Đổi CMND sang Căn Cước Công Dân có cần xin cấp lại sổ đỏ không?

Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc thắc mắc về trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân thì có phải làm thủ tục để cấp lại sổ đỏ hay không.

Chỉ cần làm thủ tục thay đổi số căn cước công dân trên sổ đỏ

Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, trên trang 1 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân)… của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Căn cứ vào điểm g khoản 1 điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép làm thủ tục thay đổi số Căn cước công dân trên sổ đỏ mà không phải làm lại hay cấp đổi sổ đỏ.

doi-cmnd-sang-cccd
Không cần làm lại sổ đỏ khi muốn đổi số CMND sang CCCD

Hồ sơ thay đổi số CCCD trên sổ đỏ

Căn cứ vào khoản 6 Điều 7 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để thay đổi số Căn cước công dân trên sổ đỏ. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.

- Bản gốc sổ đỏ đã cấp.

- Bản sao thẻ Căn cước công dân mới.

Đồng thời, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mang theo Căn cước công dân mới để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền đối chiếu (khi có yêu cầu).

doi-cmnd-sang-cccd
Cần chuẩn bị bản gốc sổ đỏ đã cấp khi làm hồ sơ

Có nhất thiết phải đổi số CMND sang số CCCD trên sổ đỏ

Pháp luật không bắt buộc người dân khi đổi từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân phải điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ. Tuy nhiên, đây là quyền lợi của người dân và nên thực hiện; bởi khi điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ cho đúng với Căn cước công dân mới sẽ đảm bảo thống nhất về mặt giấy tờ; sau này nếu có bán, cho thuê nhà đất đó sẽ thuận lợi, diễn ra nhanh chóng, không phải tốn thời gian để “chứng minh mình là chính chủ của nhà đất đó”.

Hy vọng những thông tin BDS Homedy tổng hợp trên hữu ích với bạn!

>>> XEM THÊM:

Thủ tục tách sổ đỏ mới nhất 2020, phí tách sổ đỏ là bao nhiêu?

Cách nhận biết sổ đỏ giả đơn giản! Không "kẻ lừa đảo" nào có thể qua mặt

N.Phương (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Có nên mua nhà ở xã hội không: Đừng bỏ lỡ lời khuyên này!

Có nên mua nhà ở xã hội không là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng Homedy phân tích kỹ lợi ích và bất cập của nhà ở xã hội để có câu trả lời phù hợp nhất.

Sổ hồng chung cư và những điều người mua nhà cần biết

Nhiều người mua nhà chung cư thường có băn khoăn về các thủ tục làm sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chung cư) thế nào, khi mua chung cư sẽ được cấp sổ đỏ hay sổ hồng. Dưới đây sẽ là những giải đáp đầy đủ nhất.

Đất tái định cư và những thông tin cần biết [Cập nhật mới nhất]

Đất tái định cư là gì không phải ai cũng hiểu và nắm được quy định về loại đất này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về khái niệm, quy định và kinh nghiệm mua nhà đất tái định cư an toàn.

Thủ tục tách sổ đỏ mới nhất, phí tách sổ đỏ là bao nhiêu?

Thủ tục tách sổ đỏ mới nhất bao gồm các giấy tờ theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và lệ phí theo quy định nhà nước. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết!

GFA là gì? Ý nghĩa và cách tính toán [Cập nhật mới nhất]

Chúng ta thường bắt gặp nhiều từ ngữ, cụm từ chuyên ngành hoặc từ viết tắt chỉ sử dụng trong lĩnh vực xây dựng. GFA cũng là từ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng để tính toán chính xác các thông số cơ bản. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu rõ GFA là gì, cùng Homedy tìm hiểu về định nghĩa, ý nghĩa cũng như cách tính toán GFA qua bài viết sau nhé!

    Mở App