Địa chỉ lưu trú là gì? Thủ tục khai báo lưu trú như thế nào?

Địa chỉ lưu trú là gì? Thủ tục khai báo địa chỉ lưu trú như thế nào? Hãy cùng Homedy tìm hiểu các nội dung này chi tiết trong bài viết dưới đây.

Với hệ thống giao thông vận tải ngày càng được phát triển, chúng ta có thể dễ dàng di chuyển đến nhiều nơi khác nhau và ở lại trong một thời gian nhất định. Khi đến nơi không thuộc địa chỉ đăng ký thường trú, thì chúng ta cần thông báo lưu trú? Vậy địa chỉ lưu trú là gì? Thủ tục khai báo địa chỉ lưu trú như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các nội dung này chi tiết bên dưới nhé!

Lưu trú là gì?

Để hiểu rõ hơn về địa chỉ lưu trú là gì, trước tiên ta cần nắm rõ khái niệm về lưu trú. Lưu trú là cụm từ được thay thế cho thuật ngữ “tạm trú vãng lai”. Với sự sự thay thế trên, nhằm giúp người dân có thể dễ dàng phân biệt hai khái niệm “cư trú” và “lưu trú”.

Lưu trú là hoạt động di chuyển của công dân Việt Nam đến và sinh sống tại một địa điểm, trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là nơi nằm ngoài phạm vi đăng ký hộ khẩu thường trú và tạm trú.

địa chỉ lưu trú là gì

Tính pháp lý cơ sở lưu trú

Luật cư trú 2006, đã sửa đổi và bổ sung 2013. Lưu trú là hoạt động di chuyển ra ngoài phạm vi khu vực cư trú đã được đăng ký. Đặc biệt, họ không thuộc trường hợp phải đăng ký giấy tạm trú trong khoảng thời gian nhất định.

Chính vì thế, cá nhân hoặc tập thể lưu trú cần xác định rõ mục đích, thời gian đến và đi khỏi địa điểm lưu trú đó. Cơ sở pháp lý lưu trú nhằm đơn giản hóa quá trình làm thủ tục cho khách vãng lai. Khách vãng lai bao gồm du khách, người thăm bệnh, chữa bệnh,...Đồng thời, tạo điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích tại nơi lưu trú.

Trong thời gian lưu trú, cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành quản lý dữ liệu cư trú tại địa phương. Có thể kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ hay dựa trên yêu cầu. Nếu phát hiện tình trạng không thông báo cư trú sẽ xử phạt nặng hành chính theo quy định theo Thông tư số 35/2014/TT-BCA cùng Nghị định 31/2014.

Địa chỉ lưu trú là gì?

Địa chỉ lưu trú là nơi thường trú hoặc tạm trú của mỗi công dân. Công dân Việt Nam chỉ được đăng ký địa chỉ lưu trí tại nơi sinh sống lâu dài và đảm bảo tính hợp pháp.

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của cá nhân - tổ chức - cơ quan theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không xác định được nơi lưu trú dành cho công dân Việt Nam đó thì. Nơi cư trú là địa chỉ đang sinh sống được Công an phường - xã xác nhận.

Tóm lại, địa chỉ lưu trú là nơi ở của một người, có thể là thường trú hoặc tạm trú, nơi người đó đang sinh sống và hợp pháp.

địa chỉ lưu trú là gì
Địa chỉ lưu trú là nơi ở của một người

Cần thông báo địa chỉ lưu trú khi nào? 

Cần thông báo địa chỉ lưu trú khi công dân Việt Nam đến và ở lại một địa điểm, trong một khoảng thời gian nhất định. Nơi mà nằm ngoài phạm vi họ đã đăng ký hộ khẩu thường trú và tạm trú. Theo quy định luật lưu trú, thông báo lưu trú như sau:

  • Phải thực hiện thông báo lưu trú trước 23h. Nếu sau 23h, thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau.

  • Nếu gia đình đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần đến Công an phường - xã thông báo lưu trú 1 lần. Việc thông báo lưu trú được thực hiện qua điện thoại hoặc trực tiếp tại văn phòng.

Thủ tục khai báo lưu trú như thế nào?

Dựa theo Thông tư số 35/2014/TT-BCA, công dân đến lưu trú cần xuất trình một trong những giấy tờ bên dưới, cho người có trách nhiệm quản lý thông báo và làm thủ tục lưu trú. Cụ thể gồm:

  • CMND/CCCD

  • Hộ chiếu còn hiệu lực sử dụng trong thời điểm xin lưu trú.

  • Giấy xác nhận được cơ quan, UBND phường xã cấp.

  • Một số giấy tờ tùy thân khác theo yêu cầu.

Đối với trẻ dưới 14 tuổi sẽ không cần xuất trình giấy tờ khi làm thủ tục lưu trú. Thế nhưng, phải cung cấp đầy đủ thông tin về người giám hộ của trẻ.

Địa chỉ khai báo lưu trú ở đâu?

Địa chỉ lưu trú là gì và khai báo ở đâu? Khai báo lưu trú tại trụ sở Công an phường - xã hoặc địa điểm khác theo quy định của pháp luật. Việc thông báo lưu trú có thể tiến hành qua điện thoại hoặc làm việc trực tiếp tại văn phòng.

Khai báo lưu trú tại trụ sở Công an phường - xã

Những lưu ý khi khai báo thông tin lưu trú

  • Đối tượng có trách nhiệm thông báo lưu trú gồm gia đình, cơ sở khám chữa bệnh, khu nhà ở tập thể, khách sạn, nhà trọ,...

VD: Nhà nghỉ phải báo cáo thông tin số khách lưu trú trước 23h trong ngày cho Công an phường.

  • Nếu thành viên trong gia đình đến lưu trú nhiều lần. Thì chỉ cần đến các trụ sở Công an phường xã để thông báo lưu trú một lần. Bạn có thể thực hiện thông báo lưu trú qua điện thoại hoặc trực tiếp tai văn phòng.

Hy vọng rằng những lời giải đáp cho câu hỏi địa chỉ lưu trú là gì sẽ giúp ích cho bạn trong thời gian tới. Đừng quên truy cập Homedy để đón đọc các thông tin về bất động sản, kinh nghiệm mua bán nhà đất hữu ích nhé! 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cách tính giá thuê đất nông nghiệp 50 năm chuẩn xác

Giá thuê đất nông nghiệp 50 năm là vấn đề được các cá nhân và tổ chức rất quan tâm khi được Nhà nước cho thuê đất để sử dụng, mở rộng sản xuất. Cùng tìm hiểu chi tiết về cách tính giá thuê đất nông nghiệp trong bài viết dưới đây của Homedy.

Từ A-Z kinh nghiệm cho thuê nhà nguyên căn để buôn bán

Đối với những chủ nhà đang có nhu cầu cho thuê nhà nguyên căn để buôn bán cần lưu ý những gì để cho thuê lâu dài và được giá? Cùng tìm hiểu những kinh nghiệm quan trọng dưới đây của Homedy.

Cách phân biệt tin chính chủ đăng bán nhà với môi giới

Các tin chính chủ đăng bán nhà và môi giới thường lẫn lộn khó phân biệt. Với những ai đang có nhu cầu tìm chính xác các thông tin mua bán nhà trực tiếp từ chính chủ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết cách phân biệt nguồn tin rao bán BĐS chính xác.

Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?

Đối với những người thuê hoặc cho thuê trọ, hợp đồng thuê nhà là một trong những vấn đề đầu tiên cần quan tâm. Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng hay không? Bài viết dưới đây của BĐS Homedy sẽ giúp bạn giải đáp rõ vấn đề này.

Lưu ý khi mua bán đất Bình Mỹ Củ Chi trước tình trạng “sốt giá”

Thị trường nhà đất xã Bình Mỹ đang trải qua cơn sốt giá chưa từng có. Hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây khi mua bán đất Bình Mỹ Củ Chi thời điểm này.

    Mở App