Hồ Chí Minh: Xôn xao đất tách thửa phải có diện tích trên 50m2?

Trong dự thảo một nội dung mới là không phân biệt đất có nhà và đất trồng, chỉ quy định điện tích tối thiể để tách thửa. Tuy nhiên, có ý kiến đánh giá quy định này còn “siết” hơn do con số sở này đưa ra.

Theo quy định mới sẽ được quy định diện tích tối thiểu không phân biệt đất ở có nhà hay đất trống. Nhưng Sở “lựa chọn diện tích tách thửa theo trường hợp tách thửa đất trống”.

Các khu vực được quy định là Quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú diện tích tối thiểu là 50 m2 (chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 4 m).

Các quận còn lại sẽ thuộc khu cực 2, diện tích thửa đất tách ra và còn lại phải tối thiểu là 80 m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 5 m.

Tại các dự thảo trước, Sở Tài nguyên – môi trường chủ trương phân biệt tách thửa “đất có nhà ở hiện hữu” và “tách thửa đất trống”. Đáng chú ý, phần diện tích tối thiểu của đất trống lớn hơn đất có nhà thật. Cũng theo Sở, “đất có nhà ở hiện hữu” là trường hợp “nhà ở tạo lập trước khi Quyết định 33 có hiệu lực thi hành và phải đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc”.

Do đó Sở Tư pháp đề nghị bỏ nội dung này, đồng thời điều chỉnh theo hướng chỉ quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở, trường hợp đất có nhà ở và đất trống như dự thảo sẽ không phân chia.

tách thửa

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đồng tình góp ý trên và đề xuất diện tích tối thiểu khi tách thửa tại khu vực 1 là 36 m2 và 45 m2 (tùy từng trường hợp sẽ thuộc lộ giới đường nhỏ hay lớn hơn 20 m). Tại khu vực 2 thì con số này là 50 m2, không phân biệt đất trống hay đất có nhà. Như vậy sẽ đơn giản thủ tục hành chính, giảm bớt quy trình xét duyệt của cơ quan nhà nước, chấm dứt tình trạng đối phó xây nhà tạm để được tách thửa diện tích nhỏ hơn trong thời gian qua.

Giải thích cho việc chọn diện tích tối thiểu theo đất trống thay vì theo “đất ở có nhà hiện hữu” (45 m2 với khu vực 1 và 50 m2 với khu vực 2) hoặc đề xuất của Hiệp hội BĐS để có con số nhỏ hơn, Sở TN&MT cho rằng: “Thực tế địa bàn TP đông dân cư, hạ tầng đã quá tải, việc hình thành nhiều căn nhà nhỏ làm gia tăng tốc độ phát triển dân cư, gây áp lực cho TP”.

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

"Tranh nhau" xuống tiền đất Long Biên, Đông Anh... nhà đầu tư có chịu quả đắng?

Theo như đồn đoán về thị trường BĐS khu vực Long Biên có khả năng trở nên sốt nóng sau khi 4 cây cầy này chính thức được xây dựng.

Đà Nẵng xuất hiện cầu 500 tỷ và cơn sốt bất động sản bên bờ sông Hàn

Dự án nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý sẽ được khởi công xây dựng vào đầu năm 2018 để giải quyết tình trạng ách tắc giao thông. Dự kiến, tổng kinh phí lên đến hơn 500 tỷ đồng.

Xu hướng nhà trọ tiện ích đang ngày càng rầm rộ

Xu hướng nhà trọ tiện ích hiện nay đang ngày càng rầm rộ, nhiều nhà đầu tư bất động sản coi đây là thị trường tiềm năng. Loại hình nhà trọ này mang đến cuộc sống hiện đại, tiện nghi cho cuộc sống của người thuê nhà.

Giám đốc cây xăng Nhật đội mưa đón khách và bài học cho thị trường bất động sản  

Sự khác biệt biệt hoàn của các trạm xăng Nhật với trạm xăng Việt Nam là thái độ chào đón và cách phục vụ nhiệt tình. Điều này khiến người mua hàng cảm thấy mình là những “thượng đế” thực sự.

Dự án bất động sản đang thi công "lên ngôi" nhờ quyết định mới

Theo quy định của thông tư số 13 do Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành, các ngân hàng thương mại sẽ phải phát hành cam kết bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho bên mua trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua nhà. Việc này đảm bảo thời gian giao nhà đúng tiến độ, mang đến sự an tâm cho người mua nhà.

    Mở App