Đà Nẵng: Cần chấn chỉnh hoạt động giao dịch và kinh doanh bất động sản

Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng đã gửi công văn đến Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc chấn chỉnh hoạt động giao dịch và kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị phải cập nhật và công khai các dự án về đô thị, nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đến UBND quận huyện và phương tiện thông tin đại chúng.

công khai các dự án về đô thị, nhà ở Đà Nẵng

UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị phải cập nhật và công khai các dự án về đô thị, nhà ở  - Ảnh minh họa

Cùng với đó, Sở Xây dựng cũng phải công bố công khai và thường xuyên, cập nhật danh sách các dự án phát triển nhà ở đã có thông báo của sở về việc nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê, cho thuê mua đến đối tượng như trên.

Nhằm siết chặt và ngăn chặn tình trạng giao dịch bất động sản gây thất thoát thuế trái quy định của pháp luật, UBND TP Đà Nẵng cũng giao cho Công an kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh BĐS.

Đặc biệt, Sở Tư pháp làm chức năng kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công chứng, đặc biệt là tình trạng "ký chờ", "ký gửi" trong giao dịch bất động sản.

Trong thời gian tới, các đơn vị liên ngành cũng sẽ thường xuyên kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong việc đăng tải các thông tin quảng cáo, rao vặt có liên quan đến hoạt động giao dịch bất động sản.

Trang Tuổi Trẻ Online đưa tin, thời điểm đầu năm 2019 tại nhiều khu vực ở Đà Nẵng có tình trạng "cò đất" dùng chiêu trò "thổi" giá đất tăng cao bất thường. Tại nhiều khu vực giá đất tăng bất thường 30 - 70% chỉ trong vòng 6 tháng.

Để thổi giá đất, "cò đất" không từ bỏ thủ đoạn nào kể cả việc vi phạm pháp luật như làm giả văn bản của chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, tung tin giả về quy hoạch đầu tư, thậm chí có trường hợp rao bán dự án "ma"...

Đối với lĩnh vực chung cư, nhà ở xã hội nhiều "cò" đất rao bán cả những chung cư thuộc sở hữu Nhà nước, nhà ở chưa được phép giao dịch gây rối loạn thị trường.

Đối với thị trường bất động sản, các chuyên gia nhận định không loại trừ khả năng "cò" đất bắt tay với các văn phòng công chứng để "ký gởi" giao dịch hòng trốn thuế.

Theo ghi nhận, sau khi Đà Nẵng "ra quân" dẹp các ki ốt, sàn giao dịch không phép tại các quận huyện thì tình hình giao dịch bất động sản tại các khu vực đang tạm "đóng băng".

>>> XEM THÊM:

Giải pháp nào cho người mới đầu tư bất động sản giảm thiểu rủi ro?

CEO Homedy chia sẻ tiềm năng kênh thông tin bất động sản tại Việt Nam

H. Mai (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cận cảnh chung cư 155-157 Bùi Viện trước khi bị “xóa sổ”

Dự kiến, ngày 14/6 tới đây hơn 400 cư dân tại chung cư 155-157 Bùi Viện thuộc quận 1, TP HCM sẽ được di dời khỏi nơi ở.

“Bức tranh” phồn vinh ảo và thực trạng bong bóng BĐS tại Trung Quốc

Không chỉ tại thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam, tại Trung Quốc thực trạng bong bóng BĐS còn diễn ra phức tạp hơn gấp nhiều lần và tạo nên bức tranh phồn vinh ảo khiến các nhà chức trách phải đau đầu…

Đánh giá dự án: Chung cư Roman Plaza

Roman Plaza là dự án hiếm hoi sở hữu vị trí siêu đắc địa trên tuyến đường Tố Hữu. Tuy vậy, dự án vẫn còn tồn tại một số nhược điểm khiến khách hàng cần cân nhắc trước khi xuống tiền.

CEO Homedy chia sẻ tiềm năng kênh thông tin bất động sản tại Việt Nam

Ông Nguyễn Bá Đức - CEO Homedy - cho rằng ngoài đáp ứng nhu cầu thị trường, Homedy.com còn có nhiều chiến lược phát triển từ đội ngũ trẻ.

TP. HCM: Đường Nguyễn Hữu Thọ nhọc nhằn “gánh” hàng chục nghìn căn hộ chung cư

Không thể phủ nhận những tiện ích của loại hình nhà ở chung cư mang lại đối với người dân trong bối cảnh khan hiếm nhà, đất hiện nay. Tuy nhiên, tại một số nơi tình trạng quá tải chung cư đang trở thành bài toán khó giải, và hàng nghìn căn hộ chung cư tại đường Nguyễn Hữu Thọ (TP. HCM) là một điển hình.

    Mở App