Trường hợp tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ thì giải quyết thế nào?

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ không phải là câu chuyện hiếm gặp trong thời đại hiện nay. Để hiểu đúng về tranh chấp đất đai có sổ đỏ cũng như giải pháp để xóa bỏ những tranh chấp đất đai nói chung, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây từ Homedy.

Hiểu đúng về tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Trước khi tìm hiểu về các giải pháp tranh chấp đất đai có sổ đỏ, bạn cần phải chắc chắn rằng mình đã hiểu về tranh chấp đất đai có sổ đỏ là gì. Căn cứ vào khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013, sổ đỏ được hiểu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Cụ thể:

"Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất."

tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là gì?

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là trường hợp giữa hai cá nhân hoặc giữa cá nhân với tổ chức hoặc giữa tổ chức với tổ chức có mâu thuẫn về nhà đất đã được cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. 

Hiểu một cách đơn giản, tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ có nghĩa là sự xung đột, mâu thuẫn giữa chủ thể này và chủ thể khác về đất đã được cấp sổ đỏ trước đó.

Trường hợp tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ thường gặp

Nhiều người cho rằng có sổ đỏ trong tay là đã nắm toàn quyền sử dụng và không lo sợ bất kỳ ai có thể tác động đến đất đai thuộc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của họ. Tuy vậy, trên thực tế pháp luật đã thừa nhận có các trường hợp tranh chấp đất có sổ đỏ.

Chẳng hạn, anh A và chị B là hàng xóm, A cho rằng diện tích đất trong sổ đỏ nhà B là không chính xác bởi đã "lấn" sang phần đất mà ông bà để lại cho mình. Như vậy, đất có sổ đỏ vẫn có thể rơi vào quan hệ tranh chấp.

Theo tìm hiểu từ Homedy - nền tảng kết nối bất động sản uy tín hàng đầu Việt Nam, có nhiều trường hợp tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ phổ biến như sau:

  • Tranh chấp lối đi chung

  • Tranh chấp ranh giới đất liền kề

  • Tranh chấp khi đất được cấp sổ đỏ bị trùng diện tích

  • Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là tài sản chung của vợ chồng

  • Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

  • Tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ

Vậy, các phương án giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là gì?

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ giải quyết như thế nào?

Có nhiều cách để giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ với mức ưu tiên từ cao tới thấp như sau:

Tự hòa giải giữa các bên tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Căn cứ vào các quy định tại điều 201, 202 Luật đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. 

Theo đó, hướng xử lý tranh chấp đất đai được ưu tiên nhất hiện nay là hòa giải giữa hai bên. Với hướng xử lý này, các bên có thể tự hòa giải với nhau. Nếu sau khi hai bên đã hòa giải nhưng không có được tiếng nói chung thì phải hòa giải thông qua UBND xã và đoàn thể Ban Mặt trận tổ quốc. 

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Nhà nước khuyến khích tự hòa giải giữa các bên khi tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Việc hòa giải tại cấp cơ sở phải được lập thành biên bản với sự ký nhận bởi các bên và xác nhận hòa giải thành hay không thành của UBND xã, phường. Đồng thời, biên bản được gửi đến các bên tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ và lưu tại văn phòng UBND cấp xã/phường nơi có tranh chấp xảy ra.

Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND xã, phường gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để làm thủ tục khớp số liệu trên sổ đỏ.

Gửi đơn khởi kiện về tranh chấp đất đai đến tòa án nhân dân

Trong trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ nhưng không thành công, các bên có quyền sử dụng phương án khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp để yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013. 

Theo đó, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.

Khi có tranh chấp đất đai có sổ đỏ, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm tài liệu chứng minh đến Tòa án có thẩm quyền và thực hiện việc nộp tạm ứng án phí. Tại đây, tòa án có trách nhiệm tiếp nhận đơn khởi kiện hợp lệ của người dân.

Khi đã thụ lý giải quyết vụ án, tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành. 

  • Trường hợp hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, sau thời gian 07 ngày các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì mọi việc tranh chấp đất đai sẽ chính thức kết thúc. 

  • Trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đặc biệt, ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án tranh chấp đất đai có sổ đỏ. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

Trên đây là những điều cần biết về thủ tục tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ từ nền tảng kết nối bất động sản Homedy tổng hợp. Mong rằng với những thông tin trên, bạn sẽ có cách giải quyết tranh chấp đất đai êm thấm, hài hòa lợi ích giữa các bên.

Nếu bạn có nhu cầu mua bán nhà đất hoặc cho thuê nhà đất, hãy truy cập website Homedy và đăng tin ngay để tiếp cận tới đông đảo khách hàng quan tâm!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhà đất Hà Đông: Ưu nhược điểm đầu tư từ phân tích của chuyên gia

Nhà đất Hà Đông trong năm 2024 sẽ có xu hướng thay đổi ra sao? Nên hay không đầu tư vào thị trường bất động sản Hà Đông? Tham khảo ngay những phân tích dưới đây của giới chuyên gia do Homedy tổng hợp.

Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột phải giải quyết như thế nào?

Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột xưa nay không phải là chuyện hiếm gặp. Trong trường hợp hai anh em ruột không thể tự thỏa thuận và hòa giải, để tránh những mâu thuẫn không đáng có thì việc nhờ đến quy định pháp luật là điều vô cùng cần thiết.

Tổng chi phí làm sổ đỏ chung cư theo luật hiện hành là bao nhiêu?

Lệ phí làm sổ đỏ chung cư bao nhiêu theo luật hiện hành đang là băn khoăn của rất nhiều người. Vậy mua căn hộ chung cư nhận sổ hồng hay sổ đỏ, chi phí làm sổ đỏ căn hộ là bao nhiêu, thủ tục như thế nào?

Cách định giá nhà đất chuẩn khi mua bán BĐS

Cách định giá nhà đất chuẩn sẽ góp phần giúp việc mua bán nhà đất được diễn ra thuận lợi. Người bán không lo bị “hớ” và người mua cũng không sợ bị đắt. Dưới đây là 5 cách định giá bất động sản chuẩn, chính xác.

Tổng hợp những căn biệt thự sân golf Tam Đảo đẹp long lanh

Biệt thự sân golf Tam Đảo nào đáng thử nhất? Hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây của Homedy

    Mở App