Không phải khu Đông, đây mới là nơi được đầu tư mạng lưới giao thông ‘khủng’ nhất Sài Gòn 2 năm tới!

Trong kỳ họp tháng 12 tới, TP.HCM sẽ trình HĐND TP.HCM lộ trình đầu tư hàng loạt dự án hạ tầng giao thông với tổng vốn đầu tư dự tính hơn 30.000 tỷ đồng theo nhiều hình thức khác nhau.

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM chia sẻ, nhiều dự án hạ tầng thuộc khu Nam Sài Gòn đã được đưa vào lộ trình phê duyệt đầu tư từ nay đến năm 2020 như: dự án xây nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (vốn đầu tư 2.600 tỷ đồng); dự án cầu Thủ Thiêm 3; cầu Thủ Thiêm 4; dự án cầu Nguyễn Khoái từ quận 7 qua quận 4 (vốn đầu tư 1.250 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, dự án mở rộng đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4 lên hơn 40m cũng đang được TP.HCM xem xét. Đây là tuyến đường quan trọng giúp kết nối khu trung tâm TP.HCM với khu đô thị cảng Hiệp Phước.

Ngoài ra, dự án đường trục Bắc - Nam kết nối khu vực trung tâm với các Quận 4, 7 và huyện Nhà Bè có tổng kinh phí dự trù hơn 8.500 tỷ đồng cũng sẽ được đầu tư trong giai đoạn này; dự án cầu Rạch Đĩa và cầu Long Kiểng vừa được khởi công và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018…

bds nam sai gon

Công ty Phú Mỹ Hưng được UBND TP.HCM giao triển khai nhanh chóng phương án đầu tư dự án hệ thống hầm chui, cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, với số vốn gần 4.000 tỷ đồng.

Mặt khác, khu Nam Sài Gòn còn sở hữu các dự án quy hoạch trục đường Phú Thuận, nối từ khu vực Mũi Đèn Đỏ thẳng vào khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Đường Phú Thuận sẽ trở thành trục đường huyết mạch quan trọng, tạo động lực phát triển bất động sản khu vực này trong năm tới.

Ngoài những dự án trọng điểm, khu Nam còn kết nối thuận tiện đến khu trung tâm nhờ sự phát triển đồng bộ nhiều tuyến đường. Đường Huỳnh Tấn Phát được mở rộng lên 30m kết nối với trục đường chính Nguyễn Văn Linh. Cầu Bình Tiên được xây dựng để mở đường cho việc hình thành tuyến đường Vành đai trong kết nối toàn bộ khu vực Nam Sài Gòn với các khu vực Tây và Tây Nam thành phố.

Không dừng ở đó, dự án cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh sẽ được xây dựng theo hình thức BOT kết hợp BT. Hiện nay Sở Quy hoạch - Kiến trúc đang tổ chức thi tuyển kiến trúc để trình UBND TP.HCM phê duyệt.

bds nam sai gon
Khu Nam Sài Gòn triển vọng trở thành đại công trường với nhiều dự án giao thông hạ tầng lớn.

Bên cạnh việc ưu tiên giải quyết các điểm ùn tắc, trước mắt thành phố cũng lên phương án mở rộng đường Lê Văn Lương - tuyến đường huyết mạch kết nối khu Nam Sài Gòn và tỉnh Long An. Tuyến Metro số 4 với tổng vốn đầu tư 97.000 tỷ đồng (đi qua các quận 1, 3, 4, 7, 12, Gò Vấp, Phú Nhuận và huyện Nhà Bè) chạy song song với đường Nguyễn Hữu Thọ, đã quy hoạch và đang được kiến nghị điều chỉnh kéo dài từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu đô thị cảng Hiệp Phước.

Theo quy hoạch, TP.HCM sẽ có 3 tuyến vành đai (Vành đai 2, Vành đai 3 và Vành đai 4) với tổng chiều dài khoảng 351 km kết nối nhiều khu vực thành một thể thống nhất. Nhưng trên thực tế, Vành đai 2 với chiều dài khoảng 64,0 km nhưng mới đầu tư được 54,6km. Vành đai 3, Bộ GTVT nghiên cứu đầu tư và TP.HCM đang nghiên cứu đề xuất phối hợp đầu tư theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM; tuyến Vành đai 4 hiện chưa xác định nguồn vốn đầu tư…

bds nam sai gon

Gần đây, UBND TP.HCM vừa kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đưa việc xây dựng một làn đường song hành với quốc lộ 50 bổ sung vào quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM.

Theo đó, điểm đầu của tuyến đường mới sẽ kết nối với dự án nối đường Phạm Hùng hiện hữu với cầu Kênh Cây Khô (đoạn tuyến dài khoảng 800m), tại xã Phước Lộc - huyện Nhà Bè (TP.HCM), điểm cuối sẽ kết nối với Quốc lộ 50 tại lý trình Km12+600 (ngã tư Tân Kim, xã Tân Kim - huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An).

Tổng chiều dài tuyến đường sẽ trong khoảng 8,6km, vận tốc thiết kế đạt 80km/h, quy mô mặt cắt ngang tuyến dự án được thiết kế với 6 làn xe; bề rộng mặt cắt ngang cầu được bố trí phù hợp với quy mô phần tuyến. Kỳ vọng đây là tuyến đường có thể xem là trục động lực, khi hoàn thành khơi dậy tiềm năng của vùng hạ Long An gồm các huyện: Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Châu Thành.

Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM định hướng sẽ phát triển các đô thị vệ tinh quanh trung tâm thành phố, mở rộng phát triển các khu công nghiệp mới tại vùng ven và các huyện lân cận phía Nam như Bến Lức, Cần Giuộc của tỉnh Long An, từ đó chuyển dịch hướng phát triển ra vùng ven, giảm tải áp lực dân số tại trung tâm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nơi đây.

>>> XEM THÊM:

Triệu người mừng rỡ vì chuẩn bị không cần xin giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ?

Có thật không việc kinh doanh nhà 30m2 một vốn bốn lời?

Dân đầu tư nhỏ lẻ Sài Gòn chuộng ‘săn’ nhà trong trung tâm để cho thuê lại

K.Phương

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triệu người mừng rỡ vì chuẩn bị không cần xin giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ?

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã chỉ ra nhiều điểm bất cập đang diễn ra, liên quan đến quy hoạch trong văn bản trình Thủ tướng Chính phủ gần đây.

Bất động sản cuối năm: Những điểm ‘nóng’ đất nền tỉnh lẻ nào đang vào tầm ngắm của dân đầu tư?

Ở thời điểm cuối năm, thị trường đất nền nhiều khu vực tỉnh lẻ đang có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là các khu vực các thị trấn, thị xã đang được quy hoạch lên thành phố.

Giá đất liên tục leo thang theo dự án VinCity: Cơ hội hay rủi ro?

Việc sắp sửa mở bán dự án Vincity (Quận 9, TP.HCM) của tập đoàn Vingroup đã lan tỏa sức nóng đến các khu vực lân cận, giá đất các tuyến đường gần dự án này đang được đẩy lên khá cao.

Khám phá căn hộ Dual-key đa tiện ích tại dự án Amber Riverside

Mang đến không gian riêng tư trong cùng một căn hộ cho gia đình đa thế hệ và giúp gia chủ tăng thêm thu nhập từ việc cho thuê, đó là những ưu điểm vượt trội của căn hộ Dual-key 4PN tại dự án Amber Riverside. 

Chi hàng chục tỷ đồng để đầu tư ‘đất nền’ nghĩa trang

Trong khi thị trường đất nền, căn hộ ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đang có dấu hiệu chững lại vì giá tăng quá cao, nhiều người đã tìm đến một phân khúc đầu tư nhỏ hơn là đất nghĩa trang.

    Mở App