Chứng chỉ quy hoạch là gì? Thủ tục cấp chứng chỉ quy hoạch

Chứng chỉ quy hoạch là gì? Các quy định, thủ tục về việc cấp chứng chỉ quy hoạch ra sao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Homedy để được giải đáp chi tiết.

Chứng chỉ quy hoạch là gì?

Khái niệm quy hoạch

Quy hoạch là sắp xếp, phân bố các hoạt động và yếu tố sản xuất, dịch vụ, đời sống trên một địa bàn lãnh thổ nhất định. Nhằm thực hiện một mục đích nào đó trong một thời kỳ nhất định. Nói cách khác, quy hoạch nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trên lãnh thổ theo thời gian. 

Có nhiều loại quy hoạch ở nhiều phạm vi, lĩnh vực, thuộc các cấp độ khác nhau, như: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển kinh tế kỹ thuật, quy hoạch đô thị,...

Khái niệm chứng chỉ quy hoạch

Chứng chỉ quy hoạch là văn bản chứng minh nhà đầu tư được phép sử dụng và phát triển ở một khu vực đất nhất định.

Khái niệm về chứng chỉ quy hoạch cũng đã được quy định rõ trong Khoản 16, Điều 3, Luật quy hoạch đô thị. Cụ thể như sau: 

Chứng chỉ quy hoạch là gì
Chứng chỉ quy hoạch là gì

Theo đó, chứng chỉ quy hoạch là văn bản xác định thông tin và các số liệu liên quan đến 1 lô đất, 1 khu vực nhất định theo đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Văn bản này do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Chứng chỉ quy hoạch tiếng Anh là gì?

Chứng chỉ quy hoạch đất còn được gọi là giấy phép quy hoạch. Chứng chỉ quy hoạch tiếng Anh là Planning certificate

Chứng chỉ quy hoạch là gì
Chứng chỉ quy hoạch đất còn được gọi là giấy phép quy hoạch

Nội dung chứng chỉ quy hoạch

Sau khi đã nắm được chứng chỉ quy hoạch là gì, mời bạn tìm hiểu những nội dung của chứng chỉ quy hoạch như sau:

  • Các thông tin liên quan tới ranh giới của lô đất, gồm có:

    • Hệ số sử dụng đất

    • Diện tích lô đất

    • Chức năng sử dụng đất

    • Mật độ xây dựng

    • Chỉ giới xây dựng

    • Chỉ giới đường đỏ

    • Cốt xây dựng

    • Chiều cao tối đa và tối thiểu xây dựng công trình

  • Các thông tin liên quan tới:

    • Bảo vệ môi trường 

    • Kiến trúc và hệ thống hạ tầng kỹ thuật

    • Một số quy định khác theo quy định của luật pháp, thời hạn có hiệu lực của chứng chỉ quy hoạch chi tiết được duyệt

Như vậy, từ nội dung và khái niệm chứng chỉ quy hoạch là gì, chúng ta có thể hiểu việc cấp chứng chỉ quy hoạch chính là việc cung cấp thông tin về quy hoạch khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

>>> XEM NGAY: Quy hoạch 1/2000 là gì? Có nên mua đất quy hoạch 1/2000 không?

Vai trò của chứng chỉ quy hoạch

  • Là công cụ để kiểm soát phát triển quan trọng cho các nhà quy hoạch đô thị

  • Là công cụ hiệu quả của các cán bộ chịu trách nhiệm ra quyết định liên quan tới phát triển đô thị 

Chứng chỉ quy hoạch yêu cầu có:

  • Hồ sơ xin cấp phép/chứng chỉ quy hoạch cho dự án đầu tư/phát triển do cán bộ quy hoạch thuộc cơ quan chịu trách nhiệm liên quan lập nên 

  • Thẩm định kỹ thuật chi tiết minh bạch, bộ 

  • Quyết định phê duyệt hoặc từ chối cấp phép, hoặc phê duyệt có kèm điều kiện

Thủ tục, trình tự xin cấp chứng chỉ quy hoạch

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ quy hoạch (theo mẫu).

  • Giấy tờ chứng minh sử dụng đất hợp pháp (áp dụng đối với trường hợp không có quy hoạch địa điểm) hoặc quyết định và bản vẽ quy hoạch địa điểm được duyệt.

  • Bản đồ khảo sát địa hình theo tỷ lệ 1:500 (kèm theo File bản vẽ Autocad) do đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân thực hiện theo đúng quy định Luật pháp (áp dụng cho các dự án đang sử dụng hoặc có thời gian quy hoạch địa điểm quá 1 năm kể từ ngày địa điểm được phê duyệt).

  • Các tài liệu khác liên quan (nếu có)

    Giấy đề nghị cấp chứng chỉ quy hoạch đất
    Giấy đề nghị cấp chứng chỉ quy hoạch đất

     

Sau đó tiến hành nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại trụ sở Ủy ban nhân dân quận, huyện trong giờ hành chính.

Chứng chỉ quy hoạch là gì
Chứng chỉ quy hoạch là gì

Bước 2:  Cán bộ tại UBND địa phương tiếp nhận hồ sơ

Cán bộ sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ: Chuyên viên tiếp nhận, lập và giao biên nhận cho người nộp hồ sơ;

  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: Chuyên viên tiếp nhận sẽ giải thích và hướng dẫn cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Đồng thời trả lại hồ sơ kèm theo phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ cho cá nhân, tổ chức yêu cầu.

Bước 3: Cấp chứng chỉ quy hoạch

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp quận, huyện sẽ xem xét và Cấp chứng chỉ quy hoạch cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện. 

Trong trường hợp không cấp, phải thông báo nêu rõ lý do bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

Trên đây, bất động sản Homedy đã giải đáp thắc mắc chứng chỉ quy hoạch là gì, các quy định liên quan đến chứng chỉ quy hoạch. Hy vọng đã mang lại cho bạn những thông tin cần thiết!

Quỳnh Thư (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tất tần tật các quy định về luật xây dựng nhà ở liền kề

Luật xây dựng nhà ở liền kề cần chú ý những điểm gì? Xem ngay để không mắc phải những vi phạm khi tiến hành xây dựng nhà cửa.

Ngân hàng HSBC là ngân hàng gì? Cập nhật lãi suất HSBC mới nhất

Ngân hàng HSBC là ngân hàng gì? Rất nhiều người đang quan tâm về sản phẩm vay vốn mua nhà và lãi suất HSBC khi vay mua nhà trả góp hiện nay. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Homedy.

Mẫu hợp đồng thuê đất cá nhân chuẩn, mới nhất theo luật hiện hành

Hợp đồng thuê đất cá nhân là một loại hợp đồng phổ biến trong đời sống xã hội, giúp cho người thuê có thể sử dụng đất của người cho thuê để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Tuy nhiên, để hợp đồng thuê đất cá nhân được hợp pháp và bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên, cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện, nội dung, thời hạn và cách thức thanh toán tiền thuê. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về hợp đồng thuê đất cá nhân, cũng như các lưu ý khi ký kết và thực hiện hợp đồng này. Cùng theo dõi nhé!

Sơn nhà màu trắng sứ: Chẳng lo lỗi thời nhờ cách phối màu cực lạ

Nhiều người e ngại việc sơn nhà màu trắng sứ sẽ khiến ngôi nhà trở nên đơn điệu, lỗi thời. Thế nhưng, nếu biết cách áp dụng những nguyên tắc sơn màu dưới đây, căn nhà trắng sứ của bạn sẽ không những không hề nhàm chán, mà còn trở nên thu hút, và chẳng bao giờ lo lỗi mốt!

Độ dốc mái ngói tối thiểu là bao nhiêu? Cách tính độ dốc mái ngói chuẩn nhất

Độ dốc mái ngói là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, an toàn và hiệu quả sử dụng của mái nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tính độ dốc mái ngói cho phù hợp với từng loại ngói và điều kiện thời tiết. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về độ dốc mái ngói, các tiêu chuẩn và cách tính độ dốc mái ngói tối thiểu theo công thức chuẩn quốc tế. Hãy cùng theo dõi nhé!

    Mở App