Hướng dẫn làm thủ tục mua bán đất có sổ đỏ đơn giản, dễ hiểu

Sổ đỏ, sổ hồng chính là tên người dân hay dùng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” hay “Giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng đất ở”. Đây là một trong những giấy tờ quan trọng nhất cần có khi bạn mua bán đất. Để phòng ngừa các rủi ro và thực hiện theo đúng yêu cầu pháp luật thì bạn hãy lưu ý đến các thủ tục mua bán đất có sổ đỏ dưới đây trước khi giao dịch nhé! 

Thủ tục mua bán đất có sổ đỏ

Các thủ tục mua bán đất có sổ đỏ được áp dụng theo Điều 188 Luật Đất Đai 2013 và trình tự làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng, sở hữu đất áp dụng theo Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ - CP. 

Thủ tục mua bán đất có sổ đỏ theo quy định của pháp luật
Thủ tục mua bán đất có sổ đỏ theo quy định của pháp luật

Theo đó, người sử dụng đất hiện tại (người bán) cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật để chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang cho người mua.

Sau khi các giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được ký kết, chứng nhận tại các tổ chức có thẩm quyền. Người nhận quyền chuyển nhượng (người mua) sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất và sang tên mình tại các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của Phòng Tài Nguyên và Môi Trường cấp huyện tại địa bàn mảnh đất.

Để thực hiện được việc này, sẽ mất khá nhiều thời gian, có thể mất vài tháng mới hoàn thành. Do vậy, hai bên người mua và người bán cần nắm rõ các giấy tờ, thủ tục mua bán đất có sổ đỏ từ trước để chuẩn bị trước, tránh mất thời gian thừa thãi.

Các bước làm thủ tục mua bán đất có sổ đỏ

Mua bán đất là một tài sản có giá trị lớn, do đó cả người mua và người bán cần tuân thủ đúng các bước trong quy trình làm thủ tục như sau:

Bước 1: Thỏa thuận giá cả, xem xét sổ đỏ

Người mua cần xem thổ đất trực tiếp để biết chính xác vị trí cũng như kích thước tài sản mình chuẩn bị mua. Từ đó đưa ra quyết định có mua mảnh đất này hay không?

Cần xem xét sổ đỏ trước khi tiến hành thủ tục mua bán đất
Cần xem xét sổ đỏ trước khi tiến hành thủ tục mua bán đất

Với người bán, cần chuẩn bị sổ đỏ gốc với chủ sở hữu đứng tên là chính mình. Sau khi người mua đã quyết định mua thì sẽ đưa sổ đỏ cho họ xác minh. Lưu ý, khi người mua xác minh sổ đỏ, người bán cần xem xét ngay bên cạnh, chú ý để phòng tránh các trường hợp đánh tráo, lấy trộm sổ đỏ.

>>> Xem ngay: Xác minh thông tin, kiểm tra sổ đỏ ở đâu?

Bước 2: Đặt cọc mua đất 

Người bán cần chuẩn bị một số tiền để thực hiện đặt cọc. Cùng với đó, hai bên sẽ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

+ Thông tin pháp lý người bán: Thông tin vợ, chồng hoặc người cùng sở hữu tài sản nếu có bao gồm họ tên, CMND, sổ hộ khẩu

+ Thông tin pháp lý người mua: Bao gồm họ tên, CMND, sổ hộ khẩu

+ Thông tin mô tả diện tích đất, số sổ đỏ, địa chỉ trên sổ đỏ, hiện trạng, diện tích xây dựng

+ Tổng số tiền hai bên thỏa thuận bán

+ Số tiền đặt cọc trước

+ Thông tin về các đợt thanh toán tiền tiếp theo và hình thức thanh toán đi kèm

+ Thời gian ký kết hợp đồng

+ Sau khi đặt cọc xong, hai bên ký xác nhận, có thể quay phim để làm bằng chứng phòng trường hợp bất trắc xảy ra. 

>>> Tham khảo: Mẫu giấy đặt cọc mua đất chuẩn, đầy đủ

Bước 3: Công chứng hợp đồng mua đất và thanh toán

Sau khi các giấy tờ đã được hoàn thành, hai bên cần ký hợp đồng mua bán đất  tại văn phòng công chứng. Khi đi, chú ý mang theo đầy đủ các giấy tờ sau:

Người bán

1. Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước

2. Sổ hộ khẩu

3. Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân

4. Sổ đỏ

Người mua

1. Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước

2. Sổ hộ khẩu

Sau khi hoàn thành đầy đủ các giấy tờ theo luật pháp, người mua cần thanh toán số tiền còn lại cho người bán và tiến hành công chứng giấy tờ. Lúc này, người bán tiến hành bàn giao các giấy tờ liên quan đến mảnh đất đã bán.

Bước 4: Sang tên sổ đỏ 

Người bán cần tiến hành sang tên quyền sở hữu đất cho người mua tại phòng địa chính nơi quản lý nhà đất. Người bán có thể tự tiến hành sang tên hoặc sử dụng dịch vụ sang tên sổ đỏ tại các văn phòng luật. Tiếp đến là thanh toán tiền thuế như trong thỏa thuận.

Bước 5: Hoàn tất thủ tục và nhận lại sổ đỏ

Sau khi đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục mua bán đất có sổ đỏ cũng như nộp thuế, người mua chính thức được cầm giấy chứng nhận quyền sở hữu với tên của mình. 

Hướng dẫn các bước sang tên sổ đỏ khi mua bán đất

Một trong những thủ tục mua bán đất có sổ đỏ quan trọng nhất chính là bước sang tên sổ đỏ. Đây là bước chính thức chuyển đổi quyền sở hữu đất từ người bán sang cho người mua, do vậy bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, nắm rõ quy trình để nhanh chóng nhận sổ đỏ, sổ hồng về tay.

Hướng dẫn các bước sang tên sổ đỏ khi mua bán đất
Hướng dẫn các bước sang tên sổ đỏ khi mua bán đất

Điều đầu tiên bạn cần lưu ý chính là đến đúng các cơ sở có đủ thẩm quyền để thực hiện sang tên sổ đỏ. Theo Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nơi nộp hồ sơ phải là các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 

Với các địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa. Hoặc trong trường hợp địa phương chưa có văn phòng đăng ký đất đai thì nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất  thuộc cấp huyện.

Cụ thể các bước làm thủ tục sang tên sổ đỏ như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Áp dụng theo Điều 40 Luật Công Chứng 2014 thì hai bên mua bán cần chuẩn bị bộ hồ sơ để đăng ký sang tên sổ đỏ gồm có:

Với bên bán

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính)

- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của cả hai vợ chồng (bản sao)

- Sổ hộ khẩu (bản sao)

- Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân

- Hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bán hộ người khác 

 Với bên mua

- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn hạn

- Sổ hộ khẩu

- Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân

Ngoài những giấy tờ này, hai bên còn có thể chuẩn bị trước hợp đồng mua bán đất đã làm từ trước theo form chuẩn.

Bước 2: Chuẩn bị tờ khai nghĩa vụ hành chính 

Ở bước này, tốt nhất bạn hãy thực hiện kê khai theo các mẫu được lấy tại bộ phận một cửa nơi làm thủ tục để chính xác nhất. Các giấy tờ bạn cần làm là:

1. Tờ khai thuế thuế thu nhập cá nhân

2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

3. Tờ khai lệ phí trước bạ (bản chính)

4. Đơn đăng ký biến động

5. Tờ khai thuế phi nông nghiệp

6. Sơ đồ vị trí đất

7. Sổ đỏ (bản sao) 

Trong một số trường hợp trong hợp đồng, hai bên không có thỏa thuận là người mua sẽ phải chi trả các khoản thuế thay cho người bán thì bạn cần nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất 10 ngày, tính từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.

Ngược lại, nếu hai bên có thỏa thuận bên mua sẽ là người đóng thuế trong hợp đồng thì thời gian nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là vào lúc làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu đất.

Như vậy, hai bên mua bán cần làm việc từ trước, quy định ai là người đóng thuế, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ.

Bước 3: Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ 

Thông thường bạn sẽ nộp hồ sơ tại các bộ phận một cửa vào giờ hành chính, tuy nhiên có một số nơi sẽ chỉ nhận vào buổi sáng và trả vào buổi chiều. Do vậy bạn hãy tìm hiểu thông tin trước để tránh lỡ dở công việc.

Để cho việc tiếp nhận hồ sơ diễn ra nhanh chóng, bạn hãy sắp xếp đầy đủ các giấy tờ cần thiết và tờ khai như trong bước 1 và bước 2 trước ở nhà. Việc còn lại sẽ thuộc về phía cơ quan có thẩm quyền. Họ sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ của bạn theo đúng quy trình và trả kết quả sau khi đã hoàn thành.

Thời gian thực hiện trả hồ sơ không quá 10 ngày tính từ ngày tiếp nhận và không quá 20 ngày với trường hợp các xã miền núi, hải đảo, vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa và không tính cộng các ngày nghỉ. 

>>> Có thể bạn muốn biết: Làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền? Chi phí làm sổ đỏ mới nhất!

Nghĩa vụ của người bán khi mua bán đất có sổ đỏ

Để tiến hành được quy trình mua bán đất có sổ đỏ, về phía người bán đất cần đảm bảo đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:

+) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mình

+) Đất đang ở trạng thái hợp pháp, không có tranh chấp

+) Quyền sử dụng đất không có bất kỳ kê biên nào để đảm bảo thi hành án

+) Với những sổ đỏ đất có thời hạn cần đáp ứng mua bán trong thời gian vẫn còn hạn sử dụng

 Người mua đất có sổ đỏ cần lưu ý những điều gì?

Đối với người mua đất có sổ đỏ, mặc dù bạn không phải làm việc quá nhiều với giấy tờ, tuy nhiên bạn lại cần phải cẩn trọng, xem xét kỹ lưỡng mọi mặt trước khi quyết định mua. Bởi có rất nhiều trường hợp mất oan tiền cọc vì không hiểu rõ luật hay không nhận được quyền sở hữu đất.

Những lưu ý khi mua bán đất có sổ đỏ
Những lưu ý khi mua bán đất có sổ đỏ

Do đó, trước khi mua bán đất, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Đi đến tận nơi để kiểm tra mảnh đất

- Đo đạc, so sánh thửa đất có khớp với các thông tin được ghi trên sổ đỏ, sổ hồng hay không?

- Xem xét kỹ lưỡng sơ đồ bản vẽ, thửa đất có đang nằm trong khu vực quy hoạch không?

- Tìm hiểu kỹ thông tin vay nợ, xác định chính xác thửa đất đó có đang bị vay thế chấp hay không?

- Bạn hãy hỏi thăm những người hàng xóm, láng giềng xung quanh mảnh đất đó để nắm thêm được nhiều thông tin liên quan hơn

Như vậy, thủ tục mua bán đất có sổ đỏ tương đối phức tạp, cần nhiều hồ sơ chuẩn bị và sự chính xác, cẩn trọng của hai bên. Để việc chuyển nhượng quyền sở hữu đất diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, bạn có thể sử dụng một số dịch vụ tiến hành làm thủ tục hộ tại các văn phòng luật uy tín. 

Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn đọc nắm được đầy đủ các thông tin về thủ tục mua bán đất có sổ đỏ. Hãy theo dõi các bài viết mới liên tục cập nhật tại Homedy nhé!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Luật thừa kế đất đai mới nhất

Luật thừa kế đất đai năm 2020 căn cứ theo Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP cùng những thay đổi bổ sung, quy định rõ ràng giữa thừa kế có di chúc và thừa kế không có di chúc.

10 mẫu giấy phép xây dựng mới nhất

Tổng hợp 10 mẫu Giấy phép xây dựng mới nhất 2024 ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Cách tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng cập nhật nhất

Biết được cách tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng giúp bạn chuẩn bị hồ sơ và thủ tục xây dựng chuẩn pháp luật. Mời bạn cùng tìm hiểu!

Hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực khi nào?

Bên mua và bên bán khi thực hiện ký hợp đồng mua bán nhà đất đều cần chú ý yếu tố thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Bởi thời điểm này có những sự thay đổi về quyền, nghĩa vụ của các bên, tránh các vấn đề tranh chấp trong tương lai.

Giấy biên nhận tiền mua đất chuẩn, mới nhất

Giấy biên nhận tiền mua đất, mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mua đất chuẩn 2024. Mời bạn tham khảo và sử dụng để giao dịch.

    Mở App