Nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng? Giá trị của sổ đỏ và sổ hồng

Khi tiến hành mua nhà đất, rất nhiều người băn khoăn nên mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng? GIữa hai loại sổ này, sổ nào giá trị hơn? Trong bài viết dưới đây, Homedy sẽ giúp bạn phân biệt sổ hồng và sổ đỏ cả về tính pháp lý cũng như giá trị của từng loại sổ. Từ đó có được câu trả lời chính xác nhất và tích lũy thêm kinh nghiệm mua nhà nhé!

Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?

Để tìm hiểu xem sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào, trước hết bạn cần nắm được khái niệm của từng loại sổ, cụ thể như sau:

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ có tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Do có bìa màu đỏ, nên được người dân quen gọi là Sổ đỏ.

Đây là loại giấy tờ dùng để xác nhận quyền sử dụng đất. Với đất thuộc khu vực ngoài đô thị và là dạng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất nông thôn. Đối tượng đứng tên trong sổ đỏ là chủ hộ gia đình. 

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng có tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở”. Với mẫu sổ hồng mới áp dụng từ ngày 10/12/2009 đến nay, thì sổ hồng chính là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Do loại giấy này có bìa màu hồng nên được người dân quen gọi là sổ hồng. Sổ hồng dùng để ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. 

Vậy sổ hồng khác gì sổ đỏ? Sổ hồng, sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dựa trên màu sắc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở qua từng thời kỳ.

  • Sổ đỏ: Do Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành, ghi nhận quyền sử dụng đất. Do cơ quan nhà nước cấp cho chủ sở hữu nhằm đảm bảo lợi ích của chủ. 

  • Sổ hồng: Do Bộ Xây dựng ban hành, ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Sổ hồng được sử dụng ở khu vực đô thị, và chỉ áp dụng với nhà đất ở đô thị cấp cho cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức có đủ điều kiện được cấp giấy.

Như vậy, sổ đỏ hay sổ hồng chỉ là cách gọi của người dân dựa theo màu sắc của bìa sổ. Hiện nay, quan điểm sổ đỏ cấp cho đất còn sổ hồng cấp cho nhà ở, căn hộ chung cư là không đúng. Vì sổ hồng hay sổ đỏ được cấp sau ngày 10/12/2009 đều là một loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

>> Xem thêm: Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng và các câu hỏi liên quan đến 2 loại sổ này

nen-mua-nha-so-do-hay-so-hong-2
Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào?

Sổ đỏ và sổ hồng, sổ nào giá trị hơn?

Để nắm được nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng chúng ta cần hiểu về giá trị của 2 loại sổ này.

Về giá trị pháp lý

Hiện nay, cả sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý như nhau. Giá trị được thể hiện ở tài sản ghi nhận quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, chung cư hoặc tài sản khác gắn liền với đất. Còn sổ chỉ là loại “tờ giấy” ghi nhận quyền chứ bản thân cuốn sổ đó không giá trị.

Về giá trị thực tế

Giá trị thực tế của cả hai loại sổ đỏ và hồng đều phụ thuộc vào giá trị thực tế của mảnh đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ví dụ như: diện tích, vị trí thửa đất, tình trạng mới hay cũ của nhà ở và số lượng tài sản khác gắn liền với đất (nông nghiệp). 

Chính vì vậy, giá trị của từng loại sổ gắn với từng thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

nen-mua-nha-so-do-hay-so-hong-1
Sổ đỏ và sổ hồng sổ nào quan trọng hơn?

Theo quy định tại Điều 97, luật Đất đai năm 2013 quy định, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và sở hữu các tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở hay tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trên toàn quốc. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và sở hữu các tài sản khác gắn liền với đất khác

Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, luật nhà ở và luật xây dựng trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 mà có nhu cầu cấp đổi thì được phép đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi sổ nào quan trọng hơn? Chúng ta có thể khẳng định cả sổ hồng hay sổ đỏ đều có giá trị pháp lý như nhau, mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng đều đảm bảo tính pháp lý.

>>> Tham khảo: Các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nên mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng?

Theo phân tích ở trên, mua nhà đất có sổ đỏ hay sổ hồng đều có giá trị pháp lý ngang nhau và đều được pháp luật công nhận. Do đó, bạn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất khi đã có sổ đỏ hoặc sổ hồng đều là hợp pháp. 

Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra cẩn thận các thông tin được ghi nhận trên sổ đỏ/sổ hồng, so với thực tế/hiện trạng của thửa đất để hạn chế các rủi ro có thể phát sinh. Cụ thể như: thông tin về người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất,  thời hạn sử dụng đất, tài sản trên đất nếu có, có đang xảy ra tranh chấp khiếu nại không,...

Tóm lại, việc mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng có giá trị pháp lý như nhau, cốt lõi là sổ thật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật.

nen-mua-nha-so-do-hay-so-hong-3
Nên mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng?

Kinh nghiệm mua nhà có sổ đỏ/sổ hồng

Hiện tình trạng sổ đỏ, sổ hồng giả xuất hiện nhiều và khá tinh vi, do đó để tránh bị lừa đảo, chúng ta cũng cần nắm được kinh nghiệm mua bán nhà với các loại sổ này.

Thứ nhất, khi mua nhà, mua căn hộ chung cư có sổ hồng hay sổ đỏ thì bạn cần tìm hiểu chủ của căn nhà, căn hộ đó. Khi đã tìm gặp được hãy kiểm tra chứng minh nhân dân cũng như các loại giấy tờ tùy thân khác xem có khớp với thông tin trong sổ hay không.

Thứ hai, bạn cũng nên đến trung tâm địa chính xác minh quy hoạch của ngôi nhà đó. Lưu ý, khi kiểm tra nhà ở đất ở không nên xem ngoài thực địa trước mà phải tiến hành xem trên sổ đỏ, sổ hồng trước. Nhiều trường hợp trong thực địa đất, nhà rộng nhưng thực tế trong sổ đỏ, sổ hồng đã bị quy hoạch khác. 

Thứ ba, kiểm tra xem thửa đất có đang xảy ra tranh chấp khiếu nại nào không. Bạn có thể tìm hiểu thông tin bằng nhiều cách khác nhau như thăm hỏi địa phương, tìm kiếm thông tin trên internet, truyền hình, hỏi thăm hàng xóm xung quanh thửa đất,....

Thứ tư, kiểm tra xem thửa đất có đang bị thế chấp, vay nợ hay không. Nếu thửa đất có sổ đỏ đã được thế chấp ngân hàng, thì thông tin thế chấp sẽ được ghi tại bìa 4 (hoặc bìa 3) của sổ đỏ. Hoặc sẽ có 1 tờ giấy riêng ghi thông tin thế chấp đính kèm, giữa tờ này và sổ đỏ có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký đất đai.

Thứ năm, tiến hành chuẩn bị giấy tờ công chứng. Bạn có thể đến trực tiếp văn phòng công chứng hoặc gọi điện thoại để được tư vấn và tham khảo về hướng dẫn các giấy tờ cần chuẩn bị nhằm thực hiện giao dịch mua, bán.

>> Xem thêm: Kiểm tra sổ hồng, sổ đỏ nhà đất cần phải lưu ý những gì?

Trên đây là tổng hợp toàn bộ kinh nghiệm, khuyên Homedy dành cho những ai đang băn khoăn nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng, hy vọng đã mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn. Chúc các bạn sớm sở hữu căn nhà mơ ước của mình!

Trần Dung

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh nghiệm mua nhà nát bạn không nên bỏ qua

Mua nhà nát là một trong những cách kiếm lợi nhuận khủng nhưng nếu không có kinh nghiệm mua nhà nát bạn sẽ dễ dàng mắc đổ tiền vào một khu vực không có giá trị.

Tổng hợp các căn hộ mẫu đẹp nhất của dự án Vinhomes Ocean Park

Căn hộ mẫu giúp khách hàng có thể hình dung rõ hơn về không gian sống, tiện nghi sinh hoạt, từ đó có được quyết định đầu tư hợp lý. Cùng khám phá 4 mẫu căn hộ đẹp nhất tại dự án Vinhomes Ocean Park.

Sổ trắng là gì? Thủ tục chuyển đổi từ sổ trắng sang sổ hồng

Sổ trắng là một trong những loại sổ ít được nhắc tới nhưng lại có vai trò quan trọng và rất thường gặp trong quá trình giao dịch bất động sản.

Giải đáp chi tiết lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ là gì?

Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ là gì và có nguyên tắc như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.

Kinh nghiệm mua nhà vi bằng bạn không nên bỏ qua

Kinh nghiệm mua nhà vi bằng bạn không nên bỏ qua. Vi bằng là loại văn bản ghi nhận tổng hợp những sự kiện và hành vi có thật theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

    Mở App