Sẽ bị xử lý ra sao nếu xây dựng không phép?

Đối với những công trình xây dựng trái phép sẽ có 60 ngày làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp phép xây dựng trước khi bị cưỡng chế, buộc tháo dỡ công trình.

Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết tình trạng xây dựng trái phép hiện đang diễn ra ở nhiều nơi, với mức độ càng nghiêm trọng.

luat su tran duc phuong
Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM

Sẽ bị phạt tiền

Về việc xử phạt khi xây dựng trái phép, luật sư Phượng cho biết, tùy theo đối tượng và hành vi vi phạm, các chế tài tương ứng sẽ được áp dụng theo quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017. Việc xử lý là phạt tiền, kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả, hình thức xử phạt bổ sung đối với chủ đầu tư, cá nhân sở hữu, đơn vị thi công.

Về trường hợp cấp phép sửa chữa cải tạo, tổ chức thi công xây dựng sai nội dung giấy phép được cấp sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị; phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng. Nếu thi công sai giấy phép được cấp mới sẽ bị xử phạt từ 10 - 20 triệu, 20 – 30 triệu và 30 – 50 triệu đồng đối với các công trình tương ứng.

Về hành vi không có giấy phép xây dựng, phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị; phạt tiền từ 30 – 50 triệu đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

xay nha trai phep

Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

Phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt; công trình vi phạm chỉ giới xây dựng; công trình sai cốt xây dựng; công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống; cơi nới, lấn chiếm diện tích, không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

Luật cũng quy định rất rõ ràng về xử phạt các hành vi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm. Bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, di tích; phạt 35 – 40 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; phạt từ 300 – 350 triệu đồng đối với công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng,… Với hành vi tái phạm, tổ chức thi công, chủ công trình sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu, 70 – 80 triệu, từ 950 triệu – 1 tỷ đồng đối với những công trình tương ứng.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng đến 12 tháng đối với các hành vi tiếp tục vi phạm và tái phạm.

Phải khắc phục hậu quả

Luật sư Phượng cho biết, khi xảy ra sai phạm, bên vi phạm buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, bổ sung phương tiện che chắn, khôi phục lại tình trạng ban đầu và có thể bị tháo dỡ công trình.

Đối với các công trình đang thi công bị phát hiện sai phạm sẽ bị lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu dừng thi công xây dựng công trình. Trong thời hạn 60 ngày, bên vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp phép xây dựng.

cong tỉnh trai phep

Hết thời hạn trên, nếu không đưa ra được giấy phép sẽ buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. Nếu đã được điều chỉnh hoặc cấp phép xây dựng thì phải tháo dỡ phần công trình đã xây không phù hợp mới được tiếp tục xây dựng.

Theo luật sư Phượng, để hạn chế công trình xây dựng trái phép, không còn xảy ra cảnh cưỡng chế, tháo dỡ gây lãng phí, các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm xây dựng, trong đó áp dụng các chế tài từ việc xử phạt, buộc tháo dỡ, buộc khôi phục tình trạng ban đầu cho đến việc thu hồi đất nếu sử dụng đất sai mục đích quy định.

>>>Xem thêm: 6 điều kiện nhà xây sai phép không bị tháo dỡ

HM

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

6 điều kiện nhà xây sai phép không bị tháo dỡ

Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 03/2018/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở..., có hiệu lực từ ngày 12-6.

Phân biệt sổ trắng, sổ hồng, sổ đỏ có gì khác nhau?

Sổ trắng, sổ hồng, sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà là cơ sở nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục về bất động sản nhưng nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa những khái niệm này.

Nữ nhân viên Google và chặng đường bán nhà khởi nghiệp công ty triệu đô

Đạt được ước mơ làm việc tại Google, Reene Wang vẫn sẵn sàng xin nghỉ ngay lập tức để mở startup khi nhìn thấy cơ hội mới.

Top 5 Ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất thấp

Vay mua nhà là một dịch vụ vô cùng phổ biến tại các ngân hàng hiện nay dành cho những người có nhu cầu mua nhà nhưng chưa có kinh phí để thực hiện.

Hà Nội, TP.HCM: Nhà phố 200 m2 sắp phải nộp cả trăm triệu tiền thuế?

Dự kiến việc đánh thuế tài sản đối với nhà, đất sẽ đem lại cho ngân sách Nhà nước nguồn thu khoảng 20.000-31.000 tỷ đồng/năm.

    Mở App