đồ giá rẻ mà tôi đã bỏ tiền ra mua chỉ mang tính chất hiện tại. Vì ở thời điểm đó, tôi chỉ muốn tiết kiệm chi phí. Điều này khiến vợ chồng tôi tốn thêm nhiều khoản chi phí sau này khi đồ đạc nội thất nhanh chóng hư hỏng.

Vì vậy, theo tôi, bạn nên đầu tư hẳn vào các đồ nội thất chất lượng cao mà không cần phải thay đổi quá nhiều hoặc sửa chữa nhiều lần.

6. Hãy lên kế hoạch chi phí xây nhà chi tiết

Vợ chồng chúng tôi may mắn vì đã chuẩn bị và vay từ người thân cho một khoản tiền xây dựng “kha khá”. Ban đầu, tôi cũng dự định khoản tiền này sẽ đủ xây dựng các hạng mục lớn, các khoản còn lại tôi sẽ đi vay thêm ngân hàng. Tuy nhiên, đến lúc xây dựng thực tế, có rất nhiều hạng mục nhỏ với khoản chi phí không hề rẻ đã khiến vợ chồng tôi “trở tay” không kịp.

Việc vay tiền ở ngân hàng cần các thủ tục chi tiết và sau một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, gia đình tôi đang rất cần tiền để chi trả ngay lập tức. Thời gian đó, vợ chồng tôi đều rất căng thẳng. Cũng may sau đó, chúng tôi hỏi vay được từ một người họ hàng xa. Nếu không, tất cả hạng mục xây dựng đang dang dở sẽ phải dừng lại. Tôi ước mình đã chuẩn bị hồ sơ vay ngân hàng từ trước đó cũng như lên một bản kế hoạch chi phí xây dựng chi tiết.

Điểm mấu chốt

Xây nhà có vẻ là một nhiệm vụ gian khổ và đúng là như vậy. Nhưng bằng cách lập kế hoạch dài hạn căn cứ vào tài chính cũng như sở thích sẽ giúp bạn có được ngôi nhà đúng mong muốn. Theo tôi, “chìa khóa” chính trong việc xây dựng nhà ở là “lập kế hoạch”. Hãy tin tôi, bởi khi bạn đã có kế hoạch hoàn hảo thì mọi vấn đề đều có thể “trong tầm tay của bạn”.

>>> XEM THÊM:

80% người mua nhà lần đầu thường gặp phải 6 lỗi này!

Có nên mua nhà trả góp 20 năm? Kinh nghiệm vay mua nhà trả góp chi tiết!

N.Phương

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chung cư hết thời hạn sử dụng: Cư dân có quyền lợi gì không?

Khi chung cư hết hạn sử dụng, người mua có quyền lợi gì không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Theo các quy định pháp luật, người mua chung cư có những quyền lợi nhất định để đảm bảo có chỗ ở tạm thời, chỗ ở tái định cư hoặc được thanh toán tiền để tự lo chỗ ở mới (nếu đủ điều kiện).

Kinh nghiệm ký hợp đồng mua chung cư từ A-Z cho người chưa có kinh nghiệm!

Kinh nghiệm ký hợp đồng mua chung cư giúp người mua nhà tránh khỏi những rắc rối không đáng có về sau. Nếu chưa có nhiều kiến thức cho vấn đề này, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!

Cách xem bản đồ quy hoạch đất đúng chuẩn, cập nhật mới nhất

Bản đồ quy hoạch đất là bản đồ sắp xếp, phân bố không gian sử dụng đất cho các hoạt động kinh tế, quốc phòng, an ninh, xã hội... của từng ngành, từng lĩnh vực. Cách xem bản đồ quy hoạch đất sẽ phụ thuộc vào từng loại bản đồ khác nhau.

Xây nhà thô là gì? Tổng hợp các hạng mục chi tiết trong xây nhà thô

Xây nhà được chia làm hai giai đoạn, là xây nhà thô và xây nhà hoàn thiện. Tùy theo từng loại xây dựng mà cách thức, yêu cầu, hạng mục và các mức giá cũng sẽ khác nhau. Vậy xây nhà thô gồm những hạng mục nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết!

Sổ hồng chung là gì? Mua nhà sổ hồng chung có rủi ro gì không?

Sổ hồng chung là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi muốn mua bán nhà đất. Sổ hồng chung là loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất của hai hoặc nhiều người, mà những người này không có quan hệ vợ chồng, con cái với nhau. Sổ hồng chung có những ưu và nhược điểm gì? Có nên mua nhà sổ hồng chung hay không? Làm thế nào để tách thửa sổ hồng chung? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

    Mở App