Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh: 4 tiểu vùng bao trùm 8 tỉnh thành

Bản đồ quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh mới nhất có gì đáng chú ý? Tìm hiểu ngay những điều chỉnh quy hoạch vùng TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

Việc quy hoạch phát triển sẽ tạo tiềm lực cho việc phát triển kinh tế Tp Hồ Chí Minh. Thành phố sẽ trở thành một đô thị lớn, phát triển toàn diện, bền vững. Tạo nên vai trò vị thế quan trọng không chí trong khu vực Đông Nam Á mà hướng đến tầm cỡ quốc tế.

Ranh giới điều chỉnh quy hoạch vùng TP HCM

Trước khi tìm hiểu về các tiểu vùng trong bản đồ quy hoạch TPHCM, cùng điểm qua các thông tin về ranh giới điều chỉnh quy hoạch vùng.

Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn 2050 có tổng diện tích lên đến khoảng 30.404km2. Phạm vi TP.HCM được khoanh vùng bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố cùng 7 tỉnh lân cận: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình  Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang.

  • Phía Đông Nam giáp với biển Đông;
  • Phía Đông Bắc giáp với Tây Nguyên và vùng duyên hải Nam Trung Bộ;
  • Phía Tây Bắc giáp Vương Quốc Campuchia.
  • Phía Tây Nam giáp với vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Theo thông tin quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, dự tính đất xây dựng đô thị khoảng 270.000 – 290.000 ha, bình quân 100 – 150m2/người. Đất xây dựng nông thôn đạt khoảng 150.000 – 170.000 ha, bình quân180 – 210m2/người.

Bản đồ quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh
Bản đồ quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh

Dự kiến diện tích đất xây dựng các khu công nghiệp đến năm 2030 khoảng 69.000 ha, trong đó:

  • TP.HCM: 7.080 ha
  • Đồng Nai: 13.400 ha
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: 9.210 ha
  • Bình Dương: 14.790 ha
  • Tây Ninh: 5.185 ha
  • Bình Phước: 8.220 ha
  • Long An: 13.500 ha
  • Tiền Giang: 3.200 ha

Theo nội dung quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, vùng TP.HCM là trung tâm công nghiệp, công nghệ cao chuyên sâu, là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ chất lượng cao mang tầm cỡ quốc gia và khu vực.

Đây cũng là trung tâm du lịch văn hóa lịch sử, du lịch rừng cảnh quan tầm quốc gia; là trung tâm thể thao, văn hóa, giáo dục & đào tạo, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của cả nước và trong khu vực. Vùng TP.HCM là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, chuyên canh của khu vực Nam bộ và cả nước. Đây cũng là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh.

4 tiểu vùng của TP.HCM sau khi được quy hoạch

  • Tiểu vùng đô thị trung tâm:

Theo thông tin quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh mới nhất, tiểu vùng đô thị trung tâm gồm TP.HCM và 3 vùng phụ cận huyện, thành phố, thị xã: Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (Long An) - Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương) - Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành - một phần huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai).

Đức Hòa sẽ trở thành tiểu vùng trung tâm TP HCM trong tương lai
Đức Hòa sẽ trở thành tiểu vùng trung tâm TP HCM trong tương lai

Trong đó  TP.HCM là đô thị hạt nhân. Có diện tích khoảng 5.164 km2, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 15.700.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2030 khoảng 85 - 90%.

  • Tiểu vùng phía đông: 

Tiểu vùng phía Đông trong quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh gồm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và phần còn lại phía đông của tỉnh Đồng Nai (thị xã Long Khánh và các huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, một phần huyện Vĩnh Cửu). Diện tích 6.266,5 km2, dân số dự báo năm 2030 khoảng 2.838.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 khoảng 55 - 60%.

  • Tiểu vùng phía Bắc - Tây Bắc: 

Tiểu vùng phía Bắc - Tây Bắc sẽ gồm tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh và một phần của tỉnh Bình Dương (huyện Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên). Diện tích 13.087 km2, dân số dự báo năm 2030 khoảng 3.565.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 khoảng 40 - 45%.

  •  Tiểu vùng phía Tây Nam:Tiểu vùng phía Tây Nam:

Gồm tỉnh Tiền Giang và một phần tỉnh Long An (trừ huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức). Diện tích 6.075 km2, dân số dự báo năm 2030 khoảng 2.897.000 người, năm 2050 khoảng 3.410.000 người. Tỷ Lệ đô thị hóa đến năm 2030 khoảng 35 - 40%.

Với thông tin quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh như trên, dự báo nhà đất tại khu vực lân cận TP.HCM sẽ ngày càng trở nên đắt giá, thị trường bất động sản tại đây sẽ còn sôi động hơn nữa trong tương lai.

HM

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biên Hòa: "ngôi sao mới" của bất động sản

Năm 2017 khép lại, thị trường địa ốc Biên Hòa đón hàng loạt dự án nghìn tỷ đổ bộ. Điều này tạo nên cơn sốt đối với đất Biên Hòa và trở thành hiện tượng nóng chưa bao giờ có.

Phú Quốc trở thành “viên ngọc” lớn của môi giới

Cơn sốt đất năm 2014 - 2015 dường như đang quay lại với Phú Quốc sau gần 2 năm trầm lắng trước khi Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế. Điều này khiến cho các môi giới “sốt sắng” hơn bao giờ hết.

Đánh thức tiềm năng bất động sản Vũng Tàu

Vũng Tàu được xem như “trái tim du lịch biển” của khu vực Đông Nam Bộ, kết nối với tỉnh Tây Nam Bộ thông qua những tuyến giao thông huyết mạch.

Điểm lại 4 sự kiện bất động sản ‘nóng’ nhất năm 2017

Năm 2017 là một năm thị trường BĐS tiếp tục giữ được đà tăng trưởng ổn định, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn một số rủi ro.

Làm trước 8 dự án cao tốc Bắc – Nam với 100.000 tỷ đồng

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa ban hành quyết định về việc công bố danh mục dự án xây dựng một số tuyến đường bộ cao tốc trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

    Mở App