ĐRM là đất gì? Và TOP 6 câu hỏi liên quan đến đất ĐRM

Đất ĐRM là loại đất quen thuộc với mọi người dân nhưng những câu hỏi về loại đất này vẫn còn khiến nhiều người thắc mắc, trong đó vấn đề được quan tâm nhất đó là chuyển đổi mục đích sử dụng.. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được những thông tin ngắn gọn và hữu ích liên quan đến đất ĐRM.

Đất ĐRM là gì?

ĐRM là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm khác (không bao gồm cây lúa). Thuộc nhóm đất nông nghiệp theo dữ liệu phân loại đất đai trong Luật đất đai năm 2013.

drm-la-dat-gi-1
Đất ĐRM là đất gì? - ĐRM là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

Theo thông tư số 28/2004/TT-BTNMT, khái niệm đất trồng cây hàng năm được giải thích như sau:

“Đất trồng cây hàng năm là đất được sử dụng để trồng các loại cây có thời gian gieo hạt - sinh trưởng - thu hoạch không quá một năm. Bao gồm cả đất được dùng theo chế độ canh tác, không thường xuyên. Đất cỏ tự nhiên được sử dụng cho hoạt động chăn nuôi. Bao gồm cả đất trồng lúa, đất cỏ chăn nuôi, đất trồng hàng năm khác”.

Theo đó, đất ĐRM là đất dùng để trồng các cây hàng năm, không bao gồm cây lúa. Những cây trồng canh tác trên loại đất này có thời gian sinh trưởng đến thu hoạch không quá một năm. Trong một số trường hợp khác đã được thông tư hướng dẫn cụ thể.

Mục đích sử dụng đất ĐRM là gì?

Sau khi đã hiểu được ký hiệu ĐRM là đất gì, chúng ta cần biết được mục đích sử dụng loại đất này để sử dụng sao cho đúng cách.

Mục đích sử dụng đất DRM dùng để :

  • Trồng cây nông nghiệp trừ cây lúa.

  • Được sử dụng để trồng các loại cây có thời gian gieo hạt - sinh trưởng - thu hoạch không quá một năm. Bao gồm cả đất được dùng theo chế độ canh tác, không thường xuyên. 

  • Đất cỏ tự nhiên được sử dụng cho hoạt động chăn nuôi. Bao gồm cả đất trồng lúa, đất cỏ chăn nuôi, đất trồng hàng năm khác.

Thời gian sử dụng đất ĐRM là bao lâu?

Thời gian sử dụng đất ĐRM - đất trồng cây hàng năm khác, phụ thuộc vào hình thức sử dụng. Dựa trên quy định tại điều số 125 - 126 Luật đất đai năm 2013 và Điều 09 Thông tư 28/2014/TT-BTNMT, thời gian sử dụng đất ĐRM được xác định như sau:

  • Đối với đất dùng trồng cây hàng năm mà cá nhân và hộ gia đình được Nhà nước bàn giao, công nhận quyền sử dụng đất ĐRM thì có thời hạn sử dụng là 50 năm. Khi hết hạn Nhà nước giao đất, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp thì sẽ có thời hạn là 50 năm.

  • Đối với đất được dùng trồng cây hàng năm được Nhà nước cho cá nhân và hộ gia đình thuê thì thời hạn cho thuê sẽ không quá 50 năm. Nếu đến thời hạn cho thuê mà cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu, sẽ tiếp tục thuê với thời gian được Nhà nước xem xét và quyết định.

  • Đối với các tổ chức được Nhà nước cho thuê đất ĐRM, thì sẽ được xem xét và quyết định, dựa trên hồ sơ dự án đầu tư đã được phê duyệt.

Đất DRM có được chuyển nhượng hay tặng không?

Căn cứ tại điều 179 Luật đất đai 2013, để thực hiện quyền tặng và chuyển nhượng đất trồng cây hàng năm khác, cần phải xác định được:

  • Nguồn gốc sử dụng đất đã được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

  • Hộ gia đình, cá nhân dùng đất nông nghiệp được Nhà nước bàn giao trong hạn mức. Đất được Nhà nước giao có thu phí sử dụng đất, trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê. Đảm bảo được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền chuyển đối, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế.

drm-la-dat-gi-2
Việc chuyển nhượng đất ĐRM được quy định tại điều 179 Luật đất đai 2013

Đất ĐRM có thể chuyển đổi sang đất thổ cư được không?

Dựa trên điểm d của khoản 1 điều 57 Luật đất đai năm 2013, trường hợp muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất ĐRM sáng đất thổ cư cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Bạn phải làm đơn gửi lên UBND cấp huyện (quận, xã, tỉnh, thành phố)  nơi có đất để được xem xét và giải quyết sớm nhất.

Ngoài ra, bạn cần hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất ĐRM sang đất thổ cư. Tại điểm b khoản 2 của Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định, sẽ thu tiền đất sử dụng đất dựa trên sự chênh lệch giữa tiền sử dụng đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Có mất phí khi chuyển đổi từ đất ĐRM sang đất thổ cư hay không?

Theo quy định tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất, thì người dân cần hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi chuyển đổi từ đất DRM sang đất thổ cư. Mức phí này thường căn cứ vào các yếu tố sau : 

  • Tổng diện tích đất đang thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng.

  • Giá đất.

  • Mục đích sử dụng đất mới là gì?

Theo điểm B, Khoản 2, Điều 5 Nghị định trên quy định mức phí áp dụng đối với trường hợp chuyển từ đất DRM sang đất thổ cư đúng bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất thổ cư với tiền sử dụng đất tính theo giá đất ĐRM tại thời điểm quyết định đồng ý chuyển đổi mục đích sử dụng của cơ quan có thẩm quyền ký.

Các trường hợp chuyển đổi mục đích đất ĐRM khác

Căn cứ tại điều 57 Luật đất đai năm 2013, trường hợp chuyển đổi đất ĐRM sang các loại đất sau ngoài thổ cư :

  • Đất nuôi trồng hải sản nước mặn.

  • Đất làm muối.

  • Đất nuôi trồng hải sản dạng ao, hồ đầm để nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

  • Đất rừng phòng hộ hoặc trồng cây lâu năm.

Lưu ý : để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích khác thì cần có sự đồng thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Ngoài ra, thời hạn sử dụng đất lúc này cũng thay đổi khi chính thức có quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cụ thể là : 

Trường hợp 1 : Đất ĐRM sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng thành rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì thời hạn sử dụng là lâu dài.

Trường hợp 2 : Đất ĐRM sau khi chuyển đổi thành đất trồng cây lâu năm, đất làm muối hoặc đất nuôi thủy hải sản thì thời hạn sử dụng vẫn được áp dụng như thời gian ban đầu nhà nước bàn giao hoặc công dân thuê.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thể trả lời chi tiết loại đất ĐRM là gì cùng với những thông tin xoay quanh loại đất này. Hãy truy cập vào Homedy để cập nhật các tin tức bất động sản hữu ích khác!

Loan Nguyễn

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cập nhật đầy đủ thủ tục và chi phí hoàn công nhà ở

Hoàn công nhà ở là một thủ tục pháp lý đảm bảo quyền sở hữu của chủ nhà. Bên cạnh thủ tục, trình tự hoàn công thì chi phí hoàn công cũng rất được quan tâm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây về chi phí hoàn công nhà ở để hoàn thành thủ tục hoàn công một cách nhanh chóng, suôn sẻ.

Phí trả nợ trước hạn là gì? Phí trả nợ trước hạn của các ngân hàng mới nhất

Phí trả nợ trước hạn là gì? Hãy tìm hiểu thật kỹ về khoản chi phí này nếu bạn đang dự định vay vốn ngân hàng mua nhà nhé!

Nghe chuyên gia tư vấn: Có 1 tỷ nên mua nhà ở đâu Tphcm?

Có 1 tỷ nên mua nhà ở đâu TPHCM là trăn trở của không ít người có mong muốn sống là làm việc tại đây. Tuy nhiên, có thể thấy giá bất động sản tại TPHCM hiện rất cao và không ngừng tăng, vậy làm sao để có thể sở hữu chốn an cư giữa thành phố hiện đại, sầm uất với số vốn ít ỏi 1 tỷ đồng?

Mẫu hợp đồng cho ở nhờ tạm trú chuẩn xác, đầy đủ

Hiện nay khi nhu cầu về nhà ở càng tăng cao thì những giao dịch liên quan đến nhà ngày càng nhiều, trong đó là hợp đồng cho ở nhờ nhà ở. Mẫu hợp đồng cho ở nhờ tạm trú là văn bản cần xác lập khi tiến hành cho ở nhờ nhà ở trong một thời gian nhất định, nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của đôi bên. Dưới đây, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về mẫu hợp đồng cho ở nhờ nhà ở chính xác, đầy đủ nhất.

Địa chỉ lưu trú là gì? Thủ tục khai báo lưu trú như thế nào?

Địa chỉ lưu trú là gì? Thủ tục khai báo địa chỉ lưu trú như thế nào? Hãy cùng Homedy tìm hiểu các nội dung này chi tiết trong bài viết dưới đây.

    Mở App