10 Lưu ý khi thoát nạn cháy nhà cao tầng

Nếu không nắm rõ được những lưu ý trong kỹ năng ứng biến thoát nạn cháy nổ, chúng ta rất có thể sẽ phải gánh chịu những thiệt hại to lớn về tính mạng cũng như tài sản.

Một trong những nguyên nhân khiến hậu quả của các vụ cháy trở nên nghiêm trọng hơn đó là việc người dân chưa nắm rõ được các kỹ năng cần thiết để xử lý và ứng phó kịp thời, trong tình huống xảy ra sự cố. Đặc biệt, với những đám cháy xảy ra vào ban đêm thì con đường dẫn tới cửa tử sẽ còn gần hơn.

Bởi vậy, việc nắm rõ được 10 lưu ý khi thoát nạn cháy nhà cao tầng dưới đây chắc chắn sẽ vô cùng hữu ích cho bạn.  

>>> XEM THÊM: Chuông báo cháy tại các chung cư cao cấp hoạt động ra sao?

1. Báo động có sự cố cháy nổ cho tất cả mọi người cùng biết để thoát hiểm kịp thời

Ngay khi phát hiện ra sự cố, bạn cần phải lập tức báo động cho tất cả mọi người xung quanh được biết về tình hình đám cháy. Hãy tìm tới chuông báo động hoặc hô hét thật to để mọi người đều nghe thấy..

tieu lenh chua chay
Ngay lập tức khi phát hiện có cháy, hãy thông báo kịp thời cho mọi người.

2. Xác định đường thoát hiểm an toàn  

Mỗi tòa nhà sẽ đều có thiết kế kiến trúc khác nhau, bởi vậy đừng quên tìm hiểu lối thoát an toàn khi bạn tới sinh sống hay làm việc ở một tòa cao ốc nào đó. Ngoài ra, cũng nên tìm hiểu những lối thoát khác để sử dụng trong trường hợp xấu nhất có thể.

loi thoat dam chay
Hãy cúi khom người và bám sát tường để tìm đám cháy.

Lời khuyên hữu ích ở đây là hãy tập hợp toàn bộ gia đình và tìm cách ra khỏi khu vực bị cháy thật nhanh và an toàn.

Khói từ đám cháy sẽ gây khuất tầm nhìn và khó khăn cho việc di chuyển, bởi vậy việc học và nhớ cách ra khỏi nhà là cực kỳ quan trọng.   

3. Cần nhớ khi đang thoát hiểm

Bảo toàn tính mạng là điều đầu tiên cần lưu ý, do đó, đừng nên cố thu những vât giá trị hay vật nuôi, dù chúng có vô cùng quan trọng..

Cần tận dụng thời gian để tìm cách thoát nạn chứ đừng cố tìm hiểu nguyên nhân cháy từ đâu mà ra.

Trong khi thoát hiểm, nếu có quá nhiều khói thì hãy bò trên sàn nhà bởi không khí sạch hơn ở gần mặt sàn, do đó, để mũi càng thấp càng tốt, bởi khói độc có thể giết bạn.

ky nang thoat chay
Khói độc là một trong những nguyên nhân chính có thể hại bạn và người thân.

Nếu cần ra ngoài, mới nên mở cửa nhưng ngay sau đó phải đóng lại để tránh đám cháy lan nhanh hơn..

Trước khi mở cửa thoát ra ngoài, hãy dùng mu bàn tay để kiểm tra nhiệt phía ngoài cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở vì mặt kia của cánh cửa có thể đang cháy. Lưu ý là nên dùng mu bàn tay thay cho lòng bàn tay, vì nếu chẳng may bị bỏng sẽ rất khó khăn cho bạn lúc bò hoặc lúc xuống thang cứu hỏa.

Nên chạy thoát hiểm cũng nhiều người khác chứ không nên đi một mình. Và hãy lên kế hoạch thoát hiểm an toàn trước khi bắt đầu tháo ra ngoài. .

Nhiều trường hợp, lối thoát hiểm có thể bị cháy hoặc có khói, do đó bạn cần tìm hiểu thêm nhiều lối thoát khác. Đặc biệt, nếu sống trong chung cư, hãy học cách tìm đền cầu thang hoặc lối thoát hiểm khác nhanh nhất.

4. Một số lưu ý xác định hướng thoát hiểm

thoat hiem dam chay
Hãy ngăn chặn khói độc lây lan bằng mọi cách.

Nếu đang ở trong phòng kín khi nhà bị cháy, bạn cần áp dụng những biện pháp sau:

- Nên kiểm tra ngọn lửa hay khói độc có len vào nhà qua các khe cửa hay không?

- Khi phát hiện thấy khói bốc lên từ dưới cánh cửa, thì tuyệt đối không nên mở cửa ra.

- Trong trường hợp không thấy khói, và muốn biết xem có lửa xung quanh phòng bạn không, hãy dùng mu bàn tay đặt vào cánh cửa, nếu thấy nóng hay rất ấm thì có nghĩa ngọn lửa đang ở gần đó và tuyệt đối bạn cũng không nên mở ra..

- Nếu không nhìn thấy khói và cánh cửa không nóng - dùng mu bàn tay nhẹ nhàng kiểm tra tay nắm cửa. Nếu chúng nóng hoặc rất ấm thì bạn không nên mở cửa.

5. Luôn giữ mình ở tư thế thấp nhất có thể

Trong trường hợp đám cháy quá lớn, đồng thời xuất hiện nhiều khói trong nhà thì cách tốt nhất là nên giữ cơ thể ở vị trí thấp gần sàn trong khi tìm đường thoát hiểm. Thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc là nguyên nhân khiến nhiều người gặp nguy hiểm hơn là lửa. Do vậy, cúi thấp người xuống sàn nhiều nhất có thể là cách thoát nạn tốt nhất bạn cần làm.

Thoát hiểm bằng cửa dẫn ra ngoài nên là chọn lựa đầu tiên của bạn, nhưng cũng có thể kiểm tra xem cửa sổ có giúp ích được gì không. Thậm chí cửa sổ trên tầng cao cũng hữu ích cho bạn khi cần giúp đỡ từ lính cứu hỏa hay từ những người khác.

Hãy nhanh chóng sử dụng thang thoát hiểm nếu trong nhà bạn có, và đặc biệt, nên lưu ý những người trong gia đình về địa điểm tập kết khi thoát khỏi đám cháy an toàn. Bởi điều này cực kỳ có ích trong những lúc hỗn loạn.

6. Xử lý nhanh nếu quần áo bị cháy

Khi ngọn lửa cháy vào người bạn, hãy giữ bình tĩnh bằng cách nằm xuống để tránh ngọn lửa lan nhanh hơn để giảm tác động của lửa lên đầu bạn (vì lửa cháy từ dưới lên).

Dập lửa bằng cách bao trùm ngọn lửa với vật liệu nặng, như áo khoác hay chăn để giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxy cho lửa.

Lăn người vòng quanh để giúp dập lửa nhanh nhất.

7. Khi các lối thoát đã bị chặn bởi ngọn lửa và khói

loi thoat hiem chay
Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi có đám cháy. 

Nếu không thể thoát ra ngoài nhanh vì lửa hay khói đã chặn lối nếu lối thoát hoặc lối thoát hiểm của bạn bị chặn:

- Nếu ở tầng trệt, hãy ra ngoài bằng cửa sổ – trước đó, đừng quên ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ bạn.

- Nếu không thể mở cửa sổ, hãy dùng vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối, sau đó phải dùng vải, khăn mặt hay chăn khi chạm vào các mép sắc.

- Hạ trẻ xuống càng thấp càng tốt trước khi thả bé, tốt nhất nên để người lớn đỡ trẻ khi có thể.

- Trước khi thả mình xuống, hãy hạ thấp cơ thể bạn bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ.

Trong trường hợp không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng:

- Chọn phòng có cửa sổ nếu có thể.

- Ngay lập tức ngăn khói và lửa vào phòng bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hay băng dính.

- Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra ngoài, hãy mở nó ra và đứng trước cửa để hít thở và gọi sự trợ giúp.

- Nếu có thể, hãy lấy một mảnh quần áo hay khăn mặt ướt để đặt lên trên miệng nhằm tránh hít khói vào.

- Đặc biệt, bạn cũng cần một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu.

Hãy nên nhớ rằng, dù có sợ hãi tới cỡ nào cũng không nên nấp dưới gầm giường hoặc phòng để đồ. Bởi lúc đó, lính cứu hỏa sẽ rất khó tìm ra để giải cứu bạn.

8. Gọi cứu hỏa kịp thời.

Khi đã thoát khỏi đám cháy, nếu lính cứu hỏa chưa đến thì bạn hãy dùng điện thoại để gọi 114 và hãy:

- Cho biết địa chỉ chính xác nơi bạn có mặt.

- Nói với họ thứ gì bị cháy, ví dụ "một ngôi nhà hai tầng đang cháy" chẳng hạn.

- Giải thích có ai mắc kẹt không, nếu có, họ hiện ở phòng nào – càng nhiều thông tin được cung cấp cho dịch vụ cứu hỏa, họ càng có thể giúp bạn nhanh và hiệu quả.

9. Tuyệt đối không quay lại đám cháy khi đã thoát hiểm thành công

Nhiều người sau khi ra khỏi đám cháy, chỉ vì lo lắng cho người thân mà lại quay trở lại bên trong để cứu những người còn lại. Điều này tuyệt đối không nên làm, vì chúng sẽ khiến bạn gặp nguy hiểm và đồng thời cũng gây ra không ít khó khăn cho lính cứu hỏa trong công cuộc tìm người mất tích.  

Thay vào đó, hãy tìm một nơi an toàn để chờ đợi và hãy cung cấp thông tin chính xác để hỗ trợ lính cứu hỏa tìm kiếm nhanh chóng và chính xác. .

10. Làm sao để thoát nạn nếu gặp cháy ở nhà cao tầng

Bên cạnh những lưu ý kể trên, cũng đừng quên nắm rõ 8 Kỹ năng thoát nạn cháy nổ an toàn tại nhà cao tầng bạn cần biết.

>>> XEM THÊM: 5 dụng cụ thoát hiểm khi gặp cháy nổ buộc phải có trong nhà

N.HƯƠNG

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

8 Kỹ năng thoát nạn cháy nổ an toàn tại nhà cao tầng bạn cần biết

Việc nắm rõ các kỹ năng ứng biến khi xảy ra cháy nổ chắc chắn sẽ giúp bạn và những người thân của mình thoát hiểm an toàn khi không may gặp phải sự cố.

Mẹo biến hóa phòng ăn “cũ kỹ” trở nên “sang chảnh” cực đơn giản

Hãy cùng thay đổi căn bếp để giúp cuộc sống trở nên mới mẻ hơn qua một số mẹo vặt đơn giản dưới đây nhé!

Mua căn hộ tầng nào thì rẻ nhất?

Chọn tầng là việc mà rất nhiều người khi mua chung cư đều cân nhắc kỹ, không chỉ bởi giá cả chênh lệch giữa các vị trí, mà còn phụ thuộc vào cả yếu tố phong thủy.

Chuông báo cháy tại các chung cư cao cấp hoạt động ra sao?

Chuông báo cháy chính là một trong những thiết bị quan trọng nhất khi xảy ra hỏa hoạn, giúp toàn thể cư dân sinh sống trong khu vựcn có thể nhanh chóng thoát thân. Nhưng cơ chế hoạt động của nó như thế nào?

Bàng hoàng sau vụ cháy chung cư cao cấp tại TP.HCM: Xử trí sao để thoát hiểm và tránh ngạt khói?

Vụ cháy lớn ở chung cư Carina Plaza ở TP.HCM khiến ít nhất 13 người tử vong vừa xảy ra vào rạng sáng 23/3 khiến tất cả mọi người phải bàng hoàng. Một lần nữa chúng ta cần nhắc lại cách xử trí khi vụ cháy chung cư cao tầng xảy ra.

    Mở App