8 xu hướng chính của thị trường BĐS Hà Nội 2018

Là thị trường BĐS có phần yên bình hơn so với TP.HCM, Hà Nội 2018 sẽ tiếp tục phát triển cả bề rộng và chiều sâu, mở rộng phạm vi, tăng quy mô và đa dạng hóa sản phẩm.

Với lượng dân đổ về ngày nhiều, nhu cầu về nhà ở, văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ… sẽ ngày càng nhiều hơn tại Hà Nội. Để đáp ứng nhu cầu thị trường đang ngày càng cao, các doanh nghiệp địa ốc đã mạnh dạn đầu tư nhiều phân khúc khác nhau nhằm đem lại lựa chọn đa dạng và hợp lý cho người mua.

Các doanh nghiệp đầu tư BĐS ngày càng nắm bắt rõ xu thế, tham gia vào đầu tư xây dựng, mua bán bất động sản và tạo nên một thị trường sôi động. Với đà này, thị trường BĐS tại đây sẽ phát triển với 8 xu hướng dưới đây.

bds ha noi 2018

1. Thị trường BĐS vẫn nằm trong gia đoạn tăng trưởng chung trên hầu hết các phân khúc, trong đó phát triển mạnh nhất là nhà ở và nghỉ dưỡng. Giá BĐS vẫn luôn tùy thuộc vào dự án, vị thế mà tăng hay giảm. Ngoài ra, giá cả còn có khả năng rơi vào sốt giá và tích tụ bong bóng, tình trạng các khu đô thị “ma”, khu chung cư hoang hóa sẽ có sự cải thiện đáng kể.

2. Phân khúc thị trường nhà ở xã hội có giá dưới 12-13 triệu/m2 và giá bán khoảng trên dưới 1 tỷ đồng/căn, hình thành hệ thống sản phẩm đa dạng cả về diện tích, giá bán và kiến trúc, tiện ích…tiếp tục được đầu tư. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ có thêm 40 dự án nhà ở xã hội với gần 3,3 triệu m2 sàn nhà ở. Tuy nhiên, trong vòng 3-5 năm tới, phân khúc nhà ở giá rẻ sẽ khan hiếm, nhất là nhà cho thuê giá rẻ để phục vụ nhu cầu của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp tại đây.

>>>Xem thêm: Vì sao nên thận trọng khi đầu tư vào BĐS 2018?

3. Phân khúc thị trường bất động sản cao cấp, gồm nhà chung cư cao cấp nội thành và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản xanh, thân thiện môi trường, nhu cầu mới của người tiêu dùng sẽ ngày càng có tỷ trọng cao trong tổng giá trị giao dịch trên thị trường bất động sản.

4. Nhu cầu bất động sản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê làm văn phòng và phục vụ sản xuất – kinh doanh tập trung cũng tăng dần và tăng nhanh hơn nguồn cung.

5. Xu hướng “ly tâm” trong phân bổ và lựa chọn các sản phẩm BĐS sẽ gia tăng: Nhu cầu và giá đất nền vùng ven Hà Nội đang và sẽ dần tăng nhanh trở lại. Thị trường nhà đất ngoại ô sẽ ngày càng hấp dẫn hơn.

6. Vốn đầu tư trên thị trường bất động sản ngày càng được xã hội hóa và gia tăng nguồn đầu tư từ các địa phương ngoài thành phố và cả từ nước ngoài; hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) trong lĩnh vực bất động sản sẽ phát triển mạnh hơn.

7. Tiếp tục hiện hữu một số yếu tố tiềm ẩn rủi ro trên thị trường bất động sản, như sự lệch pha cung – cầu, tình trạng đầu cơ, giá ảo và xu hướng tập trung tín dụng vào một số tập đoàn lớn đầu tư vào phân khúc bất động sản cao cấp, nghỉ dưỡng…

8. Thị trường bất động sản nói chung sẽ có tổ chức, minh bạch và ổn định hơn; hoạt động thuê quản lý và khai thác bất động sản sẽ ngày càng chuyên nghiệp và chặt chẽ hơn.

Được biết, định hướng chính quan trọng nhất tại BĐS Hà Nội 2018 vẫn là tập trung kiên định các giải pháp tái cấu trúc thị trường BĐS. Ngoài ra còn thực hiện chiến lược nhà ở quốc gia và thành phố, trong đó đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng chính sách.

>>>Xem thêm: Giá đất nền sẽ thế nào sau Tết Nguyên Đán?

Thị trường Hà Nội cần làm gì?

Ts. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế cho rằng: “Hà Nội cần chủ động xây dựng và đề xuất với Chính phủ công cụ quản lý hữu hiệu, không xảy ra tình trạng sốt ảo, vỡ ‘bong bóng’ hay ‘đóng băng’ thị trường bất động sản, cũng như phòng ngừa không để xảy ra những tranh chấp”.

bds ha noi 2018

Hà Nội nên tập trung vào định hướng quan trọng nhất là kiên định các giải pháp tái cấu trúc thị trường bất động sản gắn với thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và thành phố. Và việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng chính sách được ưu tiên.

Thậm chí, thành phố Hà Nội cần có chương trình riêng định hướng ưu tiên cho phát triển các khu đô thị xanh, xây dựng khu dân cư hiện đại, với tổ hợp khu dân cư, chung cư cao cấp, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại… đều theo tiêu chuẩn quốc tế, với tiêu chí xanh.

Như vậy, để phát triển và quản lý thị trường bất động sản hiệu quả, lành mạnh, Hà Nội cần tập trung rà soát, đánh giá toàn diện về thị trường, công khai các quy hoạch, dự án và minh bạch các thông tin liên quan đến chính sách quản lý thị trường bất động sản.

>>>Xem thêm: Doanh nghiệp BĐS cần làm gì để thích nghi với chính sách mới?

HM

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tòa tháp 81 tầng cao nhất Việt Nam của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có gì?

Nhìn từ dưới chân công trình, nhiều người đã có thể chiêm ngưỡng hình dáng tổng thể của tòa tháp cao hơn 460m, mặc dù công đoạn thi công cuối cùng vẫn đang được nhà thầu tích cực hoàn thành.

Doanh nghiệp BĐS cần làm gì để thích nghi với chính sách mới?

Sau 1 năm đầy biến động, BĐS năm 2018 dự báo sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn về quan hệ cung – cầu, quỹ đất đầu tư, thủ tục hành chính… Vậy doanh nghiệp cần phải làm gì?

Chỉ giữa năm nay, ga Sài Gòn sẽ ‘lột xác’ đẹp bất ngờ?

Với đề xuất sử dụng gạch bông kiểu xưa, cổng vòm hoa văn cách điệu, nhà ga Sài Gòn rất có thể sẽ trở thành một địa điểm “sống ảo” mới cho giới trẻ và du khách.

50m2 giá 70 tỷ đồng, ki ốt Gia Lâm đắt gấp 3 lần biệt thự sang

Chợ Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội) – ngôi chợ có hàng nghìn ki ốt to nhỏ san sát nhau này đã không còn xa lạ với giới buôn vải vóc, quần áo Trung Quốc miền Bắc.

Tiếp tục đóng cửa một trung tâm thương mại ở Sài Gòn, Parkson đã kinh doanh thế nào?

Thêm một TTTM Parkson thứ 2 tại Sài Gòn phải đóng cửa gần đây sau một thời gian hoạt động cầm chừng.

    Mở App