Trấn trạch là gì? Thủ tục trấn trạch đúng phong thủy

Trấn trạch là một trong những nghi thức, thủ tục thường thấy ở các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, trấn trạch là gì? Khi nào cần thực hiện lễ trấn trạch và cần chuẩn bị những gì thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, Homedy sẽ tổng hợp tất cả thông tin liên quan đến trấn trạch để bạn tham khảo. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Trấn trạch là gì?

Trấn trạch là nghi thức giúp căn nhà, nơi ở, nơi làm việc luôn được ổn định, vững vàng. Đây được cho là cách làm để cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho gia chủ cũng như những thành viên trong gia đình.

tran-trach-la-gi-1
Trấn trạch là gì?

Hiểu trấn trạch là gì và trấn trạch đúng cách được cho là sẽ giúp trừ tà và tăng nguồn vượng khí cho căn nhà. Bên cạnh đó, khi chuyển về nhà mới xây người ta cũng tiến hành trấn trạch.

Vậy có nên trấn trạch không?

Phép trấn trạch có nguồn gốc từ thời xưa, theo phong tục tập quán của nhân dân ta. Khi ấy, người ta cho rằng việc giải trừ tai ách dựa vào các thế lực thần bí, đó là nguyên nhân phúc họa của con người. Vì vậy, họ thường dựa vào những phép trấn trạch, phù trấn trạch để thực hiện nguyện vọng cầu may, xua đuổi tà ma, mong bình an cho gia đình. Vì vậy, tùy vào từng trường hợp và mong muốn của gia chủ mà nên trấn trạch.

Khi nào cần trấn trạch nhà?

tran-trach-la-gi-2
Những trường hợp cần trấn trạch nhà

Vậy khi nào cần thực hiện việc trấn trạch? Thông thường, người ta thường tiến hành nghi thức này khi mảnh đất, ngôi nhà có âm phần quấy nhiễu khiến gia chủ gặp phải nhiều điều không may mắn, ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình. Ở Việt Nam, các gia đình sẽ tiến hành sắm lễ trấn trạch, làm lễ cúng trấn trạch nhà khi gặp một trong những trường hợp sau : 

Trấn trạch nhà mới

Hiện nay, sau khi xây hoặc mua nhà mới, để đề phòng những năng lượng xấu xâm nhập, khi làm lễ nhập trạch nhà mới, các gia chủ sẽ thực hiện luôn nghi thức cúng trấn trạch. Mục đích để giúp ngôi nhà tránh bị tà khí xâm nhập, có như vậy ngôi nhà mới vững chãi, ổn định và mang tới may mắn, thịnh vượng để gia đình có thể yên tâm an cư lạc nghiệp.

Long mạch bị tổn thương

Theo quan niệm xưa, mỗi vùng đất đều có long mạch phía dưới, long mạch vượng thì ngôi nhà trên đất đó cũng vượng theo. Nếu long mạch bị tổn thương có thể gây ra nhiều tác động xấu tới gia đình, nhất là con đường làm ăn, công danh sự nghiệp. Bên cạnh đó, gia đình cũng thường xuyên mâu thuẫn, lục đục, khó hòa thuận với nhau. Vì vậy, nếu thấy long mạch bị tổn thương, gia chủ nên nhanh chóng làm lễ cúng trấn trạch nhà. 

Xung quanh nhà xuất hiện nhiều âm khí

Nếu nhà bạn được xây dựng tại hoặc gần nơi có nhiều âm khí như nghĩa địa, chiến trường, hố chôn tập thể, khu vực thường xuyên xuất hiện tai nạn…thì cũng nên làm lễ trấn trạch. Như vậy có thể tránh âm khí từ bên ngoài xâm nhập vào ngôi nhà, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí là con đường công danh sự nghiệp của gia chủ.

Các biện pháp trấn trạch phổ biến, hiệu quả

Hiện nay, có 3 cách trấn trạch nhà ở phổ biến, thường được áp dụng nhất như sau:

Dùng bùa trấn trạch

Đầu tiên, bùa trấn trạch là gì? Bùa trấn trạch là một loại bùa chú xin từ các pháp sư có tiếng. Sau khi vẽ xong, lá bùa này sẽ được pháp sư đó bái lạy và trình bày rõ ràng là cần cầu xin vị thần nào, trấn trạch nhà nào, gia chủ tên gì,...

Trấn trạch bằng bùa chú, bùa trừ tà, bùa may mắn,... phức tạp hơn so với sử dụng vật phẩm phong thủy. Xét về bản chất, bùa là vật tùy thân của các pháp sư. Để có thể sử dụng đúng cách, giúp phát huy tối đa công dụng mà không gây hại, ảnh hưởng xấu đến gia chủ cần có kiến thức sâu rộng về phong thủy.

tran-trach-la-gi-3
Hình ảnh bùa trấn trạch

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả trấn trạch tốt nhất, bạn nên mời thầy phong thủy tư vấn và hướng dẫn thực hiện. Một số điều cơ bản cần lưu ý khi sử dụng các loại bùa trấn trạch/phù trấn trạch như sau :

  • Thao tác vẽ bùa chú cần thực hiện vào ban đêm dưới ánh sáng sao trời.

  • Trước khi vẽ bùa trấn trạch nhà mới, phải tịnh khẩu, tịnh thân và tịnh đàn. Sau đó niệm chú cho bút và giấy. Căn cứ vào chủng loại của bùa để lập đàn (hoặc lập một tổng đàn)

  • Thầy pháp sư bái lạy tâu bày, trình bày rõ cầu xin vị thần nào, vẽ bùa nhằm mục đích gì.

Vậy bạn có thắc mắc bùa trấn trạch treo ở đâu không? Thông thường, bùa trấn trạch được dán ở vị trí cửa chính, góc tường, cửa sổ hoặc ở đầu giường tùy vào việc quan sát địa thế, địa hình và hướng của ngôi nhà để quyết định vị trí vị trí đặt trấn trạch trong nhà.

Dùng linh vật, vật phẩm phong thủy

tran-trach-la-gi-4
Dùng linh vật, vật phẩm phong thủy trấn trạch

Sử dụng vật phẩm phong thủy không chỉ mang đến nhiều bình an, may mắn, đẩy lùi tà khí mà còn giúp trang trí cho ngôi nhà, tạo điểm nhấn mang phong cách riêng của gia chủ. Đặc biệt, nhiều món linh vật còn có tác dụng trấn trạch hiệu quả.

  • Rùa đầu rồng: Đây được xem là loài linh thú chuyên bảo vệ con người. Đồng thời, việc trấn trạch bằng rùa đầu rồng giúp xua đuổi điều xui rủi, giảm bớt những điều không thuận lợi. Rùa đồng rồng sẽ mang đến sức khỏe cho gia chủ và những thành viên trong gia đình bởi nó nổi tiếng biểu trưng cho sự trường thọ và trí tuệ.

  • Sư tử đá, chó đá: Đây là hai linh vật nằm trong danh sách 9 linh vật trấn trạch mạnh nhất trong phong thủy. Sư tử trấn trạch và chó đá khi trưng bày phải đi theo cặp. Nó tượng trưng cho sự bảo hộ, trừ tà, xua đuổi điều xấu.

  • Rồng: Là linh vật đứng đầu tứ linh. Đây là một loại thần thú mạnh mẽ với thân mình dài, chân móng vuốt, nhiều vảy và sừng to vừa có thể bay trên trời lại vừa có thể bơi dưới nước. Rồng với nguồn sức mạnh sẽ bảo vệ cho sự an lành của gia chủ. Nếu đặt tượng rồng hướng ra cửa chính hoặc cửa số sẽ mang lại nhiều tài lộc cho gia đình, giúp công việc thuận buồm xuôi gió.

  • Hồ lô: Bên trong hồ lô có chứa tiên đan, tượng trưng cho việc bảo vệ cho con người khỏi bệnh tật, trừ tà, mang lại sức khỏe. Bên cạnh đó, hồ lô còn giúp điều hòa khí tức trong căn nhà, mang lại cát khí trong lành và sự thông suốt cho các thành viên trong gia đình.

  • Tám loại vật phú quý cát tường: Bảo tản, pháp la, pháp luân, bạch cái, liên hoa, bảo bình, như ý kết, song ngư. Cùng đặt cả 8 vật phú quý này trong nhà sẽ giúp trấn trạch và mang lại may mắn, tiền tài, giàu sang, đủ đầy cho gia chủ.

  • Gương bát quái trấn trạch: Đây cũng là một trong những vật phẩm phong thủy dùng để trấn trạch cực kỳ hữu hiệu. Tương truyền trong dân gian, các đạo sĩ thường sử dụng gương bát quái để thu phục yêu ma, quỷ quái. Do đó, sử dụng gương bát quái trấn trạch là để xua đuổi tà khí, năng lượng xấu cho ngôi nhà.

  • Hổ phù trấn trạch: Thường được treo trước cửa chính hoặc ngoài ban công để trấn trạch, hóa giải sát khí từ bên ngoài vào, tăng vận khí cho gia đình. 

  • Kỳ yên trấn trạch: Vật phẩm này có tác dụng trừ tà, tăng phúc lộc cho gia đình. Bài trí linh vật này trong nhà sẽ giúp giảm trừ hung hiểm bởi dòng năng lượng xấu, tai nạn, bệnh tật cũng được giảm nhẹ.

  • Đá trấn trạch: Đá trấn trạch được hiểu cơ bản là loại đá tự nhiên có năng lượng có thể trấn yểm và ổn định khu vực bạn đang sinh sống. Đá tự nhiên được hình thành qua hàng nghìn năm dưới sức ép của các lớp đá lớn, hấp thụ tinh hoa của đất trời và mang lại nguồn năng lượng đa dạng. Người ta tin rằng những nguồn năng lượng này giúp xua đuổi tà ma, tăng thêm vượng khí cho gia đình, giúp các thành viên trong gia đình gặp may mắn. Đá phong thủy trấn trạch có thể đặt trước cửa nhà, sân vườn, tiểu cảnh, phòng khách, phòng làm việc…Trong đó, loại đá phong thủy được ưa chuộng nhất đó là đá thạch anh.

>>> XEM THÊM Đá thạch anh được ứng dụng trong phong thủy nhà ở thế nào?

Phương pháp dân gian

Trong dân gian, người ta còn sử dụng cháo loãng, trà vang,... để trấn trạch. Tùy vào điều kiện từng gia đình mà bạn có thể sử dụng các phương pháp trấn trạch khác nhau cho phù hợp.

Lễ trấn trạch gồm những gì?

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu được cúng trấn trạch là gì? Lễ cúng trấn trạch là một nghi lễ cổ truyền khi gia chủ hoàn thành và chuyển về sinh sống ở ngôi nhà mới hoặc trong một số trường hợp cần trấn trạch. Gia chủ thực hiện lễ cúng trấn trạch nhà với mục đích làm cho ngôi nhà vững trãi, tránh các tác động xấu bên ngoài, đồng thời tạo nên sự thịnh vượng và hưng khí để gia chủ làm ăn ngày càng thuận lợi, phát đạt.

Sau đây là những công việc cần chuẩn bị cho lễ trấn trạch.

Mâm lễ

tran-trach-la-gi-5
Mâm lễ cúng trấn trạch

Tùy vào điều kiện mỗi nhà mà mâm cúng sẽ thịnh soạn hay đơn giản khác nhau. Gia chủ có thể làm mâm cúng chay hoặc nếu làm mâm cúng mặn thì lễ vật phải mua hết ở ngoài và không được sát sinh trong ngày lễ trấn trạch. Cơ bản gồm có : 

  • 1 chén gạo, 1 chén muối 1 chén nước, 1 chén rượu trắng, 1 chén đựng trà khô.

  • Bánh bao 5 chiếc.

  • Một đĩa ngũ quả.

  • Một bình hoa (nên chọn hoa cúc vàng hoặc hoa ngũ sắc).

  • Một đĩa bánh kẹo, trầu cau, thuốc.

  • Một bó nhang.

  • Hai cây đèn cầy.

  • 1000 vàng hoa đỏ, 1000 vàng ngũ phương, 5 Đinh tiền lễ

Linh vật/Bùa trấn trạch

Gia chủ có thể chọn 1 trong những cách trên để trấn trạch cho ngôi nhà của mình. Trước khi chọn cho mình cách nào thì nên tham khảo sự trợ giúp từ các thầy phong thủy để mang lại hiệu quả cao nhất.

Văn khấn trấn trạch

Đây là phần quan trọng trong lễ cúng trấn trạch nhà mới, gia chủ sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật thì nhờ thầy pháp đọc bài khấn hoặc tự mình đọc với tư thế nghiêm chỉnh, thành tâm. Nội dung bài văn khấn như sau:

“Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần

– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương

– Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

– Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quang.

– Con kính lạy Thanh Long Bạch Hổ, Thổ Trạch, Thổ Khảm, Thủy Bá, Thổ Hầu, Thổ Tú, Thổ Tôn, Thần Quan.

Con kính lạy gia Tiên tiền tổ nội ngoại họ ……..gia, cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.

Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….

Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)

Hôm nay, ngày…… Tháng ….. năm….. (Âm lịch) Tại địa chỉ:…………………………..

Nhân ngày lành tháng tốt chúng con nhất tâm xin phép lễ Trấn trạch trên đất này để xây vách dựng nhà. Kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Tiên gia, Tôn Thần cùng Gia tiên họ…….

Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp ở xứ này, hôm nay con xin phép các Ngài chứng giám lòng thành cho phép chúng con được phép trấn trạch linh vật để trạch đất được an định. Xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch để thợ thuyền thi công thuận may an toàn, căn nhà xây xong thì sinh khí tràn đầy, người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con sau này cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.

Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng tiếp dẫn lễ vật phù hộ cho con cháu công việc được thuận may mọi nhẽ.

Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con nguyện năng tu phước thiện, tránh dữ làm lành, giúp đỡ người hoạn nạn khó khăn.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!”

>>> Có thể bạn quan tâm: 10 điều cần biết về thủ tục nhập trạch để may mắn và bình an đến với gia chủ

Như vậy trên đây bất động sản Homedy đã giải thích chi tiết cho bạn khái niệm trấn trạch là gì, những phương pháp, thủ tục trấn trạch giúp trừ tà, cầu bình an cho gia đình. Hy vọng đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc!

Nguyễn Loan

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xem ngày tốt làm nhà tháng 9 năm 2020 chuẩn

Trong bài viết dưới đây, Homedy.com sẽ giúp bạn xem ngày tốt làm nhà tháng 9 năm 2020 này. Đây là cơ sở để bạn tiến hành động thổ, xây sửa nhà hợp với tuổi của gia chủ.

Kinh nghiệm phong thủy: Có nên đặt cây xanh trong phòng ngủ hay không?

Có một số tài liệu phong thủy cho rằng gia chủ không nên bài trí cây xanh trong phòng ngủ bởi nó có thể mang đến nguồn năng lượng không tốt. Tuy nhiên cũng có không ít ý kiến chỉ ra rằng cây xanh trồng trong nhà tốt cho sức khỏe con người. Vậy, có nên đặt cây xanh trong phòng ngủ hay không? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết qua bài viết!

Hướng dẫn bố trí nội thất đúng phong thủy cho nhà hướng Tây Nam

Hướng Tây Nam đại diện cho Quái Khôn, hình ảnh người mẹ và các bộ phận liên quan đến hệ tiêu hóa của con người. Nếu nhà hướng Tây Nam thuận sẽ mang lại nhiều may mắn về tình cảm và tài lộc cho chủ nhân và ngược lại nhà ở hướng suy sẽ mang đến vận xui.

Sinh năm 1981 hợp hướng nào? Phong thủy nhà ở tuổi Tân Dậu

Sinh năm 1981 hợp hướng nào? Tuổi tân dậu hợp hướng nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác trước khi quyết định mua đất, xây nhà, động thổ.

    Mở App