Thua lỗ, Quốc Cường Gia Lai giải thể công ty bất động sản

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), Quốc Cường Gia Lai sẽ rút toàn bộ vốn tại CTCP Bất động sản Hiệp Phát do công ty này kinh doanh không hiệu quả.

Quốc Cường Gia Lai (mã: QCG) vừa công bố thông tin về việc rút toàn bộ vốn tại công ty con là CTCP Bất động sản Hiệp Phát do công ty này giải thể vì kinh doanh không hiệu quả. Quốc Cường Gia Lai góp 270 tỷ đồng, chiếm đến 90% tổng vốn của công ty con này.

Quốc Cường Gia Lai đã đồng loạt thoái vốn ở nhiều công ty con khác

CTCP Bất động sản Hiệp Phát có địa chỉ tại số 26 Trần Quốc Thảo, phường 6, quận 3, TP.HCM. Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, công ty có mã số doanh nghiệp 0314440442, người đại diện theo pháp luật là Tổng Giám đốc Lầu Đức Duy.

Công ty chỉ đăng ký 2 ngành nghề kinh doanh gồm: Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê (ngành chính); và xây dựng nhà các loại. Công ty này mới được thành lập vào ngày 2/6/2017 với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng/cổ phần.

Cổ đông sáng lập ban đầu gồm: CTCP Quốc Cường Gia Lai (đại diện là bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai) góp 270 tỷ đồng, tương ứng với 90% tổng vốn; CTCP Bất động sản Nhà Xanh (có địa chỉ chính là ở 26 Trần Quốc Thảo, phường 6, quận 3 – trùng với địa chỉ trụ sở của Công ty Hiệp Phát) góp 15 tỷ đồng, tương ứng 5% vốn và cá nhân bà Nguyễn Thị Bích Thủy góp 15 tỷ đồng, chiếm 5% còn lại.

Không chỉ giải thể Công ty Hiệp Phát, doanh nghiệp còn thoái vốn ở nhiều công ty con khác.

Cụ thể, hồi tháng 1, Quốc Cường Gia Lai cũng đã hoàn tất việc chuyển nhượng 49,9% cổ phần tại CTCP Bất động sản Sông Mã. Cũng trong tháng 1, HĐQT Công ty đã ban hành Nghị quyết giảm 195,3 tỷ đồng vốn góp ở Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng.

Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 chỉ ra rằng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này chỉ khoảng 101 tỷ đồng, giảm 4 lần so với năm 2017.

Tính đến ngày 31/12/2018, hàng tồn kho của doanh nghiệp ghi nhận 7.480 tỷ đồng, trong đó bất động sản dở dang lên đến 7.020 tỷ đồng, chủ yếu được tính vào chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng... Giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp đã tăng 554 tỷ đồng so với cuối năm 2017.

Khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp trong năm qua là 173 tỷ đồng, trong khi vay dài hạn cao hơn gấp 2,4 lần, lên đến 420 tỷ đồng. Để đảm bảo khoản vay dài hạn này, công ty thế chấp nhiều tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các khu đất tại Gia Lai, TP.HCM và các dự án cao su, thủy điện.

Năm 2018 được đánh giá là "vận đen" của doanh nghiệp khi vướng vào vụ lùm xùm mua hụt 30 ha đất công của Công ty Tân Thuận tại Phước Kiển, huyện Nhà Bè và bị thành phố yêu cầu thu hồi.

Ngoài ra, khó khăn của doanh nghiệp còn nằm ở vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng dự án quy mô lớn tại dự án Phước Kiển (huyện Nhà Bè, TP. HCM) kéo dài nhiều năm chưa xử lý xong.

Tổng tài sản QCG tính đến ngày 31/12/2018 đạt 11.000 tỷ đồng, nợ phải trả 6.893 tỷ đồng.

Đầu tháng 4/2019, chia sẻ với báo chí, bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch của Quốc Cường Gia Lai, cho biết công ty đang bước vào thời kỳ rất khó khăn khi cả 12 dự án rộng 150 ha bị tạm dừng triển khai, chủ yếu diện tích trong số này là đất nông nghiệp.

Mặc dù doanh nghiệp khẳng định đã đền bù cho người dân và đất không có nguồn gốc đất công nhưng các dự án này vẫn đang bị ách tắc và chưa được giải quyết.

>>> XEM THÊM:

Giá đất Mũi Né “tăng nhiệt” nhờ tin sắp có nhiều dự án giải trí tỷ USD

Top 5 doanh nghiệp bất động sản sở hữu quỹ đất ở lớn nhất, họ là ai?

H. Mai (Theo Diễn đàn Bất động sản)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá đất Mũi Né “tăng nhiệt” nhờ tin sắp có nhiều dự án giải trí tỷ USD

Trong quý 2/2019, hàng loạt dự án có khả năng làm thay đổi toàn bộ diện mạo du lịch Phan Thiết sẽ được triển khai...

Top 5 doanh nghiệp bất động sản sở hữu quỹ đất ở lớn nhất, họ là ai?

5 doanh nghiệp dẫn đầu đang nắm hơn 19.000 ha đất ở gồm Vinhomes, Novaland, TTC Land, Nam Long và Đất Xanh, trong đó có 3 đơn vị có quỹ đất lớn đủ để phát triển khu đô thị Vinhomes, Novaland và Nam Long.

CEO Nguyễn Bá Đức của Homedy - Tiết lộ thành công cho startup

Sau hơn 3 năm hoạt động, Homedy liên tục gọi vốn thành công từ các quỹ lớn đến từ Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều được quan tâm nhất là lý do nào khiến Homedy có sức hút vốn ngoại đáng ngưỡng mộ như vậy?

Bao giờ Hà Nội mới hết nhà 'siêu mỏng, siêu méo'?

Hà Nội đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh, ngoài những trường hợp nhà “siêu mỏng, siêu méo” tồn tại từ nhiều năm trước chưa được xử lý dứt điểm thì nay lại mọc lên không ít các ngôi nhà mới.

108 chung cư cũ tại TP. HCM sẽ được cải tạo trong năm 2019

Năm 2019, TP. HCM dự kiến sửa chữa, cải tạo 108 chung cư cũ; khởi công và thi công xây dựng 8 chung cư; hoàn thành tháo dỡ 7 chung cư; hoàn thành di dời 729 hộ dân của 12 chung cư cấp D; lựa chọn chủ đầu tư 11/15 chung cư cấp D.

    Mở App