Những điều không tưởng về địa ốc Alibaba

Mạng lưới Alibaba phát triển thần tốc chỉ sau một năm ra mắt. Vốn điều lệ vượt mặt rất nhiều các ông lớn địa ốc khác với hàng chục dự án được giới thiệu là “không thể tin nổi”.

Tăng vốn điều lệ 16.000 lần sau một năm thành lập

Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba được thành lập ngày 5/5/2016 do ông Nguyễn Thái Luyện làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Theo giới thiệu của Địa ốc Alibaba thời điểm thành thành lập, công ty có vốn điều lệ chưa đến 100 triệu đồng, nhưng đến ngày 26/9/2017 (sau 1,5 năm) đã tăng vong lên đến 1.600 tỷ đồng, tức tăng gấp 16.000 lần. Nhân sự của công ty cũng tăng nhanh chóng từ 5 người ban đầu lên 1.500 người và theo dự kiến sẽ tuyển thêm 1000 nhân viên nữa để mở rộng kinh doanh.

Khi mà Công ty cổ phần địa ốc Alibaba tăng vốn lên đến 1.600 tỷ sau hơn một năm thì một công ty khác trong cùng hệ thống này cũng tạo ra sự bất ngờ khó tin. Đó là Công ty cổ phần Alibaba Tây Bắc chỉ chưa đầy một tháng thành lập đã có vốn điều lệ 12.000 tỷ đồng, số vốn này vượt mặt và gây nên nhiều thách thức cho các đại gia lâu năm trong thị trường địa ốc.

Số vốn này cao gấp đôi so với Novaland (6.200 tỷ đồng), gấp đôi FLC (6.300 tỷ đồng), và gấp 4 lần Đất Xanh (2.800 tỷ đồng), gấp 6 lần C.E.O Group (2.100 tỷ đồng).

dia-oc-alibaba

Lý giải về số vốn điều lệ tăng một cách bất ngờ, đại diện công ty cho biết nhờ vào cổ đông góp vốn. Theo đó, cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Ali đăng ký đóng góp 7.800 tỷ đồng (tương đương 65% vốn) trong khi vốn điều lệ của đơn vị này chỉ có 100 tỷ đồng. Bên cạnh đó còn có 2 cá nhân góp với số tiền khủng là: ông Lê Xuân Sơn góp 3.600 tỷ đồng tương đương 30% vốn, bà Đặng Thị Bích Ngọc góp 600 tỷ đồng tương đương 5%.

Đáng chú ý là Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Ali – cổ đông lớn nhất của Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc TP.HCM có trụ sở chính tại quận Bình Thạnh. Công ty chỉ có một thành viên là ông Nguyễn Thái Luyện với số vốn điều lệ khiêm tốn 100 triệu đồng.

dia-oc-alibaba

Trước sự việc lập doanh nghiệp thần tốc và vốn điều lệ phát triển nhanh chóng như vậy, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản HCM (HoREA) cho biết, số vốn điều lệ của Công ty Đầu tư và Xây dựng Ali khá lớn nhưng không biết ông Nguyễn Thái Luyện đã góp đủ vốn điều lệ hay chưa, cũng chưa biết kết quả kinh doanh và quyết toán thuế qua các năm như nào. Tuy nhiên, việc một công ty góp vốn đến 7.800 tỷ đồng tương đương 65% vốn điều lệ là điều không bình thường và cần được xem xét.

“Vẽ” ra dự án để bán hàng

Khởi nghiệp với số vốn điều lệ chỉ 100 triệu đồng nhưng một năm sau, Alibaba đã nắm trong tay tới 18 dự án, trong đó có 14 dự án đã triển khai tất cả đều là đất nền, trải rộng trên một địa bàn rộng lớn từ Đồng Nai sang HCM. Một số dự án tiêu biểu như: Alibaba An Phước, Alibaba Tây Bắc Củ Chi, chuỗi dự án Alibaba Long Phước 2,3,4,5…

Việc bán hàng vẫn diễn ra đều đặn trong một năm qua, khách hàng vẫn xuống tiền và công ty vẫn tuyển thêm thành viên. Tuy nhiên, một điều khó tin là dự án mà doanh nghiệp này mở bán liên tục được ra mắt. Cho đến khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra thì mới vỡ lẽ ra hóa ra các dự án này đều được doanh nghiệp “vẽ ra” để bán hàng.

Theo đó, Địa ốc Alibaba đưa ra danh sách 10 dự án phân lô bán nền do đơn vị này làm chủ đầu tư. Tuy nhiên đây là danh sách không có thật vì trong số đó, dự án Marine City tại Cửa Lấp thuộc Long Điền (BRVT) của Công ty TNHH Xây dựng Nam Hải.

Khu đất “dự án Khu đô thị Alibaba Tây Bắc Củ Chi” cho đến nay vẫn đang là dự án được Ban quản lý Khu đô thị Tây Bắc mời gọi đầu tư, nhưng Địa ốc Alibaba lại tự xưng là chủ đầu tư dự án đất nền 97, 58 ha thuộc Khu đô thị Tây Bắc Chủ Chi – Khu vực VIII -3 và đang công bố tung ra 1.000 nền nhà.

dia-oc-alibaba

Trưởng ban Quản lý đầu tư xây dựng KĐT Tây Bắc cho biết, việc Alibaba tự xưng là chủ đầu tư, công bố bán đất nền thu tiền khách hàng là có dấu hiệu sai phảm. Trong khi đó doanh nghiệp này mới chỉ có văn bản xin UBND TP.HCM đầu tư những chưa được chấp thuận và dự án cũng chưa hoàn thành đền bù giải tỏa đã tự ý thu tiền của khách hàng.

Với một loạt các dự án Alibaba tại Long Phước 1,2,3,4,5… thì Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Thành ông Trương Văn Phương đã xác nhận là không có dự án nào do công ty Địa ốc Alibaba làm chủ ở Long Thành, Đồng Nai.

Tất cả các dự án đều được Alibabab đưa ra cam kết lợi nhuận đạt 28%/ năm khi khách hàng đặt cọc tiền mua đất nền. Việc vẽ ra lợi nhuận là một việc làm khó tin của doanh nghiệp này.

Theo các chuyên gia thì với những dự án chưa được duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, chưa được giải phóng mặt bằng, chưa có cơ sở hạ tầng và chưa có văn bản của Sỏ Xây dựng xác nhận, Alibaba chưa có đủ điều kiện để huy động vốn bán nền nhà hình thành trong tương lai và càng không có quyền công bố dự án, không có quyền huy động vốn kể cả hình thức đặt cọc giữ chỗ.

Với những việc làm trên của Alibaba thì những khách hàng đã mua phải dự án của Alibaba hoàn toàn có thể kiện đơn vị này với tội danh lừa đảo.

>> Xem thêm: Bắt giam giám đốc Nguyễn Thái Lĩnh, chủ tịch Nguyễn Thái Luyện và khám xét trụ sở Công ty CP Địa ốc Alibaba

Thủy Tiên

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bất động sản nghỉ dưỡng Phan Thiết lên ngôi

Thành phố Phan Thiết là một trong những điểm thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản, nhờ tiềm năng về du lịch đã giúp cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Phan Thiết vươn lên và phát triển mạnh mẽ.

Cuối năm 2017 đất Cần Giờ vẫn chưa “giảm sốt”

Khu vực mặt tiền đường Rừng Sác thuộc xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ đầu năm chỉ 3,2 triệu đồng/m2 thì đến tầm tháng 9 đã tăng vọt lên 25,4 triệu đồng, và hiện vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Không phải giấy đỏ nào cũng ghi tên cả gia đình, tranh luận chưa có hồi kết

Bản chất của việc này là ai có quyền sử dụng đất mà đủ điều kiện cấp giấy thì đều có tên trên giấy chứng nhận.  

Bầu Đức ‘rớt’ Top 10 giàu nhất Việt Nam, túi tiền chưa bằng 1/20 Phạm Nhật Vượng

Động thái bán cổ phiếu để làm tài sản hỗ trợ của bầu Đức đã khiến ông "trượt dài" trên bảng xếp hạng nhà giàu Việt.

Top 10 thành phố có giá nhà đắt nhất thế giới, Hà Nội xếp thứ 3

Đáng ngạc nhiên là các nền kinh tế đang phát triển lại có giá nhà thuộc loại đắt nhất thế giới. Và phần lớn người dân các quốc gia này khó có thể sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình.

    Mở App