Hợp thửa đất : Các quy định và thủ tục liên quan [Cập nhật]

Đất đai là một lĩnh vực mà rất nhiều người quan tâm đến bởi tính phức tạp và là tài sản có giá trị lớn đối với mỗi người. Chính vì vậy, đối với lĩnh vực này pháp luật nước ta quy định rất chặt chẽ về các vấn đề phát sinh đến đất đai. Hôm nay hãy cùng homedy tìm hiểu vấn đề hợp thửa đất qua bài viết dưới đây nhé!

Hợp thửa đất là gì?

hop-thua-dat-1
Hợp thửa đất là gì?

Hợp thửa đất là việc gộp các quyền sử dụng đối với các thửa đất liền kề của một chủ sở hữu thành một quyền sử dụng đất chung. Hay, hợp thửa là đăng ký một quyền sử dụng đất mới tương ứng với thửa đất mới được tạo thành từ các thửa đất liền kề cùng chủ ban đầu.

Quy định về hợp thửa đất

Điều kiện hợp thửa đất

hop-thua-dat-2
Điều kiện hợp thửa đất là gì?

Thông tư 25/2014/TT-BTNMT và Luật đất đai 2013 đã quy định về các điều kiện để hợp thửa đất như sau :

Thứ nhất, việc hợp thửa đất chỉ thực hiện đối với các thửa đất có cùng mục đích sử dụng.

Theo điểm 2.3a khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT : “Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được Nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai”.

Như vậy việc hợp thửa đất sẽ chỉ được tiến hành giữa những thửa đất có cùng mục đích sử dụng đất. Trường hợp hai thửa đất không cùng mục đích sử dụng thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, các thửa đất phải liền kề nhau.

Khoản 1 Điều 3 Luật đất đai 2013 nêu rõ : “Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ”.

Do đó, khi hợp các thửa đất thành một thửa thì đất hình thành sau khi hợp phải được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc mô tả trên hồ sơ. Và để phần diện tích này được hình thành một thửa đất theo quy định thì bắt buộc phải hợp thửa đất liền kề nhau.

Thứ ba, phần diện tích thửa đất sau khi hợp không được vượt hạn mức sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Tùy từng địa phương và mục đích sử dụng đất mà hạn mức sẽ có sự khác nhau. Trường hợp vượt hạn mức theo quy định, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi cũng như không được áp dụng các chế độ miễn giảm theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, trong trường hợp hai thửa đất không có cùng mục đích sử dụng đất thì phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.

Tóm lại, các điều kiện hợp thửa đất nông nghiệp, hợp thửa đất thổ cư… hay những loại đất khác đều phải đáp ứng 4 điều kiện nêu trên. 

Hạn mức hợp thửa đất

Theo Luật đất đai 2013 nêu rõ “UBND cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đất đối với từng loại đất”.

Do đó, căn cứ vào quy định trên, để biết được hạn mức hợp thửa đất, bạn hãy nghiên cứu quy định cụ thể của địa phương và liên hệ lại với Văn phòng đăng ký đất đai đại phương để có được thông tin cụ thể, chính xác.

Thủ tục hợp thửa đất chuẩn

hop-thua-dat-3
Các bước thực hiện hợp thửa đất

Sau khi tìm hiểu xong khái niệm và quy định ở trên, chúng ta cũng cần biết được hợp thửa đất cần những thủ tục gì?

Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ như sau :

  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (sổ đỏ đã cấp).

  • Đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa đất theo mẫu số 11/ĐK.

  • Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân để xuất trình khi có yêu cầu.

  • Lưu ý : Trường hợp người sử dụng đất thay đổi số CMND/CCCD hoặc địa chỉ trên Giấy chứng nhận thì cần phải nộp thêm các giấy tờ sau :

  • Giấy tờ chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin của người có tên trên Giấy chứng nhận đã cấp.

  • Bản photo CMND/CCCD mới, sổ hộ khẩu.

>>> TẢI NGAY Mẫu đơn hợp thửa đất mới nhất 2024

Bước 2 : Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ ở Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, nơi tổ chức Bộ phận một cửa thì phải nộp tại Bộ phận một cửa.

Những địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận một cửa thì hồ sơ nộp về văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài nguyên và môi trường.

Hộ gia đình, cá nhân cũng như cộng đồng dân cư sẽ nộp hồ sơ tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu hợp thửa đất.

Bước 3 : Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.

Bước 4 : Giải quyết hồ sơ

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện các công việc sau :

  • Lập hồ sơ để trình UBND cấp huyện Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất đối với mảnh đất đã hợp thửa.

  • Thực hiện đo đạc để hợp thửa đất.

  • Chỉnh lý và cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 5 : Trao kết quả

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã.

Chi phí hợp thửa đất là bao nhiêu tiền?

hop-thua-dat-4
Khi hợp thửa đất cần đóng những khoản phí nào?

Theo quy định hợp thửa đất, bạn cần thực hiện những nghĩa vụ tài chính sau :

Lệ phí trước bạ

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 45/2011/NĐ-CP:

Tiền nộp đất = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí)

Trong đó:

  • Diện tích đất tính bằng m2

  • Giá đất theo bảng giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có đất.

  • Lệ phí 0,5%.

Phí cấp Giấy chứng nhận mới

Trường hợp này các khoản lệ phí phải đóng là: phí đo đạc (dựa trên diện tích đo) và Phí khai thác bằng 10% mức thu của phí đo đạc nhưng tối đa không quá 200.000 đồng/hồ sơ.

Các loại phí khác

  •  Lệ phí địa chính: 15.000 đồng.

  •  Lệ phí thẩm định: 0.15% giá trị chuyển nhượng (tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa là 5.000.000 đồng)

Các vấn đề liên quan đến hợp thửa đất

Hợp thửa đất không cùng mục đích sử dụng có được không?

Theo điều kiện để hợp thửa đất  đã nêu ở trên, chỉ hợp thửa khi 2 thửa đất có cùng mục đích sử dụng. 

Ví dụ như không thể hợp thửa đất ở và đất nông nghiệp vì không cùng mục đích sử dụng. Nhưng nếu vẫn có nhu cầu hợp thửa thì bạn phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở và tương tự với trường hợp hợp thửa đất thổ cư và đất trồng cây lâu năm.

>>> Xem ngay: Hướng dẫn chi tiết chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở mới nhất

Đất đấu giá có được hợp thửa không?

Theo Homedy tìm hiểu, các trường hợp được hợp thửa đất hiện chưa có các quy định cụ thể về đất đấu giá có được hợp thửa không? Để có thông tin chính xác nhất, bạn hãy liên hệ UBND hoặc Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để được cung cấp thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Hồ sơ xin hợp thửa đất gồm những gì? Nộp hồ sơ ở đâu?

Cơ bản, hồ sơ xin hợp thửa đất gồm có : 

  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (sổ đỏ đã cấp).

  • Đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa đất theo mẫu số 11/ĐK.

  • Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân để xuất trình khi có yêu cầu.

Thời gian hợp thửa đất là bao lâu?

Thời gian giải quyết hồ sơ không vượt quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Không quá 25 ngày đối với các xã ở miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa hoặc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn cũng như vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian này sẽ không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, cũng không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Không tính thời gian xem xét và xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật cũng như thời gian trưng cầu giám định.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về khái niệm hợp thửa đất, các quy định, thủ tục mới nhất cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan. Hy vọng đã mang đến các thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình hợp thửa đất. Đừng quên truy cập Homedy thường xuyên để đón đọc các bài viết bất động sản hữu ích khác nhé!

Loan Nguyễn

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mẫu đơn xin tách thửa đất gồm những nội dung nào và cách điền thông tin

Đất đai là một lĩnh vực mà rất nhiều người quan tâm đến bởi tính phức tạp và là tài sản có giá trị lớn đối với mỗi người. Chính vì vậy, đối với lĩnh vực này pháp luật nước ta quy định rất chặt chẽ về các vấn đề phát sinh đến đất đai trong đó có tách thửa đất. Hôm nay hãy cùng homedy tìm hiểu mẫu đơn xin tách thửa đất qua bài viết dưới đây nhé!

Thủ tục cúng nhà mới thuê hợp phong thủy, sinh an lành

Theo phong thủy và phong tục truyền thống của người Việt ta, khi dọn vào nhà thuê mới, bạn nên làm lễ cúng. Vậy thủ tục cúng nhà mới thuê cần lưu ý những gì để rước được an lành, may mắn khi sống tại đây?

Văn khấn khai trương cửa hàng, cách cúng và những vấn đề liên quan khác

Với các dịch vụ buôn bán, kinh doanh, may mắn luôn đóng một phần quan trọng trong sự thành công. Trong dân gian, người xưa cũng quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”. Vì vậy lễ cúng khai trương rất cần được chú ý bởi những người đang kinh doanh hoặc sẽ kinh doanh. Vậy cần chuẩn bị những gì khi cúng khai trương? Văn khấn khai trương cửa hàng thế nào cho đúng? Bài viết này cung cấp tất tần tật về những thứ quan trọng mà bạn cần chuẩn bị, cùng tham khảo nhé!

Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là gì? Đối tượng nộp thuế và những vấn đề liên quan

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải nộp hàng năm theo quy định. Hãy cùng Homedy tìm hiểu tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là gì và các mẫu tờ khai mới nhất trong bài viết sau đây.

Tách thửa đất thổ cư là gì? Những lưu ý không nên bỏ qua

Trước sức nóng của thị trường bất động sản hiện nay, nhu cầu tách thửa đất thổ cư ngày càng tăng cao. Đây là một trong những thủ tục nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Trong bài viết dưới đây, Homedy sẽ cùng bạn tìm hiểu về điều kiện, thủ tục cũng như chi phí tách sổ đất thổ cư theo quy định pháp luật mới nhất hiện nay. Cùng bắt đầu thôi nào!

    Mở App