Cập nhật thông tin bản đồ đường Vành đai 3 mới nhất

Bản đồ đường Vành đai 3 là tài liệu quan trọng, đây là dự án đường bộ quy mô lớn, đi qua địa phận của 4 tỉnh thành: Tp Hồ Chí minh, Đồng Nai, Long An và Bình Dương. Cùng tìm hiểu chi tiết về quy hoạch tuyến đường này trong bài viết dưới đây của Homedy.

Chi tiết thông tin bản đồ đường Vành đai 3

Bản đồ vị trí đường Vành đai 3 Tp HCM

Bản đồ đường Vành đai 3 tp HCM đi qua địa phận của 4 tỉnh thành lớn là Tp Hồ Chí minh, Đồng Nai, Long An và Bình Dương. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 và được điều chỉnh vào năm 2013 do Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long quản lý.

bản đồ đường Vành đai 3
Bản đồ vị trí đường Vành đai 3 Tp HCM

UBND thành phố đã có văn bản đề xuất Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ sớm có chủ trương cho triển khai khởi công đường Vành đai 3. 

Cụ thể, trong năm nay, mỗi địa phương sẽ lập và duyệt 2 dự án thành phần là dự án xây lắp và đền bù đường Vành đai 3. Trong năm tiếp theo, phấn đấu khởi công đường Vành đai 3 TP HCM chính thức dự án vào tháng 6 năm 2023. Sau đó tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công để tới năm 2025 có thể thông xe trục 4 làn xe của tuyến cao tốc chính.

Đây được xem là một trong những tuyến đường trọng điểm của khu vực phía Nam, góp phần làm giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại khu tâm Hồ Chí Minh.

Đồng thời, quy hoạch đường Vành đai 3 cũng giúp kết nối nhanh giữa thành phố đến với 3 vùng kinh tế trọng điểm là Long An, Đồng Nai và Bình Dương trở nên dễ dàng hơn.

Dự án xây dựng đường Vành đai 3 có chiều dài gần 97,7km; ngang qua địa phận tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Tp.HCM.

bản đồ đường Vành đai 3
Một phần của tuyến đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh

>>> XEM NGAY: Bản đồ quy hoạch TPHCM đến năm 2030

Tạo thành một vòng cung bao quanh thành phố Hồ Chí Minh với các nút giao trọng điểm gồm:

  • Nút giao QL1A – Vành đai 3 khu vực Dĩ An, Tân Vạn, Tỉnh Bình Dương

  • Nút giao QL13 – Vành đai 3 thành phố Thủ Dầu 1, Bình Dương

  • Nút giao Cao Tốc HCM, Mộc Bài – Vành đai 3 tại Củ Chi

  • Nút giao QL1A – Vành đai 3 Bến Lức, tỉnh Long An

  • Nút giao Cao tốc Bến Lức – Long Thành tại điểm  Nhơn Trạch và Bến Lức

  • Nút giao Cao Tốc Long Thành – Dầu Giây tại Quận 9

Bản đồ đường Vành đai 3 Hà Nội

Bản đồ quy hoạch đường Vành đai 3 Hà Nội có chiều dài lên đến 65 km, chạy qua địa bàn của thủ đô và các khu vực ven thành phố, cụ thể là quận: Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm,Gia Lâm, Long Biên, Thanh Trì, Đông Anh.

Tuyến đường vành đai 3 Hà Nội có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng của thành phố, giúp kết nối Hà Nội với các KCN trọng điểm và các tỉnh phía Bắc. Bên cạnh đó, theo đồ án thiết kế xây dựng đô thị khu vực hai bên đường vành đai 3, Hà Nội sẽ tiến hành xây dựng hàng loạt các dự án nhà cao tầng, thậm chí có những tòa nhà cao tới 50 tầng.

Các tuyến đường sầm uất như Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng cũng là một phần nằm trong bản đồ đường Vành đai 3 Hà Nội. Đây là các tuyến đường không mấy xa lạ với người dân thủ đô, dẫn thẳng tới trung tâm Hội nghị Quốc gia và sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.

Theo thông tin mới nhất về đường Vành đai 3 Hà Nội, có thể thấy tuyến đường này có nhiều tuyến nội thị đi qua, đặc biệt là đoạn từ Ninh Hiệp tới cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài. Đoạn từ Nội Bài tới cầu Thanh Trì được thiết kế với đường cao tốc đô thị nằm  giữa và đường đô thị nằm hai bên. 

Đường cao tốc trên cao từ cuối đường Phạm Văn Đồng tới phía Nam cầu Thanh Trì đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Hiện tại, dự án đang được tiếp tục xây dựng từ đoạn Mai Dịch tới cầu Thăng Long.

bản đồ đường Vành đai 3
Bản đồ đường Vành đai 3 Hà Nội

Đường Vành đai 3 Hà Nội đi qua 3 cây cầu lớn: phía Nam tuyến đường qua cầu Thanh Trì và phía Đông Bắc có qua cầu Thăng Long, cầu Phù Đổng. Tuyến đường giao cắt với:

  • QL 5 ở Sài Đồng

  • QL 32 và đường Hộ Tùng Mậu ở Mai Dịch

  • Đại lộ Thăng Long ở Ngã Tư Sở - Trần Duy Hưng

  • QL 1A và cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ ở nút giao Pháp Vân

  • QL 6 - Đường Nguyễn Trãi tại Thanh Xuân và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng ở Thạch Bàn.

>>> XEM THÊM: Bản đồ quy hoạch Hà Nội và những thông tin chưa từng công bố

Giải phóng và đền bù đường Vành đai 3

Hiện nay, có 2.377 hộ dân đang sinh sống tại các địa bàn bị ảnh hưởng bởi dự án Vành đai 3 Tp Hồ Chí Minh. Chính vì vậy mà khi tìm hiểu thông tin bản đồ đường Vành đai 3, rất nhiều người dân cũng quan tâm đến vấn đề giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3 cũng như, giá đền bù đất thổ cư, giá đền bù đất nông nghiệp đường Vành đai 3 là bao nhiêu?

Dự kiến, giá bồi thường cho đất ở tại dự án đường Vành đai 3 tại Tp Hồ Chí Minh sẽ dao động khoảng 18,7 - 40 triệu đồng/m2. Trong đó, giá đền bù đất nông nghiệp từ 3,2 - 6 triệu đồng/m²; giá đền bù đất trồng cây lâu năm từ 3,8 - 8,3 triệu đồng/m²; giá đền bù đất thổ cư từ 18,7 - 40 triệu đồng/m²,…

Đây mới chỉ là mức giá tạm tính để các địa phương lập phương án bồi thường tái định cư, lấy ý kiến người dân bị thu hồi đất. Trên thực tế thành phố sẽ cần tham khảo giá chuyển nhượng trên thị trường để tham mưu giá cụ thể chi trả cho nhân dân. Các địa phương hiện đang thuê đơn vị tư vấn nhằm xác định giá bồi thường cụ thể trình UBND thành phố xem xét.

Trên đây là tổng hợp các thông tin quy hoạch đường Vành đai 3, bao gồm chi tiết bản đồ đường Vành đai 3 TP HCM và bản đồ đường Vành đai 3 Hà Nội. Đặc biệt, hy vọng đã giúp người dân giải đáp phần nào thắc mắc trong việc đền bù đường Vành đai 3. Đừng quên truy cập Homedy để đón đọc thêm nhiều bài viết BĐS hữu ích khác!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LNC là đất gì? Giải đáp các thắc mắc về đất LNC

Khi xem bản đồ quy hoạch, không ít người thắc mắc ký hiệu LNC là đất gì? Để có thể nắm được chính xác thông tin, chúng ta cùng tìm hiểu rõ khái niệm, các đặc điểm cũng như quy định về việc sử dụng loại đất này.

DHT là đất gì? Tổng hợp thông tin mới nhất 2024

Trong hệ thống các loại ký hiệu đất theo quy định hiện hành, bên cạnh các nhóm đất chính theo phân loại đất đai còn rất nhiều loại đất khác được sử dụng trong đời sống. Trong đó, DHT là đất gì không phải ai cũng biết. Vậy trong nội dung dưới đây, hãy cùng Homedy tìm hiểu chi tiết về khái niệm, mục đích và các quy định liên quan tới đất DHT.

TSC là đất gì? Quy định sử dụng và quản lý đất TSC

Khi xem bản đồ địa chính, tên của các loại đất được biểu hiện bằng những ký hiệu khác nhau. Bạn đã bao giờ bắt gặp mã đất TSC và thắc mắc TSC là đất gì? Để hiểu rõ thêm về khái niệm, phân loại cũng như mục đích sử dụng của loại đất này hãy cùng khám phá những nội dung dưới đây nhé!

TMD là đất gì? Mục đích, đặc điểm nổi bật của đất TMD là gì?

Khi xem bản đồ địa chính, tên của các loại đất được biểu hiện bằng những ký hiệu khác nhau. Bạn đã bao giờ bắt gặp ký hiệu TMD là đất gì. Để hiểu rõ thêm về khái niệm, phân loại cũng như mục đích sử dụng của đất tmd là gì hãy đón đọc nội dung chi tiết dưới đây của Homedy!

NKH là đất gì? Nên hay không mua đất NKH để đầu tư

NKH là đất gì? Bạn có biết ký hiệu này trên sổ đỏ có ý nghĩa gì? Hãy cùng Homedy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Homedy.

    Mở App