Đất quốc phòng: Quy định về quản lý Nhà nước đối với đất quốc phòng hiện nay

Đất quốc phòng được coi là một trong những định chế quan trọng trong việc đảm bảo và phát triển quốc phòng - an ninh của đất nước. Việc khai thác, sử dụng đất quốc phòng vào hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế đảm bảo đúng nguyên tắc kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, xã hội với quốc phòng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng. Cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu tất tần tật thông tin về loại đất này nhé.

Đất quốc phòng là loại đất gì?

dat-quoc-phong-1
Đất quốc phòng là gì?

Đất quốc phòng là đất được nhà nước giao cho bộ quốc phòng quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng theo quy định của luật đất đai.

Ngoài ra, đất quốc phòng có thể sử dụng vào mục đích kinh tế là :

  • Các doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa thuê đất quốc phòng để làm trụ sở hoặc sử dụng vào hoạt động kinh tế.

  • Các đơn vị và doanh nghiệp sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế theo phương thức tự đầu tư và triển khai thực hiện các ngành nghề sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng của từng đơn vị và doanh nghiệp. Chủ đầu tư phải là các đơn vị quân đội và doanh nghiệp quân đội.

Vai trò của đất quốc phòng

dat-quoc-phong-2
Đất quốc phòng có vai trò quan trọng trong nền quốc phòng của đất nước

Đất quốc phòng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, các khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc, góp phần tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc phòng gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn ở nước ta.

Vai trò của đất quốc phòng luôn gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của Quân đội Nhân dân, các đơn vị quân đội và được thể hiện ở một số chức năng như : 

  1. Đất quốc phòng ở những địa điểm để quân đội trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng. Việc xây dựng doanh trại, trụ sở làm việc; căn cứ quân sự; công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng; ga, cảng quân sự; xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hoá, thể thao, phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ quốc phòng; xây dựng kho bãi của quân đội và xây dựng thao trường, bãi tập bắn, bãi huỷ vũ khí thể hiện rõ nét vai trò này. Việc xây dựng các công trình kể trên thể hiện vai trò trực tiếp đối với hoạt động quốc phòng toàn dân, thể hiện sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội, có tính chất đe dọa đối với kẻ thù.

  2. Đất quốc phòng cũng là nơi quân đội thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động quốc phòng, thể hiện ở việc xây dựng các trung tâm đào tạo, huấn luyện; bệnh viện, nhà an dưỡng của quân đội; xây dựng nhà công vụ của quân đội; xây dựng các cơ sở giam giữ và giáo dục do Bộ Quốc phòng quản lý. Những nhiệm vụ này không trực tiếp tham gia vào hoạt động phòng thủ hay chiến đấu, nhưng có tác dụng bổ trợ cho các hoạt động kể trên. 

  3. Đất quốc phòng chiếm lĩnh vị trí trọng yếu của đất nước. Các vị trí của đất quốc phòng ngoài việc được đặt ở những nơi quan trọng, hiểm yếu để phòng thủ đất nước, còn có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống và hỗ trợ bảo vệ nhân dân trong những trường hợp đặc biệt, đó là các đơn vị quân đội đóng ở các đảo xa có thể hỗ trợ nhân dân ứng phó với bão biển, hoặc các đơn vị đóng quân ở khu vực miền núi có thể giữ đất, giữ rừng không bị xâm phạm.

  4. Đất quốc phòng được đưa vào hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế đã góp phần rèn luyện thể lực bộ đội, cải thiện đời sống thông qua việc chăn nuôi, trồng trọt; liên doanh, liên kết, khai thác công trình đã đóng góp một phần ngân sách quốc phòng đảm bảo hoạt động cho quân đội.

Theo quy định về việc sử dụng đất quốc phòng, đất quốc phòng thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý.

Quy định về quản lý, sử dụng đất quốc phòng

 

dat-quoc-phong-3
Các quy định về việc sử dụng đất quốc phòng

Chủ thể sử dụng đất quốc phòng

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định 43/2014 NĐ-CP có quy định về chủ thể sử dụng đất quốc phòng, an ninh. Theo đó các chủ thể này bao gồm:

  1. Các đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an là người sử dụng đất đối với đất cho các đơn vị đóng quân (trừ bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; ban chỉ huy quân sự cấp huyện; công an cấp tỉnh; công an cấp huyện; công an cấp phường; đồn biên phòng là người sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở); đất làm căn cứ quân sự; đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; đất thuộc các khu vực mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ quốc phòng, Bộ công an quản lý, bảo vệ và sử dụng.

  2. Các đơn vị trực tiếp sử dụng đất là người sử dụng đất đối với đất làm ga, cảng quân sự; đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi huỷ vũ khí; đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng cho Bộ quốc phòng, Bộ công an quản lý.

  3. Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; ban chỉ huy quân sự cấp huyện; công an cấp tỉnh; công an cấp huyện; công an cấp phường; đồn biên phòng là người sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở.

Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất quốc phòng

Theo công tác quản lý sử dụng đất quốc phòng, khi các chủ thể được giao đất thì đất phải được sử dụng đúng mục đích đã được xác định như:

  • Là địa điểm để quân đội trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng.

  • Nơi quân đội thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động quốc phòng.

  • Xây dựng các trung tâm đào tạo, huấn luyện; bệnh viện, nhà an dưỡng của quân đội

  • Xây dựng nhà công vụ của quân đội;

  • Xây dựng các cơ sở giam giữ và giáo dục do Bộ Quốc phòng quản lý.

  • Đưa vào hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế. Nhằm góp phần rèn luyện thể lực bộ đội. Cải thiện đời sống thông qua việc chăn nuôi, trồng trọt….

Đối với diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ thông báo cho đơn vị sử dụng đất. Nhằm đưa đất vào đúng mục đích sử dụng. Sau 12 tháng kể từ ngày được thông báo, nếu đơn vị sử dụng đất không khắc phục để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ tiến hành thu hồi để giao cho người khác sử dụng.

Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với đất quốc phòng, an ninh

Khoản 2 Điều 148 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền quản lý đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh như sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương.

  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không đúng mục đích để bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng.

Chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng, an ninh

Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đã được phê duyệt thì đơn vị sử dụng đất phải xin chuyển mục đích sử dụng đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ quốc phòng, Bộ công an.

>> Xem ngay: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và những quy định cần biết

Nhà nước thu hồi đất để làm đất quốc phòng khi nào?

 

dat-quoc-phong-4
Các trường hợp thu hồi đất để làm đất quốc phòng

Căn cứ tại Điều 148 Luật Đất đai năm 2013 Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh trong các trường hợp:

  • Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;

  • Xây dựng căn cứ quân sự;

  • Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng;

  • Xây dựng ga, cảng quân sự;

  • Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng;

  • Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

  • Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

  • Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;

  • Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

  • Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng quản lý.

Việc thu hồi đất trên sử được thực hiện theo đúng thủ tục thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng.

Đất quốc phòng có được cấp sổ đỏ không?

Khoản 4 Điều 50 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 quy định:

4. Đất do các đơn vị vũ trang nhân dân đang quản lý, sử dụng nhưng không thuộc quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đã được phê duyệt thì phải bàn giao cho địa phương quản lý và xử lý như sau:

a) Đối với diện tích đất đã bố trí cho hộ gia đình cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng làm nhà ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

b) Đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp do các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh đang sử dụng thì phải chuyển sang hình thức thuê đất theo phương án sản xuất, kinh doanh đã được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an phê duyệt;

c) Đối với diện tích đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất để giao, cho thuê sử dụng theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, đất quốc phòng có thể làm được sổ đỏ nếu người nhận là quân nhân đáp ứng đủ các điều kiện của luật đất đai. Tuy nhiên, để được cấp sổ, phía quân đội bắt buộc phải bàn giao đất cho UBND theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó, UBND mới tiến hành các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người được nhận cần nộp hồ sơ và tiến hành cấp sổ đỏ cho đất quốc phòng như thủ tục làm sổ đỏ tại UBND bình thường.

>>> Có thể bạn muốn biết: Bạn đã biết những loại đất nào không được cấp sổ đỏ?

Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?

Theo quy định quản lý đất quốc phòng, đất quốc phòng cũng được xây dựng nhà ở nhưng nhà ở được xây dựng là nhà ở công vụ. Nhà ở này được cơ quan, đơn vị quốc phòng cấp cho cán bộ công nhân viên…của mình theo quy định pháp luật. Vậy nên, nếu mục đích sử dụng là đất quốc phòng thì có thể được xây nhà là nhà ở công vụ chứ không thể xây dựng nhà ở riêng lẻ cho hộ gia đình, cá nhân như dân sự thông thường được.

Đất quốc phòng có được chuyển nhượng không?

dat-quoc-phong-5
Đất quốc phòng không được phép chuyển nhượng, mua bán

Căn cứ quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 6 Nghị quyết 132/2020/QH14 quy định về quyền, nghĩa vụ của đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế như sau:

1. Được sử dụng đất quốc phòng, an ninh và tài sản gắn liền với đất để thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo đúng phương án đã được phê duyệt.

2. Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Không được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.

4. Nộp tiền sử dụng đất hằng năm theo quy định tại Nghị quyết này.

5. Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.

6. Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất.

Theo đó, đất quốc phòng phải được sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt. Đồng thời, không được phép chuyển nhượng. Như vậy, bạn không thể mua bán, chuyển nhượng đất quốc phòng.

Từ những quy định trên, có lẽ bạn cũng biết được đất an ninh quốc phòng được cho thuê không? Tóm lại, đất quốc phòng không được phép chuyển nhượng hoặc cho thuê.

Lấn chiếm đất quốc phòng bị xử lý như thế nào?

Hành vi lấn chiếm đất quốc phòng có thể phạm Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 228 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017). Cụ thể, người nào lấn chiếm đất quốc phòng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về đất đai; hoặc đã bị kết án về tội này, vẫn chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục có hành vi lấn chiếm đất quốc phòng thì chịu hình phạt như sau:

Hình phạt chính tội lấn chiếm đất quốc phòng:

Đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng thông thường (thỏa mãn các điều kiện nêu trên) thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 500 triệu hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng có tổ chức, hoặc phạm tội 2 lần trở lên hoặc thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỷ hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Hình phạt bổ sung tội lấn chiếm đất quốc phòng: Phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu. 

Qua bài viết này, Homedy đã giúp bạn hiểu được đất quốc phòng là gì cùng các quy định sử dụng loại đất này. 

Để đón đọc thêm những tin tức về bất động sản khác, hãy truy cập homedy.com ngay hôm nay nhé!

Loan Nguyễn
 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đất nông nghiệp khác là gì? Quy định và thủ tục chuyển đổi lên thổ cư

Đất nông nghiệp là nhóm đất quan trọng trong tài nguyên đất của nước ta hiện nay. Đất nông nghiệp lại được chia thành nhiều loại đất, trong đó có đất nông nghiệp khác. Vậy đất nông nghiệp khác là gì? Quy định ra sao và có thể chuyển đổi lên đất thổ cư hay không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Hợp thửa đất : Các quy định và thủ tục liên quan [Cập nhật]

Đất đai là một lĩnh vực mà rất nhiều người quan tâm đến bởi tính phức tạp và là tài sản có giá trị lớn đối với mỗi người. Chính vì vậy, đối với lĩnh vực này pháp luật nước ta quy định rất chặt chẽ về các vấn đề phát sinh đến đất đai. Hôm nay hãy cùng homedy tìm hiểu vấn đề hợp thửa đất qua bài viết dưới đây nhé!

Mẫu đơn xin tách thửa đất gồm những nội dung nào và cách điền thông tin

Đất đai là một lĩnh vực mà rất nhiều người quan tâm đến bởi tính phức tạp và là tài sản có giá trị lớn đối với mỗi người. Chính vì vậy, đối với lĩnh vực này pháp luật nước ta quy định rất chặt chẽ về các vấn đề phát sinh đến đất đai trong đó có tách thửa đất. Hôm nay hãy cùng homedy tìm hiểu mẫu đơn xin tách thửa đất qua bài viết dưới đây nhé!

Thủ tục cúng nhà mới thuê hợp phong thủy, sinh an lành

Theo phong thủy và phong tục truyền thống của người Việt ta, khi dọn vào nhà thuê mới, bạn nên làm lễ cúng. Vậy thủ tục cúng nhà mới thuê cần lưu ý những gì để rước được an lành, may mắn khi sống tại đây?

Văn khấn khai trương cửa hàng, cách cúng và những vấn đề liên quan khác

Với các dịch vụ buôn bán, kinh doanh, may mắn luôn đóng một phần quan trọng trong sự thành công. Trong dân gian, người xưa cũng quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”. Vì vậy lễ cúng khai trương rất cần được chú ý bởi những người đang kinh doanh hoặc sẽ kinh doanh. Vậy cần chuẩn bị những gì khi cúng khai trương? Văn khấn khai trương cửa hàng thế nào cho đúng? Bài viết này cung cấp tất tần tật về những thứ quan trọng mà bạn cần chuẩn bị, cùng tham khảo nhé!

    Mở App