Nhà 2 cửa chính là gì? Nhà có 2 cửa chính là tốt hay xấu?

Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng thấy nhiều nhiều người xây nhà 2 cửa chính. Vậy nhà 2 cửa chính là gì? Thiết kế này có những ưu nhược điểm gì và ảnh hưởng thế nào đến ngôi nhà của bạn. Để trả lời những câu hỏi này, hãy cùng homedy tìm hiểu tất tần tật thông tin về nhà có 2 cửa chính trong bài viết dưới đây.

Nhà 2 cửa chính là gì?

Nhà có 2 cửa chính là căn nhà có 2 cửa với kích thước như nhau đều thường xuyên được sử dụng để ra vào. 

Thông thường, các căn nhà chỉ có 1 cửa chính hoặc nhà có 1 cửa chính 1 cửa phụ . Những căn nhà có 2 cửa chính thường có 1 cửa nằm ở mặt đường, thiết kế cửa to, đẹp mắt sử dụng cho việc ra vào chính của các thành viên trong ngôi nhà, khách đến chơi. Cửa còn lại được thiết kế để tiện đi lại trong việc nội chợ, sinh hoạt riêng... Tuy nhiên có thể do sự phân chia không rõ ràng, sử dụng lẫn lộn hoặc ban đầu không chú ý tới thiết kế kích thước, công năng sử dụng mà chỉ tập trung vào sự tiện lợi nên xảy ra tình trạng nhà hai cửa chính.

nha-2-cua-chinh-1
Căn nhà có 2 cửa chính

Tại sao nhà có 2 cửa chính được sử dụng nhiều?

Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao nhà 2 cửa chính được sử dụng nhiều, cụ thể : 

Có thiết kế đối xứng : Việc thiết kế nhà có 2 cửa chính thay vì chỉ có một cửa duy nhất ở trung tâm của ngôi nhà không chỉ mang lại thiết kế đẹp mà còn tăng thêm lợi ích. Đây có thể được biết đến là một trong những lý do thuyết phục nhất cho thiết kế này. 

Nhà 2 cửa chính giúp thông gió : Những thiết kế nhà hai cửa chính giúp cho ngôi nhà mát mẻ hơn vào mùa hè oi bức. Với thiết kế cửa trước thứ hai giúp dẫn làn gió mát vào bên trong nhà, khi đó bạn chỉ cần một vài chiếc quạt nhỏ và tận hưởng làn gió mát. Thiết kế này khá phù hợp với những ngôi nhà không có máy lạnh. 

Có thể sử dụng làm phòng cho thuê : Một câu trả lời khá thuyết phục khác đó là chủ nhà có thể tận dụng những cánh cửa đôi này để làm phòng cho thuê. Ví dụ nhà bạn để sinh viên hoặc một cặp vợ chồng trẻ thuê thì 2 cửa chính sẽ tạo tách biệt và riêng tư hơn. Cửa thứ hai cho phép người thuê nhà dễ dàng đi vào phòng ngủ mà không làm phiền chủ nhân của ngôi nhà. 

Là lối thoát hiểm khi có hỏa hoạn : Một số người nghĩ cánh cửa thứ hai như một lối thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra. Nên đây có thể được biết đến là một lối thoát hiểm đáng tin cậy vì trong một số trường hợp hỏa hoạn xảy ra trong nhà bếp có thể thiêu cháy cả ngôi nhà. 

Nhà có 2 cửa chính có tốt không?

Theo phong thủy, một ngôi nhà có 2 cửa chính là điều không nên. Việc xây dựng quá nhiều cửa sẽ làm cho nắng, gió ảnh hưởng vào nhà từ nhiều hướng cả hướng tốt lẫn hướng xấu, gây nhiễu loạn sinh khí. Bên cạnh đó, có bố trí nhiều cửa cũng dẫn đến việc khó khăn trong việc bảo quản an ninh, gây mất an toàn. 

Chính vì vậy, gia chủ phải phân tách rạch ròi đâu là cửa chính, đâu là cửa phụ. Cửa nào kích thước lớn nhất, dùng để đi lại, di chuyển chính thì đặt làm cửa chính. Các cửa cổng, cửa hậu, cửa bên… đặt làm cửa phụ phải có kích thước nhỏ hơn, và ít được sử dụng để đi lại hơn. 

Đối với những ngôi nhà có 2 cửa, 1 cửa chính và 1 cửa phụ thì phải bố trí sao cho phù hợp nhất:

  • Thiết kế theo nguyên tắc hình phễu, cửa chính lớn để hút vượng khí vào nhà còn cửa phụ nhỏ để giữ khí. 

  • Không được thiết kế 2 cửa thông thẳng hàng với  nhau. Theo khoa học phong thủy, nếu thiết kế nhà có 2 cửa thông nhau sẽ rất dễ dẫn đến việc thất thoát vượng khí, ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe của gia chủ cũng như mọi người trong gia đình. 

Trường hợp phòng khách có 2 cửa chính

Như đã trình bày ở trên, trong phong thủy, cửa chính đặc biệt quan trọng, không chỉ có tác dụng phục vụ việc ra vào của những thành viên trong gia đình mà còn giúp đón tài lộc. Do đó, nhà có 2 cửa chính hay phòng khách có 2 cửa chính phải được thiết kế với kích thước, tỉ lệ, kiểu dáng hợp lý để mang luồng sinh khí tốt cho ngôi nhà. 

Tùy thuộc vào diện tích và tính chất sử dụng của ngôi nhà mà gia chủ có thể bố trí nhiều vị trí cửa khác nhau. Tuy nhiên không nên thiết kế phòng khách có 2 cửa chính trước sau đối diện nhau. Ngoài ra, không nên đặt gương trước cửa, bởi nó sẽ cản trở các nguồn năng lượng tốt đi vào nhà. 

Việc kiêng kỵ nhà hay phòng khách có quá nhiều cửa bởi dễ dẫn đến có nhiều miệng hút khí, làm cho rối loạn trường khí trong ngôi nhà. 

Hóa giải phong thủy khi nhà có 2 cửa chính

Đối với những căn nhà đã trót vướng phải thiết kế 2 cửa chính thì vẫn có những cách hóa giải. Cách hóa giải phong thủy nhà có 2 cửa chính chi tiết như sau:

Không đặt 2 cửa thẳng hàng

Cách tốt nhất để bạn tránh phạm phải những lỗi trong phong thủy nhà hai cửa chính đó là tránh thiết kế 2 cửa thẳng nhau. Theo phong thủy nếu phạm phải điều này sẽ dễ khiến nguồn vượng khí thoát ra ngoài. Từ đó, nguồn vượng khí sẽ không được bổ sung cho các khu vực khác trong nhà. 

nha-2-cua-chinh-2
Hoá giải phong thủy khi nhà có 2 cửa chính

Nguyên tắc hình phễu

Khi nhà có nhiều cửa ra vào, gia chủ cần phân biệt rõ giữa cửa chính và cửa phụ, đâu là cửa nơi ra vào chính của gia đình. 

Gia chủ nên thiết kế các cửa theo quy tắc hình phễu. Theo đó, kích thước cửa chính là to nhất, sau đó thu hẹp dần để thu hút nguồn khí tốt vào nhà đồng thời tránh để vận khí thoát ra ngoài. 

>>> Xem thêm: Phong thủy cửa sau nhà: Những điều cần biết khi thiết kế

Dùng vật phẩm phong thủy

Sử dụng quả cầu thủy tinh treo ở giữa cả 2 cửa chính và phụ. Ngoài ra, gia chủ có thể làm rèm cửa, vách ngăn giữa cả 2 cửa. Hiện nay, các loại lưới chống muỗi hay cửa kính dán mờ và cũng được sử dụng vừa tăng thêm tính thẩm mỹ, vừa giúp hỗ trợ các yếu tố phong thủy. 

  • Treo xâu tiền ngũ đế cổ ở cửa nằm ở cuối căn nhà.

  • Treo quả cầu tán khí ngay giữa cửa hậu để tránh bị thất thoát khí ra khỏi nhà.

  • Thiết kế  vách ngăn hoặc rèm cửa để chắn giữa 2 cửa, ngăn khí đi theo đường thẳng và bị thoát ra khỏi nhà.

  • Sử dụng cầu thuỷ tinh treo ở vị trí thông giữa hai cửa chính, dùng tượng tượng Tam Đa hoặc tượng rùa đầu rồng hoặc che chắn ở phía cửa phụ.

  • Dùng loại cửa kính có dán mờ một phần (đặc biệt là dán ở cửa có hướng nắng gắt) Còn nếu chỉ thi thoảng, hiếm khi sử dụng cửa phụ thì gia chủ nên đóng hẳn lại.

Hóa giải bằng cây cảnh

Sử dụng cây cảnh để bài trí, giúp hạn chế những yếu tố không tốt khi đã có 2 cửa chính không phù hợp. Bạn có thể trồng các chậu cây cảnh và đặt tại vị trí cửa có hướng xấu, để hóa giải. 

Chú ý lựa chọn loại cây tốt cho phong thủy nhằm tăng thêm cho gia chủ. Lưu ý không nên chọn các cây cảnh quá cao lớn tán lá um tùm. Vừa không thẩm mỹ mà lại gây vướng víu cho gia đình trong sinh hoạt hàng ngày.

>>> Tham khảo: Gợi ý 12 loại cây cảnh phong thủy theo tuổi lý tưởng cho từng con giáp

Các mẫu thiết kế nhà 2 cửa chính mới nhất hiện nay

Dưới đây là một số mẫu nhà 2 cửa chính mới nhất hiện nay.

nha-2-cua-chinh-3
Thiết kế nhà 2 cửa chính phong cách hiện đại
nha-2-cua-chinh-4
Nhà 2 cửa chính với chất liệu làm cửa sang trọng, cổ điển
nha-2-cua-chinh-5
Mẫu thiết kế nhà có hai cửa chính của nhà cấp 4 
nha-2-cua-chinh-6
Mẫu nhà 2 cửa chính trẻ trung

 

Trên đây là những kiến thức liên quan tới nhà có 2 cửa chính. Hy vọng, với những gợi ý trên sẽ giúp bạn không phạm phải điều tối kỵ này hoặc hóa giải lỗi phong thủy này một cách hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

Loan Nguyễn

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tuổi Tân Mùi hợp hướng nhà nào, kỵ hướng nhà nào?

Chọn hướng nhà là yếu tố vô cùng quan trọng giúp gia chủ có được phúc lộc trọn vẹn, đón nhận nhiều may mắn và thuận lợi trong công việc. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu tuổi Tân Mùi hợp hướng nào và kỵ hướng nào bạn nhé.

Hướng đặt bàn thờ tuổi Nhâm Tuất 1982 cực vượng lộc

Hướng đặt bàn thờ tuổi Nhâm Tuất 1982 nên chọn hướng nào, nên tránh hướng nào để gặp nhiều may mắn, tài lộc, gia đạo yên bình hạnh phúc? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Homedy.

Tuổi Nhâm Thân hợp màu gì? Sơn nhà màu gì hợp phong thủy

Tuổi Nhâm Thân hợp màu gì, nên sơn nhà, chọn màu xe, đồ nội thất màu gì hợp phong thủy? Bài viết dưới đây sẽ giúp

Phong thủy trước cửa nhà: Những vấn đề không thể bỏ qua

Phong thủy trước cửa nhà đóng vai trò rất quan trọng trong nhà ở. Việc bài trí, sắp xếp và dọn dẹp cả trong lẫn ngoài cửa nhà sao cho hợp lý và gọn gàng sẽ giúp mang đến nhiều tài lộc, may mắn. Dưới đây, cùng Homedy tìm hiểu ngay về những vấn đề liên quan tới phỏng thuỷ phía trước cửa chính.

Cách thiết kế cửa sổ bếp hợp phong thủy

Phòng bếp thường bí và ám mùi nên việc thiết kế thêm cửa sổ là vô cùng hợp ký và được rất nhiều gia đình áp dụng. Tuy nhiên kích thước cửa ra sao, đặt ở vị trí nào cho hợp phong thuỷ thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu ngay cách thiết kế cửa sổ bếp hợp phong thuỷ tròn bài viết dưới đây của Homedy.

    Mở App