[Góc tư vấn] Phải làm gì khi nhà nứt lún vì hàng xóm tự ý mượn tường xây nhà?

Tường nhà đột nhiên xuất hiện những vết nứt, nền gạch men bị lún và vỡ,... chỉ vì nhà hàng xóm tự ý mượn tường xây nhà. Phải giải quyết sao trong trường hợp này?

Câu hỏi của bạn đọc Homedy có nội dung như sau:

Hàng xóm xây nhà 3 tầng và làm đà sát tường hiện hữu của nhà tôi. Họ không xây tường riêng mà mượn tường nhà tôi nhưng không hỏi ý kiến tôi. Tôi rất bức xúc và chủ động gặp hỏi họ và đã khẳng định không cho họ mượn tường.

Khi họ thi công được 1 tháng, tường nhà tôi đã xuất hiện những vết nứt, nền gạch men bị lún và vỡ. Thêm nữa, họ còn đánh rơi tấm cốt pha sang nhà tôi, đóng đinh bê tông vào tường để làm cốt pha đổ cột bê tông. Cứ tiếp tục như vậy, tôi sợ rằng tường nhà tôi sẽ ngày càng bị nứt rộng?

Xin hỏi luật sư, nhà bên cạnh có vi phạm về luật xây dựng không? Việc đảm bảo an toàn khi xây dựng được quy định như thế nào? Tôi phải làm gì để đảm bảo được quyền lợi của mình. Xin cảm ơn.

xay nha

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định về việc quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ phải thực hiện nguyên tắc đảm bảo an toàn cho con người, tài sản, thiết bị, công trình, các công trình lân cận và môi trường xung quanh.

Thông tư 05/2015/TT-BXD quy định chi tiết về quản lý chất lượng công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ thì để đảm bảo an toàn khi xây dựng chủ nhà cần thực hiện các công việc như sau:

+ Khảo sát xây dựng nhà ở, tùy theo quy mô nhà ở, việc khảo sát xây dựng thực hiện theo các quy định sau:

- Đối với nhà ở dưới 7 tầng, chủ nhà được tự thực hiện hoặc thuê cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện khảo sát xây dựng. Trường hợp không thuê khảo sát xây dựng, chủ nhà có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: kiểm tra trực tiếp thông qua hố đào thủ công để xác định chiều dày, chất lượng các lớp đất và xác định lớp đất dự kiến đặt móng nhà; tham khảo số liệu khảo sát địa chất công trình, giải pháp xử lý nền móng của các công trình liền kề, lân cận; tham khảo số liệu địa chất công trình nơi xây dựng nhà ở do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp.

- Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc khảo sát xây dựng phải được tổ chức khảo sát có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.

+ Trước khi thi công xây dựng, chủ nhà chủ động liên hệ với các chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình liền kề, lân cận để kiểm tra hiện trạng và ghi nhận các khuyết tật của công trình liền kề, lân cận để làm căn cứ xác định mức độ thiệt hại khi thi công xây dựng, nếu công trình liền kề, lân cận có dấu hiệu bị lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ sập đổ do ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở gây ra.

+ Thiết kế xây dựng theo từng quy mô nhà ở:

- Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự thiết kế.

- Đối với nhà ở dưới 7 tầng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.

- Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện và phải được thẩm định theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

+ Khi thi công xây dựng, chủ nhà phải quản lý thi công theo từng quy mô nhà ở:

- Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự tổ chức thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn xây dựng và các ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở đến các công trình liền kề, lân cận;

- Đối với nhà ở dưới 7 tầng, trừ trường hợp trên, việc thi công xây dựng được tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm thi công xây dựng công trình với quy mô tương tự thực hiện. Trong quá trình thi công xây dựng, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, chủ nhà phải tham khảo ý kiến của thiết kế để kịp thời xử lý;

- Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thi công xây dựng phải được tổ chức có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định thực hiện. Chủ nhà phải chuẩn bị hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định và thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được kiểm tra trước khi đưa công trình vào sử dụng.

+ Khi xây dựng, Nhà nước khuyến khích giám sát thi công xây dựng nhà ở với các nội dung chủ yếu sau:

- Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đối với nhà ở và các công trình liền kề, lân cận;

- Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị trước khi đưa vào thi công xây;

- Kiểm tra hệ thống cốp pha, giàn giáo thi công;

- Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.

xay nha

Như vậy, từ các căn cứ trên, nhà hàng xóm xây dựng ngôi nhà 3 tầng là hoàn toàn vi phạm về quy định bảo đảm an toàn xây dựng, gây thiệt hại cho nhà bạn thì đương nhiên phải bồi thường, khắc phục thiệt hại do việc việc xây dựng nhà ở của nhà hàng xóm gây ra cho gia đình nhà bạn.

Phương án để gia đình bạn đảm bảo được quyền lợi của mình như sau:

Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường một số trường hợp khác.

Trong trường hợp này, do nhà hàng xóm đã xây nhà mà không có các biện pháp bảo đảm an toàn xây dựng nên gây thiệt hại tới ngôi nhà của gia đình bạn nên nhà hàng xóm buộc phải đền bù và khắc phục thiệt hại cho gia đình bạn.

Về nguyên tắc bồi thường, Khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.

Từ các căn cứ nêu trên, để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thể yêu cầu nhà hàng xóm nếu nhà hàng xóm trong quá trình thi công, xây dựng công trình xây dựng gây ảnh hưởng, thiệt hại đến các nhà bạn thì nhà hàng xóm đó phải ngừng việc thi công và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với sự cố do công trình của mình gây ra.

Về mức độ bồi thường thiệt hại: mức độ bồi thường thiệt hại do các bên thỏa thuận, căn cứ theo quy định của pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra, cụ thể gồm: mức thiệt hại thực tế đối với công trình lân cận bị hư hỏng và các chi phí khác có liên quan. Nếu không tự xác định được mức độ thiệt hại thì một trong hai bên có thể thuê cơ quan định giá để xác định mức thiệt hại cụ thể để làm căn cứ bồi thường. Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp gia đình bạn và nhà hàng xóm không thỏa thuận được được mức bồi thường và biện pháp khắc phục hậu quả, hoặc hàng xóm không thực hiện đúng thỏa thuận ban đầu về phương án bồi thường thì bạn có thể gửi đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật xây dựng của nhà hàng xóm đến Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có nhà bị hư hỏng để được giải quyết; hoặc gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có nhà bị hư hỏng để yêu cầu nhà hàng xóm bồi thương thiệt hại và thực hiện các biện pháp khắc phục đối với nhà của bạn theo thủ tục tố tụng dân sự.

Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề luật nhà - đất, hãy đặt câu hỏi gửi về địa chỉ email [email protected] để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn pháp luật miễn phí. Hy vọng những giải đáp của chúng tôi giúp bạn có thể giải quyết được vấn đề của mình!

Homedy kết hợp Công ty luật Hưng Việt

Website: https://luathungviet.vn/

>>> XEM THÊM:

Tin vào bản photo sổ đỏ, ngỡ mua được nhà rẻ mà hóa đắt

Mua chung đất, để một người đứng tên: Nên hay không?

'Thấp thỏm' sợ mất đất vì lỡ mua bằng giấy viết tay

K.Phương

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

[Góc tư vấn] Mua chung đất, để một người đứng tên: Nên hay không?

5 người chúng tôi mua chung một mảnh đất dự án, liệu để một người đứng tên có nguy hiểm không?

"Chia tay đòi nhà" có được không?

Khi cả hai còn tình cảm, ông làm giấy tặng cho bà cả căn nhà. Hai năm sau, hai người chia tay, ông kiện bà ra tòa đòi lại nhà…

[Góc tư vấn] Bố để lại nhà cho riêng tôi, anh trai đòi kiện ra toà chia thừa kế

Bố mất thừa kế cho con trai út căn nhà, vậy con trai trưởng có quyền tranh chấp tài sản mà bố để lại hay không?

[Góc tư vấn] Mẹ chồng chỉ sang tên nhà chục tỷ cho con trai, con dâu nhất quyết đòi quyền lợi

“Mẹ chồng luôn nghĩ là tôi tham lam, muốn chiếm căn nhà, sau này li hôn thì đòi chia tài sản”.

[Góc tư vấn] Hàng xóm vỡ nợ, có nên mua lại căn nhà giá bèo đang thế chấp ngân hàng?

“Do làm ăn thua lỗ, hàng xóm muốn bán lại cho tôi căn nhà đang thế chấp sổ đỏ ngân hàng với giá khá rẻ. Vậy nếu mua lại căn nhà này, tôi cần lưu ý gì để không gặp rủi ro?”

    Mở App