Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?

Đối với những người thuê hoặc cho thuê trọ, hợp đồng thuê nhà là một trong những vấn đề đầu tiên cần quan tâm. Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng hay không? Bài viết dưới đây của BĐS Homedy sẽ giúp bạn giải đáp rõ vấn đề này.

Hợp đồng thuê nhà là gì?

Rủi ro khi không công chứng hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà là sự thỏa thuận giữa các bên thuê và cho thuê. Theo đó, bên cho thuê sẽ giao tài sản là nhà ở cho bên thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định. Và bên thuê sẽ phải trả một số tiền đã thỏa thuận cho bên cho thuê nhà.

Có cần thiết phải công chứng hợp đồng thuê nhà không?

Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không

Đây là vấn đề được rất nhiều người băn khoăn, theo quy định tại Khoản 2, Điều 122 Luật Nhà ở 2014, các trường hợp:

  • Tổ chức cho tặng nhà tình nghĩa, tình thương; 

  • Hoạt động mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; 

  • Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở trong đó có một bên là tổ chức; 

  • Cho ở nhờ, cho mượn, cho thuê,  hoặc ủy quyền quản lý nhà ở 

Sẽ không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Như vậy để giải đáp cho câu hỏi “Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng hay không?” thì câu trả lời là Hợp đồng thuê nhà không cần thiết phải công chứng. 

Tuy nhiên, bất động sản Homedy vẫn khuyến khích các cá nhân, tổ chức thuê nhà cần công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thuê nhà. 

Rủi ro khi không công chứng hợp đồng thuê nhà

Trên thực tế có không ít người ngại công chứng hợp đồng thuê nhà, nguyên nhân chủ yếu là do không muốn phải đóng thuế. Bởi hiện nay, người thuê thuê nhà sẽ phải đóng tất cả 2 loại thuê gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài và Thuế thu nhập cá nhân. 

Không ít người muốn “né” khoản thuế này đã đã ký cùng lúc 2 hợp đồng, một là hợp đồng với giá trị thực và thêm 1 hợp đồng công chứng nữa với giá thuê thấp hơn để giảm số tiền phải đóng thuế.

Để “lách” thuế còn xảy ra tình trạng các bên ký kết hai hợp đồng cùng lúc. Trong đó, một hợp đồng là giá thực, còn một hợp đồng ra công chứng với giá thấp hơn nhiều để giảm thuế phải đóng. Tuy nhiên, chúng ta cần nắm được những rủi ro, thiệt hại khi không công chứng hợp đồng thuê nhà để thực sự hiểu hợp đồng thuê nhà có cần công chứng hay không.

Khó đòi lại tiền đặt cọc

Tiền cọc là khoản tiền nhằm đảm bảo việc thực hiện thỏa thuận và cam kết của cả hai bên. Nếu xảy ra sự cố, tranh chấp thì hợp đồng cọc chính là căn cứ để giải quyết. Cụ thể, Khoản 2, Điều 328 Bộ luật Dân sự quy định về việc xử lý tiền cọc khi thuê nhà như sau:

  • Trường hợp các bên thực hiện việc thuê nhà: Khoản tiền cọc sẽđược trừ vào tiền thuê nhà hoặc trả lại cho bên thuê.

  • Trường hợp cho thuê từ chối không cho thuê nhà: Bên cho thuê phải trả  tiền đặt cọc cùng với một khoản tiền tương đương số tiền đặt cọc cho bên thuê

  • Trường hợp bên thuê không thực hiện thuê nhà: Tiền cọc sẽ thuộc về bên cho thuê nhà.

Lưu ý: Trường hợp có thoả thuận khác thì các bên thực hiện theo những thoả thuận đó.

Như vậy, hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không hẳn bạn đã rõ. Việc công chứng này giúp chứng minh trước pháp luật các bên thuê nhà có thoả thuận về việc đặt cọc và xử lý số tiền đặt cọc.

Rủi ro khi không công chứng hợp đồng thuê nhà

Chủ nhà có thể tự ý tăng giá thuê

Trong hợp đồng thuê nhà sẽ có quy định rõ ràng về giá thuê, phương thức thanh toán, thời hạn thuê nhà... cũng như các điều khoản liên quan tới tiền thuê nhà như việc tăng, giảm giá thuê nhà theo thời gian.

Những quy định này đều là sự thoả thuận của các bên chính vì vậy trong quá trình thuê, khi có hợp đồng, các bên chỉ cần thực hiện theo những điều khoản đã thoả thuận. Nhờ vậy, sẽ không phát sinh những hành vi có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Không được đăng ký thường trú

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2020 các trường hợp được đăng ký thường trú tại nhà thuê trọ nếu được chủ nhà trọ đồng ý cho đăng ký thường trú và diện tích nhà trọ đảm bảo không thấp hơn 8m2 sàn/người.

Cũng theo quy định tại Khoản 3 Điều 21, Điều 22 Luật Cư trú này, khi đăng ký thường trú tại nhà thuê, người thuê cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú có xác nhận và chữ ký của chủ trọ.

  • Hợp đồng thuê nhà đã được có công chứng

  • Các tài liệu, giấy tờ liên quan chứng minh đủ điều kiện về diện tích của nơi trọ.

Như vậy có thể thấy, khi đăng ký thường trú tại chỗ trọ bắt buộc phải có hợp đồng thuê nhà. Người thuê cần yêu cầu chủ nhà làm hợp đồng thuê nhà đầy đủ để tránh mất cơ hội được đăng ký thường trú tại nhà trọ.

Trên đây, Homedy đã giúp bạn hiểu rõ vai trò của hợp đồng thuê nhà cũng như việc công chứng hợp đồng, giúp bạn có thể trải lời được cây hỏi đồng thuê nhà có cần công chứng không. Để đón đọc các tin tức khác về mua bán, cho thuê nhà đất, truy cập ngay Homedy.com.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lưu ý khi mua bán đất Bình Mỹ Củ Chi trước tình trạng “sốt giá”

Thị trường nhà đất xã Bình Mỹ đang trải qua cơn sốt giá chưa từng có. Hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây khi mua bán đất Bình Mỹ Củ Chi thời điểm này.

Kinh nghiệm mua bán nhà Đà Lạt dưới 2 tỷ không thể bỏ qua

Thị trường bất động sản Đà Lạt đang trở nên “sốt” bởi những dự án quy mô mới, cũng tiềm năng phát triển sẵn có. Bởi vậy mà nhu cầu mua bán nhà Đà Lạt dưới 2 tỷ hiện nay cũng tăng mạnh.

Giải đáp thắc mắc đất 03 có làm được sổ đỏ không?

Khi nhắc đến đất 03 thì vấn đề đất 03 có làm được sổ đỏ không luôn được rất nhiều người quan tâm bởi này ảnh hưởng trực tiếp tới việc giao dịch, mua bán và xây dựng công trình trên mảnh đất.

Tổng hợp nội dung cơ bản về định mức dự toán xây dựng công trình

Định mức dự toán xây dựng công trình là gì? Nó có vai trò gì trong việc quản lý và thực hiện các dự án xây dựng? Bài viết dưới đây của Homedy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng? Giá trị của sổ đỏ và sổ hồng

Khi tiến hành mua nhà đất, rất nhiều người băn khoăn nên mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng? GIữa hai loại sổ này, sổ nào giá trị hơn? Trong bài viết dưới đây, Homedy sẽ giúp bạn phân biệt sổ hồng và sổ đỏ cả về tính pháp lý cũng như giá trị của từng loại sổ. Từ đó có được câu trả lời chính xác nhất và tích lũy thêm kinh nghiệm mua nhà nhé!

    Mở App