Bị siết tín dụng, nguồn vốn nào cho bất động sản?

Trong bối cảnh các nguồn vốn truyền thống dành cho bất động sản (BĐS) đang ngày càng hạn hẹp, các doanh nghiệp đang cần huy động nguồn vốn mới từ đâu?

Nguồn tiền cho bất động sản đang ngày càng thu hẹp

Ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV), thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, hiện có 4 nguồn chính là: nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ngoại, nguồn vốn tín dụng bảo lãnh, nguồn vốn tư nhân (vốn tự có, vốn góp).

ong can van luc
Ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV)

Tuy nhiên, theo ông Cấn Văn Lực, trong các nguồn tiền này, nguồn vốn ngân sách nhà nước ngày càng eo hẹp hơn.

Với gói 2.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở cho người có công và phát triển nhà ở xã hội, riêng năm 2018 có khoảng 1.000 tỷ đồng được giải ngân, trong đó 500 tỷ đồng là vốn Nhà nước cấp, 500 tỷ đồng còn lại là do Ngân hàng Chính sách xã hội tự xoay xở.

Như vậy, chỉ cần có một dự án lớn thì hết tiền, nên nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh được coi như một trong những giải pháp quan trọng.

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng dư nợ cho vay đầu tư và kinh doanh BĐS đến 31/12/2017 là khoảng 471.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 7,2% tổng dư nợ), tăng 8,3% so với đầu năm.

Còn theo Ủy ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia, dư nợ tín dụng kinh doanh BĐS và xây dựng chiếm khoảng 15,8% tổng dư nợ. Ngoài ra, tín dụng tiêu dùng đến hết năm 2017 đạt khoảng 1,1 triệu tỷ đồng (chiếm 17% tổng dư nợ). Trong đó, dư nợ cho vay sửa, mua nhà, thuê nhà chiếm khoảng 8% tổng dư nợ.

siet tin dung
Tín dụng đổ vào BĐS đang ngày càng bị siết chặt, trung bình mỗi năm giảm 5% so với năm trước

Cùng với Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017, mới đây, NHNN có Văn bản số 563/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, trong đó yêu cầu hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, xây dựng.

Đối với nguồn vốn ngoại bao gồm cả nguồn vốn trực tiếp (FDI) và gián tiếp, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2017, FDI đăng ký 3,05 tỷ USD vào lĩnh vực BĐS. 4 tháng đầu năm 2018, FDI đăng ký vào lĩnh vực này đạt 807,5 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn FDI đăng ký.

Theo ông Nguyễn Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, có tới 10 nguồn tiền đổ vào bất động sản, gồm: Hệ thống ngân hàng với trên 70% lượng tiền dồn vào BĐS; vốn FDI; vốn chứng khoán; vốn doanh nghiệp tự có; vốn trong dân; vốn đầu tư công; vốn doanh nghiệp nhà nước; kiều hối; nguồn tài chính tái sinh; và các nguồn khác.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể bức tranh chung, nguồn tiền dành cho BĐS đang ngày càng thu hẹp lại. Chính vì thế BĐS và nguồn tiền cần phải tìm một hướng đi mới.

>>>Xem thêm: Bong bóng bất động sản có thể vỡ vào cuối 2018?

Mở rộng huy động các nguồn tiền mới

Ông Cấn Văn Lực kiến nghị Chính phủ cần thiết phải có một quỹ tiết kiệm nhà ở giống như Thái Lan, Singapore... đã từng làm thành công.

Mặc dù ý tưởng này đã được đề xuất từ rất lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể hiện thực hóa vì nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do thiếu vốn mồi, cơ chế, cách làm...

Đồng thời, hình thành hệ thống và tạo điều kiện cho các định chế tài chính, sản phẩm tài chính BĐS phát triển như: Quỹ tín thác BĐS - REIT; cơ quan cho vay thế chấp nhà ở; chứng khoán hóa các dự án BĐS; quy định trọng số rủi ro khác nhau, tương ứng với các phân khúc BĐS khác nhau...

siet tin dung
Cần phải huy động nguồn với mới cho doanh nghiệp bất động sản

Các chuyên gia kinh tế cũng kiến nghị cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính cũng như minh bạch hóa thông tin...

“Đặc biệt, cần chú trọng định hướng thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS mục tiêu như cơ sở hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông; triển khai tốt Nghị định về hình thức đầu tư PPP”, ông Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

>>>Xem thêm: Khi thu nhập của người mua nhà không cách nào đuổi kịp giá nhà đất

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

The Emerald Mỹ Đình là dự án “hot” thu hút lớn các nhà đầu tư

Là một dự án hội tụ đủ các yếu tố như: vị trí đẹp, tiện ích đẳng cấp, không gian sống xanh, lại đạt chuẩn về căn hộ sức khỏe… The Emerald Mỹ nhanh chóng trở thành dự án nổi bật tại khu vực phía Tây Hà Nội.

Kinh nghiệm khởi nghiệp từ tuổi thơ cơ cực của Shark Lê Đăng Khoa: 'Phải làm gì khi đối thủ dùng mọi cách để vượt qua bạn?'

Doanh nhân Lê Đăng Khoa gửi gắm tới các những người trẻ muốn khởi nghiệp: "Muốn thành công phải quyết liệt với những gì mình định làm".

Bong bóng bất động sản có thể vỡ vào cuối 2018?

Các chuyên gia cho rằng, mỗi nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường bất động sản, cần đưa ra cho mình những nguyên tắc nhất định, không nên đầu tư theo kiểu phong trào, sẽ dễ nhận rủi ro.

Những dự án 'khủng' nào của tập đoàn Vingroup sắp tung ra thị trường?

Hàng loạt dự án lớn của tập đoàn Vingroup sắp được bàn giao nhà như Vinhomes Green Bay, Vinhomes Metropolis,…tòa nhà cao nhất Việt Nam The Landmark 81 dự kiến hoàn thành vào cuối 2018.

Tận hưởng cuộc sống đáng mơ ước tại Sun Grand City Tây Hồ

Tọa lạc ngay vị trí đắc địa, Sun Grand City Thụy Khuê Residences có góc nhìn trực diện ra Hồ Tây được xem là dự án mang sắc màu thiên nhiên và hơi thở của cuộc sống hiện đại.

    Mở App