Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng không?

Khi mua bán nhà đất, các bên tham gia thường thỏa thuận đặt cọc trước một số tiền để làm tin, đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vậy hợp đồng đặt cọc mua đất được thực hiện như thế nào? Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không? Cùng Homedy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Hợp đồng đặt cọc mua đất là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”

Như vậy, có thể hiểu hợp đồng đặt cọc mua đất là việc một trong hai bên giao tài sản đặt cọc cho bên còn lại trong một thời hạn nhất định, nhằm bảo đảm việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Số tiền đặt cọc bao nhiêu là tùy theo thỏa thuận của bên mua và bên bán. Khi hợp đồng đặt cọc tiền mua đất được hình thành, các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ hợp đồng song vụ. Vì vậy, các bên có thể thỏa thuận đặt cọc để bảo đảm cho việc thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

hop-dong-dat-coc-mua-dat-3
Hợp đồng đặt cọc mua đất là gì?

Nội dung hợp đồng cọc mua đất gồm những gì?

Hợp đồng đặt cọc mua đất là hợp đồng dân sự, vì thế các bên có quyền thỏa thuận các nội dung của hợp đồng với điều kiện nội dung đó không trái luật, đạo đức xã hội. Thông thường hợp đồng đặt cọc mua đất gồm các nội dung cơ bản như sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ

  • Đối tượng hợp đồng (thông tin về quyền sử dụng đất, nhà ở);

  • Thời hạn đặt cọc

  • Giá chuyển nhượng (thỏa thuận giá chuyển nhượng nhà đất để tránh biến động);

  • Số tiền đặt cọc mua đất

  • Quyền, nghĩa vụ của các bên

  • Phương thức giải quyết khi các bên có tranh chấp

  • Cam kết của các bên

  • Điều khoản thi hành.

Các mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất phổ biến nhất 2024

Dưới đây là một số mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất thông dụng, mới bạn đọc cùng tham khảo.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất đơn giản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------***--------  

 

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

(V/v Mua bán đất)  

 

Hôm nay, ngày …tháng … năm 2024….  tại ……………. . 

Chúng tôi gồm có:

I. Bên đặt cọc (sau đây gọi là Bên A):

Ông (Bà): …………………………………………………………………………..................

Sinh ngày: ……………………………………………………………………..……………….

Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………….…………………….

II. Bên nhận đặt cọc (sau đây gọi là Bên B):

Họ và tên chủ hộ:………………………………………………………………………..........

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……….…..

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………..... 

Các thành viên của hộ gia đình bên bán (bên B):

Ông (Bà): ………………………………………………………………………………..............

Sinh ngày: …………………………………………………………………………....………….

Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………….

Ông (Bà): …………………………………………………………………………..................

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………….

III. Cùng người làm chứng:

1.Ông(Bà): …………………………………………………………………………..................

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………….

2.Ông(Bà): …………………………………………………………………………..................

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………….

IV. Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:  

ĐIỀU 1:TÀI SẢN ĐẶT CỌC

Bên A đặt cọc cho bên B bằng tiền mặt với số tiền là:………… ………………………….

Bằng chữ:………………………………………………………………………………………..  

ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC

Thời hạn đặt cọc là: …………………….…, kể từ ngày …… tháng ………. năm .......  

ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC

1.Bằng việc đặt cọc này Bên A cam kết mua đất của bên B tại:..................................................

Bên B nhận tiền đặt cọc và cam kết sẽ bán đất thuộc sở hữu hợp pháp và không có bất kỳ  tranh chấp nào liên quan đến mảnh đất mà bên B giao bán cho bên A tại…. …………………………….……………………….. với diện tích là…………..m2 giá bán là ……………………………………………….………………………………………..

2. Trong thời gian đặt cọc, bên B cam kết sẽ làm các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên A, bên A cam kết sẽ trả: ………………………………… khi hai bên ký hợp đồng mua bán đất tại phòng công chứng Nhà Nước, ……………………… sẽ được bên A thanh toán nốt khi bên B giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên B cam kết sẽ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vòng 7 ngày kể từ ngày bên A và bên B ký hợp đồng mua bán tại phòng công chứng Nhà Nước. Bên B có nghĩa vụ nộp các khoản thuế phát sinh trong quá trình giao dịch theo đúng quy định của pháp luật (đối với thuế đất, thuế chuyển nhượng bên B sẽ là người thanh toán mà bên A không phải trả bất cứ khoản phí nào) .  

ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giao số tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận ngay khi ký hợp đồng đặt cọc;

b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất số tiền đặt cọc;

2. Bên A có các quyền sau đây:

a) Nhận lại số tiền đặt cọc từ Bên B hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc đạt được);

b) Nhận lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc không đạt được);  

ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

a) Trả lại số tiền đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc đạt được);

b) Trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc cho Bên A trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được);

c) Bên B có nghĩa vụ dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng khi giao đất để trả lại mặt bằng đất thổ cư cho bên A.

2. Bên B có các quyền sau đây: Sở hữu số tiền đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc không đạt được).  

ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; nếu mảnh đất trên thuộc diện quy hoạch không giao dịch được thì bên B phải hoàn trả lại 100% số tiền mà bên A đã giao cho bên B . Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi tranh chấp sẽ được phán xử theo quy định của luật pháp của Việt Nam.  

ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.

2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

3. Bên B đã nhận đủ số tiền đặt cọc nêu trong điều 1 từ bên A  

ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của người làm chứng.

3. Hợp đồng có hiệu lực từ: …………………………………………………………………….

Hợp đồng Đặt Cọc bao gồm 03 trang được chia làm bốn bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ hai bản.

……, ngày …tháng ..… năm 20…..

Bên A                                    Người làm chứng (Ký, ghi rõ họ tên)                      Bên B                                                                

(Ký, ghi rõ họ tên)                (Ký, ghi rõ họ tên)                                                    (Ký, ghi rõ họ tên)               

>>> Tải mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất TẠI ĐÂY

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất nông nghiệp

Đối với hợp đồng đặt cọc mua bán đất nông nghiệp, ngoài những nội dung cần có khi làm hợp đồng đặt cọc thì lưu ý ở phần thông tin mảnh đất cần ghi rõ các nội dung sau:

  • Loại đất: Đất nông nghiệp

  • Thửa đất số: ……….

  • Tờ bản đồ số:………..

  • Địa chỉ thửa đất: ……….

  • Diện tích: ……. m2 (bằng chữ: …………)

  • Mục đích sử dụng

>>> Download mẫu hợp đồng đặt cọc đất nông nghiệp TẠI ĐÂY

hop-dong-dat-coc-mua-dat-8
Hợp đồng đặt cọc mua đất nông nghiệp

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất dự án

Hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua đất dự án thường được dùng trong trường hợp mà dự án đó chưa mở bán nhưng lại được đặt cọc để giữ chỗ. Số tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả lại 100% nếu đến ngày mở bán mà khách hàng không có ý định mua nữa hoặc không chọn được lô đất nền nào ưng ý. 

Đặc biệt lưu ý, hợp đồng đặt cọc mua đất dự án phải có dấu đỏ của chủ đầu tư hoặc đơn vị được uỷ quyền.

hop-dong-dat-coc-mua-dat-7
Hợp đồng đặt cọc mua đất nền dự án

>>> Tải mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất dự án TẠI ĐÂY

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất chưa tách thửa

Tách thửa là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện phân chia quyền sử dụng đất từ một người đứng tên trên sổ đỏ sang một hoặc nhiều người khác. 

Đất chưa tách thửa thì đồng nghĩa với việc người sử dụng đất chưa đăng ký biến động vào sổ địa chính. Tức là trên thực tế, dù một bên đã trả tiền và bên kia trao quyền sử dụng đất nhưng theo quy định pháp luật thì đất vẫn thuộc về người đứng trên trên Giấy chứng nhận.

Vì thế, trong hợp đồng đặt cọc mua đất chưa tách thửa, cần nêu rõ việc đề nghị tách thửa và thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ.

 >> Download mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất chưa tách thửa TẠI ĐÂY

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất sổ chung

Mua đất sổ chung thuộc sở hữu của nhiều người, vì vậy nếu không có sự thỏa thuận thống nhất hợp lý giữa các bên thì rất dễ xảy ra tranh chấp gây khó khăn cho việc chuyển nhượng, mua bán sang tên sổ đỏ. 

Vì vậy, khi làm hợp đồng đặt cọc mua đất sổ chung, bạn cần lưu ý ghi rõ cách thỏa thuận xử lý các tranh chấp nếu có để tránh việc thiệt hại cho bản thân.

hop-dong-dat-coc-mua-dat-5
Mua đất sổ chung dễ phát sinh tranh chấp

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất 3 bên

Hợp đồng 3 bên ngày càng được sử dụng phổ biến trong các giao dịch hiện nay. Hợp đồng đặt cọc mua đất 3 bên là loại hợp đồng thỏa thuận giữa ba bên tham gia xác lập quan hệ trong hợp đồng, trong đó, các bên có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ theo thỏa thuận có liên quan.

Hợp đồng đặt cọc mua đất 3 bên cần cung cấp các nội dung sau một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác tránh nhầm lẫn đem lại rủi ro sau này:

  • Đối tượng liên quan bao gồm những ai, là cá nhân hay tổ chức.

  • Thông tin mảnh đất: Vị trí, diện tích,...

  • Số tiền đặt cọc.

  • Hình thức và phương thức thanh toán giữa ba bên.

  • Quyền và nghĩa vụ ba bên khi tham gia ký kết.

  • Phương thức giải quyết tranh chấp tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất nếu có.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất chưa có sổ đỏ

Nhà đất chưa có sổ đỏ tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể dẫn đến mất tiền, vì thế, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ là một trong những thủ tục pháp lý quan trọng trước khi tiến hành giao dịch. 

Hợp đồng này giúp cả người mua và người bán tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình mua bán nhà đất.

hop-dong-dat-coc-mua-dat-6
Mua bán đất chưa sổ đỏ ẩn chứa nhiều rủi ro

>> Xem ngay: Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ đúng luật cập nhật mới nhất

Cách làm hợp đồng đặt cọc mua đất

  • Đầu tiên, các bên thống nhất thỏa thuận các điều khoản cần có trong hợp đồng (quyền và nghĩa vụ các bên, số tiền đặt cọc, thời hạn thanh toán, giải quyết tranh chấp,...)

  • Sau đó quyết định hình thức hợp đồng 

  • Tiến hành soạn thảo mẫu hợp đồng hoặc có thể tải mẫu về, điền thông tin đầy đủ rồi in ra. 

  • Các bên kiểm tra các điều khoản xem có sai sót gì thì sửa lại và ký kết hợp đồng.

Quy định về hợp đồng đặt cọc mua đất

Về nội dung, hình thức hợp đồng

Các nội dung trong hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thường bao gồm:

  • Tài sản đặt cọc: VD đặt cọc bằng tiền 200 triệu đồng.

  • Thời hạn đặt cọc: VD trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.

  • Mục đích đặt cọc: Nhằm thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

  • Cách xử lý tiền đặt cọc khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: VD tiền đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ vào khoản thanh toán tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

  • Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

  • Phương thức giải quyết tranh chấp nếu có.

Hình thức hợp đồng: Hợp đồng đặt cọc mua đất phải được lập thành văn bản, có thể viết tay, đánh máy hoặc tải mẫu có sẵn về điền đầy đủ thông tin sau đó in ra. Trên hợp đồng có chữ ký của các bên tham gia.

Hợp đồng đặt cọc mua đất có giá trị pháp lý không?

Hợp đồng đặt cọc mua đất được lập thành văn bản, có chữ ký và người làm chứng nên có giá trị pháp lý.

Căn cứ theo Điều 5 Luật Công chứng 2014 có quy định rõ về giá trị của văn bản công chứng. Theo đó, văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Và các loại hợp đồng, giao dịch khi được công chứng sẽ có giá trị như chứng cứ để chứng minh các sự kiện xảy ra. 

Một hợp đồng công chứng cần đảm bảo đủ tính pháp lý, theo pháp luật khi qua công chứng thì sẽ được ghi nhận và bảo đảm về mặt nội dung, hình thức cũng như tính pháp lý của văn bản đó.

hop-dong-dat-coc-mua-dat-1
Hợp đồng công chứng được xem là một chứng cứ để chứng minh sự kiện xảy ra

Bên cạnh đó, điều 134 Bộ luật dân sự năm 2005 hiện hành quy định:

“Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.

Như vậy, theo quy định trên thì chỉ những loại hợp đồng nào mà pháp luật bắt buộc phải công chứng mà chủ thể thực hiện hợp đồng đó lại không thực hiện thủ tục công chứng thì hợp đồng đó mới bị coi là không hợp pháp. Vì vậy, các loại hợp đồng đặt cọc không nằm trong danh sách bắt buộc vẫn có thể được coi là hợp pháp. 

Tuy không bắt buộc một số loại hợp đồng phải công chứng nhưng pháp luật vẫn khuyến khích nên thực hiện việc công chứng một số giao dịch nhằm đảm bảo tính chứng cứ và sẽ có những lợi thế nhất định trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng không?

Để biết hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng không, bạn cần hiểu rõ về tính pháp lý của hợp đồng công chứng. Hợp đồng mua bán đất có nằm trong danh sách những hợp đồng bắt buộc công chứng không và cần lưu ý gì khi lập hợp đồng cũng như thực hiện giao dịch đặt cọc, công chứng.

Hợp đồng đặt cọc không công chứng có hiệu lực không? Câu trả lời là có. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành, không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực, mà chỉ quy định công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Như vậy, theo luật thì không quy định bắt buộc phải thực hiện việc công chứng đối với hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, để bảo đảm tính pháp lý theo luật bất động sản cũng như phòng ngừa trường hợp tranh chấp xảy ra, chúng ta nên thực hiện việc công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán đất.

hop-dong-dat-coc-mua-dat-2
Nên công chứng hợp đồng đặt cọc mua đất trước khi xuống tiền

Dựa theo quy định tại Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng đặt cọc mua đất được tính như sau:

  • Hợp đồng dưới 50 triệu động: Mức thu 50 nghìn VNĐ/trường hợp

  • Hợp đồng từ 50 - 100 triệu đồng: Mức thu 100 nghìn VNĐ/trường hợp

  • Hợp đồng trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng: Mức thu 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.

Hợp đồng đặt cọc mua đất vô hiệu khi nào?

Theo quy định tại Điều 117 và Điều 407 Luật Dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong các trường hợp sau:

  • Vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. 

  • Hợp đồng đặt cọc giả tạo sẽ bị vô hiệu

  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị nhầm lẫn.

  • Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

  • Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

  • Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

  • Đối tượng trong hợp đồng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.

Vi phạm hợp đồng đặt cọc mua đất

Trường hợp các bên vi phạm hợp đồng đặt cọc mua đất thì sẽ chịu mức phạt như điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng.

Nếu không có thỏa thuận xử phạt thì mức phạt khi vi phạm hợp đồng đặt cọc được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 328 Luật Dân sự 2015, cụ thể:

“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, theo quy định trên thì khi từ chối giao kết hoặc thực hiện hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất sẽ phải chịu mức phạt sau:

- Trường hợp bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

- Trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

Lưu ý khi ký hợp đồng đặt cọc mua đất

Một khi đặt bút ký hợp đồng đặt cọc cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ bỏ ra một khoản tiền để giữ tài sản cho mình. Để tránh những trường hợp lợi dụng, gian dối bạn nên tìm hiểu sáng tỏ các thông tin sau trước khi ký hợp đồng gồm: 

1. Kiểm tra quy hoạch của miếng đất

2. Kiểm tra giấy tờ pháp lý của miếng đất định mua

3. Kiểm tra nhà đất có phải chính chủ không?

4. Kiểm tra đất nhà có được quyền chuyển nhượng không?

5. Kiểm tra lịch sử phong thủy ngôi nhà 

6. Soạn thảo hợp đồng đúng pháp luật (xem mẫu hợp đồng trên)

7. Công chứng hợp đồng

Trên đây là tổng hợp các mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất chuẩn xác nhất. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình giao dịch mua bán nhà đất. Để tìm hiểu thêm về các thông tin pháp lý khác, bạn có thể tìm hiểu ngay tại bất động sản Homedy với các tin tức cập nhật mới nhất, chính xác nhất giúp bạn hạn chế những sai lầm trước khi giao dịch mua bán, đầu tư.

Trần Dung

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căn hộ cao cấp là gì? 5 đặc điểm căn hộ cao cấp nào cũng cần phải có

Căn hộ cao cấp là gì? Hãy cùng Homedy tìm hiểu các đặc điểm của căn hộ cao cấp dựa trên các tiêu chí về diện tích, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy hoạch...

Chứng chỉ quy hoạch là gì? Thủ tục cấp chứng chỉ quy hoạch

Chứng chỉ quy hoạch là gì? Các quy định, thủ tục về việc cấp chứng chỉ quy hoạch ra sao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Homedy để được giải đáp chi tiết.

Tất tần tật các quy định về luật xây dựng nhà ở liền kề

Luật xây dựng nhà ở liền kề cần chú ý những điểm gì? Xem ngay để không mắc phải những vi phạm khi tiến hành xây dựng nhà cửa.

Ngân hàng HSBC là ngân hàng gì? Cập nhật lãi suất HSBC mới nhất

Ngân hàng HSBC là ngân hàng gì? Rất nhiều người đang quan tâm về sản phẩm vay vốn mua nhà và lãi suất HSBC khi vay mua nhà trả góp hiện nay. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Homedy.

Mẫu hợp đồng thuê đất cá nhân chuẩn, mới nhất theo luật hiện hành

Hợp đồng thuê đất cá nhân là một loại hợp đồng phổ biến trong đời sống xã hội, giúp cho người thuê có thể sử dụng đất của người cho thuê để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Tuy nhiên, để hợp đồng thuê đất cá nhân được hợp pháp và bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên, cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện, nội dung, thời hạn và cách thức thanh toán tiền thuê. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về hợp đồng thuê đất cá nhân, cũng như các lưu ý khi ký kết và thực hiện hợp đồng này. Cùng theo dõi nhé!

    Mở App