7 nguyên nhân khiến người Việt thích gom mua đất

Người Việt mê đất có thể được xem là nguyên nhân của mọi cơn nóng sốt bất thường vừa qua. Người Việt sẵn sàng vét sạch vốn liếng, vay mượn mua đất để dành, cất nhà, dù sống thiếu thốn, trả nợ hàng chục năm.

Dưới đây sẽ là 7 lý do vì sao người Việt mê đất và sẵn sàng gom đất bằng mọi giá, bất chấp giá ảo, sốt ảo hay ôm đất ngay trong thị trường địa ốc nguội lạnh đóng băng.

>>>Xem thêm: Cần biết quy định giải quyết tranh chấp đất đai để không mất tiền tỷ

1. Định kiến xã hội – có đất là giàu

Người Việt Nam từng quan niệm “tấc đất tấc vàng”. Với tư tưởng càng nhiều đất càng tốt, càng nắm trong tay quỹ đất càng lớn thì càng chứng minh được sự giàu có đã ăn sâu vào máu nhiều người Việt. Họ thường xây nhà cao cửa rộng để thỏa mãn sĩ diện, chứng minh sự giàu có chứ không hẳn vì nhu cầu.

2. Ẩn ức giai cấp

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, địa chủ là giai cấp giàu có nhờ có nhiều đất đai và có tiếng nói trong xã hội. Đại đa số người Việt đều làm thuê, chịu sự lệ thuộc vào giai cấp địa chủ vì cần đất đai để canh tác. Do đó, từ xa xưa, người Việt có mong mỏi vươn lên từ tá điền thành người có nhiều đất đai để thay đổi địa vị xã hội, làm chủ cuộc đời.

3.Ảnh hưởng từ nền kinh tế nông nghiệp

Nền kinh tế nông nghiệp khiến cuộc đời người Việt chỉ gắn bó với mảnh vườn, đồng áng. Đất đai là tài sản quan trọng để canh tác, trồng trọt và nuôi sống gia đình. Vì vậy, người Việt mê đất bởi đó là công cụ mưu sinh. Đất đai gắn liền với kinh tế đại đa số người Việt do xuất phát điểm của nền kinh tế thuần nông.

dat nen

>>>BĐS Biên Hòa: 36.000 tỷ đổ vào hạ tầng, giá đất tăng mạnh!

4. Cho rằng đất là hàng hóa thiết yếu

Người Việt cho rằng đất là hàng hóa quan trọng nhất, mà mỗi người cần phải tạo dựng được trong đời. Mảnh đất ngôi nhà được xem trọng không thua kém cơm ăn, áo mặc và được người Việt xem là hàng hóa thiết yếu. Cho nên, họ thường quấn quật làm việc cả cuộc đời chỉ mong muốn hoàn thành nhiệm vụ mua đất cất nhà.

Đây được xem là sự ngộ nhận kéo dài qua nhiều thế hệ người Việt đến nay chưa từng thay đổi. Ở nhà thuê hoặc không có nhà đất để ở được xem như cuộc đời thất bại vẫn bị ám ảnh qua nhiều thế hệ người Việt.

Nhưng thực tế lại cho thấy, đất đai nhà cửa được đánh giá là nhóm sản phẩm không thiết yếu, thậm chí có thể coi là xa xỉ vì có giá trị quá lớn và đắt đỏ. Bởi không có đất đai nhà cửa, chúng ta có thể đi thuê mà không bị ảnh hưởng đến việc sinh tồn.

5. Ôm mộng thành tỷ phú

Với diễn biến đất vô cùng phức tạp như thời điểm hiện tại, nhiều người mua đất hòng mong có thể đổi đời sau một đêm. Mở đường, xây cầu, quy hoạch nông thôn mới, chỉnh trang đô thị, phóng hẻm…là những tình huống có thể khiến giá đất tăng chóng mặt. Điều này khiến người dân thường ôm mộng trở thành tỷ phú khi đất nền có thể trở nên sốt bất kì lúc nào.

dau tu nha dat

Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều trường hợp may mắn ngẫu nhiên, giúp nhiều người từ nghèo khó, thiếu thốn trở nên khấm khá, thậm chí giàu có. Điều này tạo nên tư duy ôm đất để chờ thời vận phất lên khiến cho người Việt say mê với loại tài sản này.

>>>Xem thêm: Lý do nào khiến đất giáp ranh Sài Gòn hút như thỏi nam châm?

6. Tâm lý bầy đàn

Tỷ phú, người siêu giàu trong xã hội thường là những người sở hữu tài sản liên quan đến bất động sản hoặc vốn dĩ làm ngành nghề liên quan đến đất đai. Người Việt dần mê đất vì muốn đi theo con đường làm giàu của các tỷ phú bất động sản ngậm đất hóa vàng.

tam ly bay dan

Trong khi đó, tất cả các lĩnh vực kinh doanh ngành nghề thường phải liên quan đến đất đai. Sản xuất, côn nông nghiệp, dịch vụ…đều cần đến mặt bằng đất để phục vụ kinh doanh. Mọi hoạt động đều được quy về đất khiến cho việc gom mua tài sản thành tâm lý đám đông.

7. Đất là kênh trú ẩn an toàn

Đất luôn được xem là kênh trú ẩn an toàn cho dòng tiền trung và dài hạn. Trong khi đầu tư tiền vào chứng khoán, vàng…lại có thể mang lại những rủi ro nhất định thì đất mang lại sự an toàn cho dòng vốn hơn bất cứ kênh đầu tư nào. Bởi lẽ đất không mất giá mà còn tăng theo thời gian. Và nếu như giá nhà đất có chiếu huống đi xuống thì đất vẫn là phân khúc sút giá chậm nhất.

Mua đất còn mang lại cho người đầu tư sự an tâm tránh được nỗi lo đánh rơi tiền, trộm cướp. Trong khi đó, xu hướng của xã hội là chuyển hiện kim về tài sản có giá trị để tránh rủi ro, dễ quản lý và tăng giá trị. Nên nghiễm nhiên, đất trở thành kênh đầu tư đầu tiên mà người Việt nghĩ đến mỗi khi có của ăn của để.

>>>Xem thêm: Đầu tư loại hình BĐS nào ở Sài Gòn chỉ với một tỷ đồng?

HM

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BĐS Biên Hòa: 36.000 tỷ đổ vào hạ tầng, giá đất tăng mạnh!

Trước những thông tin triển khai loạt dự án hạ tầng “khủng”, đặc biệt là việc kéo dài tuyến Metro từ TP.HCM tới tận Đồng Nai, giới địa ốc đang đổ dồn về Biên Hòa để triển khai dự án.

Những ông lớn bất động sản nào đang đổ vốn khủng vào giáo dục?

Với những tầm nhìn và sứ mệnh riêng biệt, không ít đại gia Việt nổi tiếng trên thị trường tài chính, bất động sản đã và đang đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Trong đó phải kể đến các tên tuổi nổi bật như: Vingroup, Việt Hưng, Sunshine Group…

Xây nhà cho thuê 3–5 triệu đồng 1 tháng, liệu HoREA có làm được?

HoREA vừa kiến nghị UBND TP.HCM nên có cơ chế, chính sách khuyến khích cho doanh nghiệp phát triển dự án nhà ở cho thuê, nhất là căn hộ nhỏ giá rẻ khoảng 3-5 triệu/tháng...

Sắp có khu công viên sinh thái 15ha tại Hà Nội

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1285/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết Khu công viên sinh thái Vĩnh Hưng, tỷ lệ 1/500, tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai.

Bản đồ tỷ phú USD Việt Nam bị dịch chuyển bất ngờ

Trong khi trước đây tỷ phú Việt Nam thường được gắn với bất động sản thì nay đã khác. Phạm Nhật Vượng cùng với “vua ô tô”, “vua thép” là một minh chứng cho hướng rẽ khác.

    Mở App