10 rủi ro có nguy cơ "hút sạch vốn" của nhà đầu tư bất động sản

Giao dịch bất động sản luôn muôn hình vạn trạng các rủi ro tiềm ẩn, nhiều nhà đầu tư bất động sản không chú ý đến các rủi ro này dẫn đến xuống tiền đầu tư luôn khi chưa xem xét kỹ về dự án. Cùng Homedy tìm hiểu các rủi ro giúp bạn có những sự lựa chọn đầu tư phù hợp.

Xung đột về giá, phí, phương thức thanh toán

Nếu người mua không thỏa thuận kỹ về giá cả, phí và chi phí trước đó (đặc biệt là tại thời điểm đặt cọc) dẫn đến không phân định được ai phải chịu khoản chi phí phát sinh. Việc thanh toán theo tiến độ như thế nào, bao nhiêu và bằng phương thức nào nếu không có thỏa thuận kỹ có thể dẫn đến tranh cãi. Khi giao dịch bất động sản có giá trị cao, nếu ngay từ đầu các bên không thỏa thuận rõ ràng về việc thanh toán qua tài khoản phong tỏa (escrow account) mở tại ngân hàng thì có thể vướng thêm xung đột khi thực hiện.

rui-ro-trong-dau-tu-bat-dong-san
Những rủi ro trong đầu tư bất động sản

Rủi ro vì vướng quy hoạch

Người mua nhà đất không kiểm tra hoặc không thể kiểm tra thông tin quy hoạch của bất động sản, hoặc bên bán biết nhưng không cung cấp thông tin cho bên mua, hoặc cung cấp thông tin sai lệch (vô tình hoặc cố ý).

Vướng thế chấp

Mua một bất động sản đang thế chấp, bảo lãnh tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhưng chưa được giải chấp tại thời điểm bán là rủi ro có thể khiến bên mua mất cả chì lẫn chài.

Rủi ro vì nhà đất chưa đủ điều kiện bán

Nhà đầu tư nếu không cẩn trọng mua phải nhà đất không hoặc chưa đáp ứng đủ điều kiện để giao dịch. Mua phải một bất động sản không được phép hoặc không thể giao dịch sẽ làm phát sinh rất nhiều rắc rối liên quan.

Mua phải tài sản đang bị chiếm dụng

Người mua không tìm hiểu về tình trạng tài sản đang tranh chấp hoặc đang bị ngăn chặn hoặc có bên thứ ba đang chiếm dụng để sử dụng, khai thác. Ví dụ thuê, ở hợp pháp, tranh chấp lối đi chung...

Hợp đồng sai chuẩn

Theo quy định, hầu hết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản phải được thành lập thành văn bản và được công chứng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại giao dịch mà các bên ký kết hợp đồng không công chứng (sai quy định), thậm chí có thể chỉ giao dịch bằng giấy tay hoặc bằng lời nói hay chỉ lập vi bằng. Đây là một sai lầm có thể dẫn đến rủi ro mất trắng cho phía bên mua.

Giao dịch không đúng người, không chính chủ

Trường hợp này xảy ra khi bất động sản đang giao dịch thuộc sở hữu chung nhưng chỉ có một bên đứng ra giao dịch hoặc người đứng ra thực hiện giao dịch không phải là chủ sở hữu. Ví dụ, tài sản của vợ chồng nhưng chỉ giao dịch với vợ hoặc chồng mà không có sự đồng ý hợp pháp của người còn lại. Hoặc tài sản của ông bà, bố mẹ nhưng con cháu đứng ra giao dịch.

Thỏa thuận cọc qua loa

Một bên yêu cầu hủy cọc hoặc tiếp tục nhưng bên còn lại không đồng ý và muốn giải quyết theo thỏa thuận. Tuy nhiên, thỏa thuận không rõ ràng, vướng mắc xảy ra. Quá trình mua bán nhà đất tại thời điểm đặt cọc sẽ trở nên đầy rủi ro nếu các bên không có sự thỏa thuận kỹ từ trước hoặc chỉ làm qua loa.

Chất lượng bất động sản không đảm bảo

Bên mua kiểm tra chất lượng nhà đất hời hợt, không đầy đủ hạng mục và không chính thống có thể dẫn đến nhận một tài sản sai với kỳ vọng ban đầu. Điều này có nghĩa là suất đầu tư tiền tỷ đang giảm giá trị đáng kể so với số tiền người mua đã bỏ ra.

Rủi ro vì bị lừa đảo

Chủ sở hữu chỉ có một bất động sản nhưng mang đi đặt cọc, giữ chỗ, bán cho nhiều người bằng giấy tay hoặc bằng hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ủy quyền. Đây là những loại hợp đồng đầy rủi ro có thể khiến nhà đầu tư mất sạch tiền tỷ nếu gặp phải tình huống lừa đảo này.

Bất động sản có giá trị lớn, chính vì thế việc lưu ý trong khi đầu tư hết sức quan trọng. Hy vọng những thông tin mà Homedy chia sẻ trên hữu ích với bạn trong việc đưa ra quyết định đầu tư bất động sản. 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

5 sai lầm 70% người đầu tư bất động sản thường gặp và cách giải quyết

Mục đích chính của hầu hết người đầu tư bất động sản là để kiếm lời, nhưng điều này không hề dễ dàng, nhất là đối với những người lần đầu tiên bước chân vào lĩnh vực này. Nếu không chú ý, rất có thể bạn sẽ vướng phải một số sai lầm sau:

Kinh nghiệm bán nhà đất: Cách thương lượng để được giá bán tốt

Thương lượng giá cả mua bán nhà đất cũng là một nghệ thuật. Làm thế nào để có thể thỏa thuận với một mức giá hợp lý, không bị "hớ" khi bán? Tất cả những thông tin này sẽ có trong bài viết sau:

Thủ đoạn lừa bán đất nền ngày càng tinh vi của cò đất

Trong bối cảnh đất nền tại các thành phố lớn đang khan hiếm, nhiều chiêu trò lừa bán đất của các cò đất ngày càng tinh vi đánh vào tâm lý của người dân mong muốn mua với giá mềm. Vì thế nhiều người mắc lừa, dính vào cạm bẫy mua bán, khiến "tiền mất tật mang". Đó là những chiêu trò gì? Cùng Homedy tìm hiểu qua các thông tin:

Thủ tục yêu cầu cơ quan nhà nước cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bị mất?

Có nhiều lý do khiến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất như do thiên tại (lũ lụt, bão, động đất) hay do các sự cố ngoài ý muốn như hỏa hoạn. Đây là những sự cố không mong muốn. Vậy trong trường hợp bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm thế nào để khắc phục và quy trình gồm những gì? Cùng Homedy tìm hiểu qua các thông tin:

Nghề môi giới bất động sản: 3 khó khăn sale bất động sản thường gặp và cách giải quyết

Nghề môi giới bất động sản (BĐS) là một nghề đầy thách thức và đòi hỏi bạn cần có sự kiên định, cố gắng, sáng tạo. Nhiều sale bất động sản chia sẻ rằng trong nghề này đầy đủ cung bậc cảm xúc gồm vui, buồn, tan vỡ, hạnh phúc. Đối với những người mới vào nghề không lâu thường gặp 3 khó khăn sau:

    Mở App