Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng đầy đủ, chi tiết mới nhất

Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng gồm các bước nào, thủ tục trình tự ra sao. Bài viết dưới đây của Homedy sẽ làm rõ vấn đề này.

Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng là trình tự tiến hành mua bán nhà đất đã có sổ hồng. Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích giữa các bên trong giao dịch. Đồng thời, giúp việc mua bán trở nên thuận lợi, hạn chế các rủi ro không đáng có.

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu theo đúng quy định của pháp luật. Đúng như tên gọi, nó có màu hồng nhạt và do Bộ Xây dựng ban hành.

Sổ hồng thể hiện đầy đủ các nội dung về quyền sử dụng đất ở như: số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng,... và quyền sở hữu nhà ở gồm: diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng,...

Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng
Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng khá phổ biến hiện nay. Ảnh minh họa

Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng

  • Bước 1: Xem xét và thỏa thuận về giá trị nhà đất

  • Bước 2: Làm hợp đồng và đặt cọc mua nhà

  • Bước 3: Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất

  • Bước 4: Sang tên sổ hồng

  • Bước 5: Đóng thuế phí

  • Bước 6: Hoàn tất thủ tục và nhận sổ hồng

Trên đây là quy trình 6 bước khi tiến hành thủ tục mua bán nhà đất trong trường hợp có sổ hồng. Tuy nhiên, mỗi bước lại gồm nhiều công việc và các lưu ý khác nhau, cụ thể như sau:

Xem xét và thỏa thuận giá trị nhà đất

Sau khi tìm kiếm được thông tin mua bán nhà đất qua người quen, môi giới hay các trang tin rao BĐS,... khách hàng sẽ tiến hành đến xem xét thực tế sản phẩm. Đánh giá về vị trí, chất lượng, diện tích,... các vấn đề liên quan đến nhu cầu và mong muốn của bản thân. 

Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng
Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng

Những nhận định này nằm thỏa thuận được mức giá bán phù hợp, cân bằng giữa mong muốn của cả hai lên giao dịch.

Làm hợp đồng và cọc mua nhà

Sau khi đã đưa ra thỏa thuận cuối cùng, bên mua sẽ tiến hành đặt cọc tiền dựa theo hợp đồng đặt cọc. Nội dung của hợp đồng đặt cọc sẽ bao gồm nhiều thông tin. Trong đó cần chú ý những nội dung chính quan trọng sau đây: 

  • Thông tin pháp lý của người mua và người bán

  • Thông tin mô tả về nhà đất

  • Số tiền mua bán nhà đất đã thỏa thuận

  • Số tiền đặt cọc đã thỏa thuận

  • Hình thức thanh toán

  • Thời gian thanh toán, thời điểm ký chuyển nhượng đất tại văn phòng công chứng

  • ...

Sau khi hai bên ký hợp đồng mua bán sẽ tiến hành đặt cọc đúng theo số tiền ghi trong hợp đồng dưới sự chứng kiến của bên thứ 3.

Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất

Đây là bước thứ 3 trong thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng. Người mua nhà đất muốn sang tên sẽ đến văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng Hợp đồng mua bán nhà đất. Để tiến hành công chứng, hai bên giao dịch cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:

  • Bản gốc CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của vợ và chồng hoặc những người đồng sở bất động sản hữu khác.

  • Bản gốc giấy đăng ký kết hôn (nếu bên sở hữu có mối quan hệ vợ chồng).

  • Bản gốc hộ khẩu thường trú của vợ và chồng hoặc những người đồng sở hữu khác

  • Bản gốc sổ hồng nhà đất đang giao dịch.

  • 2 tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu

  • 2 tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu

Sang tên sổ hồng

Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng
Thủ tục mua bán nhà đất cần thực hiện sang tên sổ hồng

Sau khi đã công chứng giấy tờ, người mua nhà mang bản hợp đồng đã công chứng tới Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục sang tên sổ hồng. Nhận phiếu hẹn trả kết quả và đến lấy sổ theo đúng lịch hẹn.

Đóng thuế phí

Trong thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng, cả bên mua và bên bán cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, cụ thể:

  • Bên bán cần chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân

  • Bên mua cần chịu trách nhiệm đóng thuế trước bạ

Trong đó, thuế thu nhập cá nhân 2% được tính theo giá trị mua bán bất động sản trong hợp đồng hoặc tính theo khung giá nhà nước quy định.

Lệ phí trước bạ 0,5% được tính theo giá trị mua bán trong hợp đồng hoặc tính theo khung giá nhà nước quy định.

Hoàn tất thủ tục mua bán nhà đất

Sau khi đã thực hiện đầy đủ 5 bước trên, bên mua nhà đất sẽ mang toàn bộ các loại giấy tờ đến Ủy ban nhân dân nơi mua bán nhà đất. 

Nếu các điều kiện pháp lý đều được đáp ứng đầy đủ thì sổ hồng sẽ được sang tên cho khách mua nhà đất theo đúng trình tự do pháp luật quy định. Ngoài ra, khi nhận được sổ hồng mới, bên mua sẽ giao lại toàn bộ số tiền còn lại quy định trong hợp đồng cọc với bên bán. Như vậy là thủ tục mua bán đã hoàn tất.

Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng khác gì với mua bán nhà đất sổ đỏ?

Theo luật quy định tại Điều 97 Luật Đất đai năm 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người dân theo mẫu chung ban hành toàn quốc. 

 

thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng

Sổ đỏ và sổ hồng có giá trị tương đương như nhau

Theo đó, có 3 loại Giấy chứng nhận về đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được lưu hành cùng nhau là:

  • Sổ đỏ: Là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có trang bìa màu đỏ.
  • Sổ hồng: Là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có trang bìa màu hồng.
  • Ngoài ra, còn có một loại sổ hồng là Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vì cũng có bìa màu hồng nên được gọi là sổ hồng.

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn làm thủ tục mua bán đất có sổ đỏ đơn giản, dễ hiểu

Trên thực tế, dù có tên khác nhau nhưng giá trị pháp lý của 3 loại giấy chứng nhận này đều giống nhau, được pháp luật công nhận và bảo hộ. Đồng thời, các loại giấy này chủ yếu được quyết định ở giá trị thực tế của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như: Vị trí, diện tích, tình trạng nhà ở, số lượng tài sản khác gắn liền với đất như cây trồng, công trình xây dựng…

Trên đây, nền tảng kết nối bất động sản Homedy đã trình bày chi tiết thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng. Hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích dành cho bạn trong việc giao dịch nhà đất.

Quỳnh Thư 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Điều kiện mua nhà ở xã hội là gì? Ai được mua NOXH?

Nhà ở xã hội ra đời giúp giấc mơ có nhà của những người thu nhập thấp thành hiện thực. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đạt được "giấc mơ" này. Vậy điều kiện mua nhà ở xã hội là gì, ai được mua nhà ở xã hội năm 2024?

Căn hộ dịch vụ là gì? Bí quyết xây căn hộ dịch vụ cho thuê tiềm năng

Căn hộ dịch vụ là gì mà ngày càng trở nên phổ biến tại các thành phố lớn? Nếu bạn đang quan tâm đến mô hình bất động sản này và muốn đầu tư xây dựng thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của nền tảng kết nối BĐS Homedy.

Căn hộ Studio là gì? Tất cả những điều cần biết về căn hộ Studio

Căn hộ studio là những căn hộ loại nhỏ, không phân chia không gian, diện tích tối đa chỉ khoảng 65m2. Loại căn hộ này xuất phát từ Anh với mục đích phục vụ học sinh, sinh viên, người độc thân từ 18-30 tuổi. 

10 nguyên tắc bất di bất dịch khi xây giếng trời trong nhà

Giếng trời trong nhà ngày nay đang trở thành giải pháp kiến trúc lý tưởng được nhiều người lựa chọn. Với thiết kế đặc biệt, giếng trời không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ và sự thông thoáng cho không gian mà còn có vai trò hiệu quả trong phong thủy.

Các loại la phông trần nhà đẹp, bền xu hướng

Loại trần nhà nào phổ biến hiện nay có giá thành hợp lý? Loại la phông nào đẹp, có khả năng chống thấm, chống nóng tốt? Bài viết dưới đây của Bất động sản Homedy sẽ phân tích chi tiết ưu nhược điểm từng các loại la phông trần nhà đẹp. Hy vọng bạn có thể chọn lựa được vật liệu phù hợp nhất cho công trình của mình.

    Mở App