Phân cấp công trình xây dựng và những quy định cần nắm rõ

Phân cấp các công trình xây dựng giúp quản lý dễ dàng hơn các loại công trình xây dựng hiện nay. Do đó thực hiện phân loại và phân cấp đều phải tuân thủ theo quy định của Bộ Xây dựng. Trong bài viết này Homedy sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về phân cấp công trình xây dựng và các quy định liên quan.

Vì sao cần phân cấp công trình xây dựng?

Phân cấp công trình xây dựng mang lại nhiều lợi ích trong quản lý, đánh giá chất lượng các công trình. Việc thực hiện phân cấp cho các công trình có vai trò quan trọng đối với cả kinh tế, xã hội cũng như sự an toàn trong quá trình sử dụng, vận hành. Cụ thể:

Phân cấp công trình xây dựng giúp giám sát, quản lý chất lượng công trình hiệu quả
Phân cấp công trình xây dựng giúp giám sát, quản lý chất lượng công trình hiệu quả
  • Quản lý trong việc phân hạng công trình khi chủ thể tham gia xây dựng. Chẳng hạn khi phân cấp được công trình, việc quản lý sẽ đánh giá được tiêu chuẩn các loại giấy tờ, chứng chỉ…
  • Khi đã phân loại được cấp độ công trình, người quản lý sẽ yêu cầu được chủ thể lập chỉ dẫn kỹ thuật cũng như các bước thiết kế. Chẳng hạn công trình thuộc cấp 1 thiết kế theo mấy bước, cấp 2 thiết kế gồm bước nào…
  • Xác định được trách nhiệm để thẩm định thiết kế và nghiệm thu công trình từ các cơ quan có chuyên môn và thẩm quyền.
  • Quản lý chi phí đầu tư và các loại hợp đồng xây dựng theo cấp công trình.
  • Xem xét và đánh giá, kiểm tra thời hạn bảo trì, bảo hành công trình xây dựng.
  • Xem xét các cấp sự cố và giải quyết theo thẩm quyền đối với mỗi công trình.

Việc phân cấp các công trình xây dựng đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý, giám sát và xử lý vi phạm. Do đó cần tuân thủ nghiêm chỉnh viên phân cấp công trình để tránh làm sai, xử lý và giám sát không chính xác.

Quy định về tiêu chuẩn để phân cấp công trình xây dựng

Phân cấp công trình xây dựng được dựa theo Thông tư 03/2016/TT-BXD. Căn cứ theo quy định này, tiêu chuẩn để phân cấp nằm ở Khoản 1, Điều 2 của Thông tư 03/2016/TT-BXD. Cụ thể:

Khoản 1, Điều 2 của Thông tư 03/2016/TT-BXD
Khoản 1, Điều 2 của Thông tư 03/2016/TT-BXD

Căn cứ để xác định cấp công trình xây dựng

Dựa theo quy định, việc phân cấp công trình xây dựng sẽ dựa theo mức độ ảnh hưởng của công trình. Sự ảnh hưởng được đánh giá theo con người, tài sản và cộng đồng khi có sự cố xảy ra tại công trình đó. 

Ngoài ra sự ảnh hưởng tới nền kinh tế, xã hội trên phạm vi cụ thể cũng được lấy làm tiêu chí phân cấp. Cụ thể các căn cứ được dùng để phân cấp bao gồm:

  • Mức độ an toàn của công trình đối với người và tài sản
  • Công trình có độ bền, tuổi thọ ra sao trước tác động của môi trường, thời tiết, tác động từ nhiều yếu tố hóa học, lý học, sinh học…
  • Khả năng chịu lửa của công trình trong giới hạn cho phép có độ an toàn ra sao.
Mỗi công trình được xác định cấp dựa theo nhiều tiêu chí
Mỗi công trình được xác định cấp dựa theo nhiều tiêu chí

Các cấp công trình xây dựng đánh giá theo niên hạn sử dụng

Các cấp công trình xây dựng về cơ bản được chia thành 5 cấp và đánh giá theo niên hạn sử dụng. Cụ thể:

  • Công trình cấp đặc biệt: Loại công trình này có thời gian sử dụng từ 100 năm trở lên.
  •  Công trình xây dựng cấp 1 (I): Công trình này có thời gian sử dụng 100 năm.
  • Công trình xây dựng cấp 2 (II): Công trình này có thời gian sử dụng từ 50 - 100 năm.
  • Công trình xây dựng cấp 3 (III): Công trình này có thời gian sử dụng từ 20 - dưới 50 năm.
  • Công trình xây dựng cấp 4 (IV): Công trình này có thời gian sử dụng dưới 20 năm.

Để đánh giá xem công trình xây dựng thuộc cấp nào cần xem xét cụ thể nhóm chỉ số riêng. Từ đó xác định được công trình xây dựng sẽ ở cấp nào và thực hiện giám sát, quản lý theo cấp đó.

Xem thêm:

10 mẫu giấy phép xây dựng mới nhất 2021

Cách tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng cập nhật 2021

Quy định phân cấp công trình xây dựng nhà ở

Công trình xây dựng nhà ở là công trình được xếp vào loại công trình dân dụng. Vì thế quy định phân cấp công trình nhà ở sẽ được dựa theo Thông tư 03/2016/TT-BXD. Bạn có thể tham khảo bảng 1.1 về phân cấp công trình dân dụng nằm tại Phụ Lục của Thông tư 03/2016/TT-BXD này dưới đây:

Bảng phân cấp công trình dân dụng
Bảng phân cấp công trình dân dụng

Về cơ bản việc phân cấp công trình cần được tuân thủ theo quy định. Thực hiện phân cấp chính xác sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý, giám sát. Đồng thời cũng giúp chúng ta xác định chất lượng công trình. Hy vọng những thông tin Homedy chia sẻ sẽ giúp bạn có kiến thức tổng quan hơn về phân cấp công trình.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cập nhật bảng giá đất Hà Nội mới nhất

Việc cập nhật giá đất Hà Nội 2024 là vô cùng cần thiết. Cập nhật sớm giúp bạn xác định được giá bán và đẩy nhanh các giao dịch nhà đất. Cùng Homedy tìm hiểu ngay giá đất Hà Nội 2024 dưới đây.

Đất thổ cư là gì và những điều cần nắm rõ

Đất thổ cư là loại đất gì? Liệu có thể xây nhà trên đất này không? Những câu hỏi này được nhiều người băn khoăn tìm lời giải đáp. Để giúp những người chưa nắm rõ về loại đất thổ cư, Homedy sẽ giải thích cụ thể hơn dưới đây.

Pháp lý Condotel và những lời khuyên trước khi mua

Rất nhiều những lời “có cánh” khi nói rằng đầu tư vào Condotel sẽ mang lại lợi nhuận cao. Đúng, nhưng rủi ro về pháp lý chính là yếu tố khiến nhiều người băn khoăn khi quyết định. Vậy thực sự pháp lý Condotel 2024 có đủ làm người ta yên tâm khi lựa chọn kênh đầu tư này? Cùng Homedy tìm hiểu ngay dưới đây.

Bong bóng bất động sản và lo ngại nguy cơ “nổ” trong năm nay

Thị trường bất động sản luôn có những mầm mống thổi bùng bong bóng, và khi bong bóng đã quá căng, nguy cơ nổ là điều dễ hiểu. Điển hình là tình trạng "vỡ bóng" năm 2008, vậy bong bóng bất động sản năm 2023 có nguy cơ nổ không? Cùng Homedy tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Homedy qua 3 vòng gọi vốn

Homedy cung cấp công cụ tìm kiếm, lọc thông tin thông minh giúp người dùng tiếp cận thông tin một cách nhanh và thuận tiện nhất.

    Mở App