Thủ tục hoàn công nhà ở cần chuẩn bị những gì, nộp ở đâu?

Sau khi xây dựng nhà ở xong, để ngôi nhà được đưa vào sử dụng thì bạn cần thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở. Vậy loại thủ tục này được quy định cụ thể như thế nào? Mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết!

1. Thủ tục hoàn công nhà ở là gì?

Thủ tục hoàn công nhà ở là thủ tục nghiệm thu công trình và thông báo cho cơ quan nhà nước trước khi đưa vào sử dụng. Thủ tục này được thực hiện bởi chủ đầu tư hoặc cá nhân (đối với nhà ở riêng lẻ) theo khoản 9 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014. 

Bài viết đưa ra các quy định áp dụng cho thủ tục hoàn công nhà ở riêng lẻ với các cá nhân và thủ tục hoàn công công trình cho chủ đầu tư căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 05/2015/TT-BXD.

2. Điều kiện và trách nhiệm nghiệm thu công trình

Theo khoản 4 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, để được đưa vào sử dụng thì công trình, hạng mục công trình phải được nghiệm thu theo quy định. Theo đó, nghiệm thu công trình được quy định như sau:

* Trách nhiệm nghiệm thu công trình

- Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng (khoản 1 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP).

- Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản.

hoan-cong-nha-o
Thủ tục hoàn công nhà ở cần căn cứ theo quy định pháp luật

* Điều kiện nghiệm thu công trình

Để được nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng thì phải có đủ 03 điều kiện sau:

- Điều kiện 1: Các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm thu, gồm:

+ Nghiệm thu công việc xây dựng;

+ Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng.

Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng.

- Điều kiện 2: Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác, sử dụng công trình.

- Điều kiện 3: Được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

3. Thủ tục hoàn công nhà ở công trình

Sau khi việc thi công công trình xây dựng hoàn tất, chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ hoàn công xây dựng để  nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, nghiệm thu các thiết bị, nghiệm thu từng hạng mục và hoàn thành công trình xây dựng. Hoàn công là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công.

thu-tuc-hoan-cong
Bản vẽ hoàn công nhà ở

Theo quy định của pháp luật hiện hành, danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng nhà ở được ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD, cụ thể như sau:

“1) Giấy phép xây dựng.

2) Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).

3) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

4) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

5) Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

6) Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).

7) Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).

8) Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.”

Nộp hồ sơ tại:

- UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện;

- UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.

Căn cứ khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

- Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;

Theo đó, hồ sơ thủ tục:

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

- Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động:

+ Văn bản công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình thay đổi họ, tên;

+ Bản sao sổ hộ khẩu đối với trường hợp thay đổi người đại diện là chủ hộ gia đình; văn bản thỏa thuận của hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp thay đổi người đại diện là thành viên khác trong hộ;

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh quân đội và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận;

+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên Giấy chứng nhận;

+ Văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp cộng đồng dân cư đổi tên;

+ Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng sạt lở tự nhiên đối với trường hợp giảm diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất do sạt lở tự nhiên;

+ Chứng từ về việc nộp nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp có ghi nợ hoặc chậm nộp nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp người sử dụng đất được miễn giảm hoặc không phải nộp do thay đổi quy định của pháp luật;

+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp có hạn chế theo quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp có thay đổi hạn chế theo văn bản chuyển quyền sử dụng đất thì phải có văn bản chấp thuận thay đổi hạn chế của người có quyền lợi liên quan, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

+ Bản sao một trong các giấy tờ: chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm, thể hiện nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận.

Về biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình bạn tham khảo quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. 

4. Thủ tục hoàn công nhà ở riêng lẻ

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng nhà ở (thường gọi là hồ sơ hoàn công)

Theo phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2015/TT-BXD, danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng nhà ở gồm những giấy tờ sau:

- Giấy phép xây dựng.

- Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).

- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

- Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

- Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).

- Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).

- Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.

Bước 2. Nộp hồ sơ thông báo; kiểm tra

- Nơi nộp hồ sơ thông báo: Theo Điều 54, 55 Nghị định 46/2015/NĐ-CP (trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng và bảo trì công trình - công trình nói chung) và Điều 9 Thông tư 05/2015/TT-BXD (trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng và bảo trì nhà ở) thì chủ nhà nộp hồ sơ hoàn thành công trình nhà ở tại UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

- Sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thì nhà ở sẽ được đưa vào sử dụng.

Trên đây là những thông tin về hướng dẫn thủ tục hoàn công công trình nhà ở chi tiết! Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn! Đón đọc các bài viết về tư vấn nhà ở để cập nhật kiến thức mới nhất về bất động sản, mua bán và thuê nhà đất. 

>>> XEM THÊM:

Các bước thanh toán tiền khi mua nhà đảm bảo an toàn, đúng pháp lý

N.Phương (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đầu tư BĐS Bình Dương: 3 tiêu chí VÀNG không được bỏ qua

Thị trường bất động sản tại Bình Dương trở nên sôi động chưa từng có trong năm 2020. Cơn sốt nhà đất dễ khiến không ít nhà đầu tư xuống tiền. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay nhà đầu tư cần nắm chắc 3 yếu tố sau đầu tư thành công.

Quy định, thủ tục và mẫu đơn xin cải tạo đất nông nghiệp mới nhất

Cải tạo đất nông nghiệp là việc làm rất quan trọng đối với những người sở hữu và sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các thủ tục, quy định cũng như biết cách soạn mẫu đơn xin cải tạo đất nông nghiệp chuẩn. Những nội dung dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề này.

Các bước thanh toán tiền khi mua nhà đảm bảo an toàn, đúng pháp lý

Trong quá trình mua nhà, việc chú ý các thủ tục pháp lý rất quan trọng. Tuy nhiên, thanh toán tiền khi mua nhà làm sao để không gặp rắc rối cũng là điều người mua cần đặc biệt chú ý.

Những thị trường ngách nào giúp nhà đầu tư BĐS hốt bạc tỷ

Bên cạnh những “sân chơi” BĐS lớn, một số nhà đầu tư vẫn đang tìm kiếm các thị trường ngách ít người biết đến tận dụng cơ hội hốt bạc tỷ mỗi dự án. Hãy cùng Homedy khám phá những thị trường bất động sản ngách trong bài viết dưới đây.

Góp vốn bằng nhà ở là gì: Điều kiện, thủ tục chi tiết

Góp vốn bằng nhà ở là dùng tài sản mà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu để góp vào công ty. Thành viên góp vốn bằng nhà ở sẽ phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định pháp luật.

    Mở App