Tháng Ngâu có còn là ‘tháng ăn chơi’ của giới địa ốc?

Tâm lý kiêng kỵ làm những việc trọng đại vào tháng 7 âm lịch vốn đã ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều người Việt, đặc biệt là đối với chuyện mua nhà, chuyển nhà,… Nhưng có vẻ như đó chỉ còn là câu chuyện của những năm trước đây.

“Tháng cô hồn”, “tháng Ngâu” hay “tháng 7 âm lịch" có thể coi là những danh từ miêu tả về thời điểm “ế ấm” của giới kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên những năm gần đây, dường như quan niệm này đã dần thay đổi.

Theo báo cáo của CBRE, trong nửa đầu năm 2018, thị trường bất động sản đã đón nhận những tín hiệu lạc quan so với cùng kỳ năm ngoái. Và tại thời điểm “trước thềm” tháng 7 âm lịch, thị trường vẫn tiếp tục chứng kiến nhiều đợt mở bán với thanh khoản ấn tượng.

Trái ngược với những năm trước đây - tháng Ngâu là thời điểm lượng giao dịch BĐS, doanh thu của các doanh nghiệp sụt giảm rõ rệt. Vì sao lại có điều khác biệt này?

Nhà đầu tư có còn “sợ” tháng Ngâu?

Hiện tại, tâm lý kiêng kỵ về tháng ngâu (tháng 7 âm lịch) đã thay đổi, thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn xem thời điểm này là dịp để chớp lấy cơ hội “vàng” trong năm.

Anh Quốc Huy (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ, bản thân anh đã tranh thủ xuống tiền mua một căn ngay trong tháng 7 âm lịch. Bởi, nếu chờ sang tháng sẽ không còn giá tốt như vậy nữa. Nói về kiêng kỵ vào tháng Ngâu, anh Huy quan niệm: “Đã đến lúc phải thoáng hơn”.

Trước đây, nhiều người vẫn sợ đen đủi khi “tậu” nhà cửa vào tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên theo lý giải từ các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, việc kiêng kỵ này xuất phát từ tâm lý ngại làm nhà, động thổ xây dựng vào tháng mưa nhiều nhất trong năm, chứ không phải bắt nguồn từ nguyên nhân “xui rủi”.

tphcm
Nhiều nhà đầu tư coi tháng 7 âm lịch là cơ hội tốt trong năm để đầu tư.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, những năm gần đây, tâm lý tránh mua bán, giao dịch vào tháng 7 âm lịch mặc dù cũng tạo ra sự trầm lắng nhất định cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo đánh giá của ông, khách hàng không còn quá đặt nặng chuyện này và nhu cầu sẽ tăng mạnh vào thời điểm sau đó.

Đồng quan điểm với ông Lê Hoàng Châu, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam ghi nhận, các hoạt động quan trọng (động thổ, khởi công, khai trương, mở bán) bị chậm lại trong tháng 7 âm lịch, nhưng thị trường thường diễn ra sôi động hơn ở tháng trước hoặc sau đó nếu như nhu cầu thị trường tốt. Ông chia sẻ với phóng viên: “Ngày nay, thị trường đã không còn chịu ảnh hưởng nhiều về quan niệm tháng Ngâu như những năm trước”.

Về diễn biến thị trường tại Hà Nội và TP.HCM, các số liệu trong 4 năm gần đây cũng phản ánh khá rõ điều này khi lượng mở bán và thanh khoản cơ bản tăng theo các năm.

thi truong bds

Cụ thể, tại thị trường TP.HCM, lượng mở bán trong quý III/2014 (quý có tháng 7 Âm lịch) các năm 2014 – 2017 đạt lần lượt là 3.300 căn, 6.800 căn, 8.438 căn, 11.744 căn.

Tương tự, lượng mở bán trong quý III các năm 2014 - 2017 tại thị trường Hà Nội đạt lần lượt là 3.550 căn, 7.500 căn, 7.854 căn và 6.000 căn.

Nhà đầu tư được lợi khi giao dịch trong tháng Ngâu

Hàng loạt các sản phẩm phong phú với vị trí đẹp, lựa chọ đa dạng kèm theo các chính sách bán hàng ưu đãi được nhiều chủ đầu tư BĐS tung ra trong tháng Ngâu, một mặt để duy trì sức nóng cho dự án, mặt khác, nhằm xóa nhòa đi sự e ngại của khách hàng.

Chính động thái này đã khiến nhiều khách hàng có thể nắm bắt cơ hội có được những dự án giàu tiềm năng sinh lời.

Anh Đặng Hồng Phước, một nhà đầu tư địa ốc ở quận Ngô Quyền (Hải Phòng), chia sẻ kinh nghiệm: “Quan sát nhiều năm nay, tôi nhận thấy những bất động sản mua vào tháng 7 âm lịch vẫn có thể bán lại nhanh và ‘trúng đậm’. Tôi từng mua căn hộ trong tháng ngâu, 2 tháng sau sang tay bình thường và lãi được 800 triệu đồng”.

Vừa sợ “đen”, vừa muốn chớp thời cơ, nhà đầu tư giải quyết thế nào?

Mặc dù quan niệm kiêng kỵ mua nhà váo tháng 7 âm lịch đã không còn là yếu tố chi phối các nhà đầu tư, nhưng tâm lý băn khoăn, lo ngại vẫn khiến cho khách hàng không dứt khoát trong việc đưa ra quyết định.

Theo giới chuyên gia BĐS, nhiều chủ đầu tư hiện nay đã linh hoạt hơn trong việc áp dụng chính sách nhận đặt cọc giữ chỗ và cam kết sang tháng ký hợp động chính thức với khách hàng. Tức là nếu khách hàng đã chọn được căn hộ ưng ý nhưng vẫn còn “lăn tăn” về vấn đề kiêng kỵ thì có thể đặt tiền giữ chỗ trước. Việc ký hợp đồng mua nhà sẽ được tiến hàng trong tháng 8 để người mua có thể an tâm hơn mà vẫn được hưởng nhiều ưu đãi.

>>> XEM THÊM:

Trước tháng cô hồn: Giá nhà đất ven TP.HCM biến động thế nào?

Vay mua nhà không cần chứng minh thu nhập có được không?

“Ảm đạm” hay “khả quan”: Chuyên gia dự báo gì về thị trường bất động sản cuối năm 2018?

T.Linh (T.H)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trước tháng cô hồn: Giá nhà đất ven TP.HCM biến động thế nào?

Tháng 7 âm lịch (tháng cô hồn) – vốn là thời điểm mà nhiều người Việt quan niệm nên tránh làm các việc lớn như mua nhà, tậu xe,… Điều này đã và đang khiến giá bất động sản vùng ven TP.HCM biến động mạnh.

Sol Villas là dự án triệu đô tiềm năng nhất tại Phố Đông

Bạn là người đam mê các dự án có kiến trúc Tân cổ điển, bạn đang đắn đo không biết có nên đầu tư vào dự án Sol Villas tại khu Phố Đông hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra quyết định một cách nhanh và đúng nhất.

Dự án Sol Villas “ghi điểm tuyệt đối” với khách ở lĩnh vực biệt thự

Nằm ở khu vực phía Đông Sài Gòn, khu biệt thự cao cấp compound Sol Villas đang là cái tên nổi bật gây sự chú ý trong phân khúc bất động sản cao cấp. Dự án được ông Thierrry Van De Wyngaert – cựu Chủ tịch Viện Hàn lâ Kiến trúc Pháp làm cố vấn.

Lương 7 tỷ/năm nhưng 59% nhân viên thung lũng Silicon không mua nổi nhà

Thậm chí, nhiều người dân tại đây còn “than thở” về mức lương quá thấp và mong muốn được tăng lương nhiều hơn.

‘Bóc giá’ căn hộ tại những tòa nhà cao nhất Việt Nam

Nếu muốn sống tại 1 trong 10 tòa tháp cao nhất Việt Nam, bạn sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiền?

    Mở App