Tìm kiếm - lựa chọn bất động sản
MỌI LÚC MỌI NƠI
Yêu cầu đã được gửi thành công!
Cảm ơn bạn đã sử dụng Homedy.com, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn sớm nhất.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất trước khi tiến hành các giao dịch mua bán bất động sản hay còn gọi là đất đai, nhà cửa chính là bạn cần biết cách xem sở đồ thửa đất, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là khuyến cáo mà các chuyên gia đưa ra bởi nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như sau:
Theo chia sẻ từ các chuyên gia bất động sản Homedy:
Thứ nhất bạn cần biết sơ đồ thừa đất có trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm sổ hồng và sổ đỏ. Chính vì thế bạn sẽ có thể tự mình xem sơ đồ thừa đất nếu có sở hữu một trong hai loại giấy tờ này. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đất và những tài sản có gắn liền trên diện tích đất đó theo quy định của phát luật.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được cấp theo quy định nhưng nó sẽ có những nội dung cơ bản sau:
Một trong những nội dung khó hiểu và khó đọc nhất của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính là sơ đồ thửa đất. Và nếu như bạn muốn hiểu cách xem sơ đồ thửa đất một cách chính xác có thể dựa theo gợi ý sau của Homedy:
Để sử dụng đất đai một cách hợp pháp bạn sẽ cần biết xem sơ đồ thửa đất xem các tài sản có gắn liền trên diện tích đất thuộc quyền sở hữu của mình. Khi này, chúng ta cần phải biết hình thức sử dụng mảnh đất là gì để sử dụng đất đúng mục đích, không vi pham phát luật hiện hành. Quyền, thời gian sử dụng đất được chia thành các trường hợp sau:
Như vậy, dựa theo các hình thức sử dụng đất nêu trên mà chúng ta sẽ có các loại đất, nhóm đất khác nhau gồm đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp. Thời gian sử dụng đất cũng sẽ được quy định cụ thể trên hồ sơ thửa đất với thời gian cụ thể sau:
Sổ hồng, sổ đỏ hay sổ trắng đều là tên gọi dựa theo màu sắc của người dân.
- Mẫu chung hiện nay là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ hồng mới) được Bộ TN&MT ban hành căn cứ theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009.
- Trước 2010 (cụ thể trước ngày 10/12/2009, ngày Nghị định 88/2009 có hiệu lực thì gồm có 3 loại sổ đỏ và sổ hồng cũ, sổ trắng.
+ Sổ đỏ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất >> cấp cho Đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối (khu vực ngoài đô thị).
Mẫu sổ này được Bộ TN&MT ban hành căn cứ theo Nghị định 64-CP; Thông tư 346/1998/TT-TCĐC
+ Sổ hồng cũ: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở >> cấp cho đất ở khu vực đô thị; mẫu sổ được Bộ Xây dựng ban hành căn cứ theo Nghị định 60-CP ngày 05/7/1994.
+ Sổ trắng: Tuy không có văn bản nào quy định là Sổ trắng nhưng trong thực tiễn nhiều địa phương xem Sổ trắng là các loại giấy tờ như: Bằng khoán điền thổ, văn tự mua bán nhà ở,…
Bên dưới trang bìa là số phôi của mẫu sổ. Nhà nước in mẫu rồi gửi về cho địa phương. Địa phương cấp sổ cho ai đó thì địa phương có số để theo dõi riêng. Đó gọi là số vào sổ cấp giấy chứng nhận, thường ghi cuối trang 2.
Sau đây là cách đọc sổ mẫu hiện hành.
Trang 1: Xem thông tin người đứng tên trên sổ
- Xem đất cấp cho cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức
Xem tại Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Lưu ý đối với việc cấp sổ cho hộ gia đình thì kể từ ngày 05/12/2017, thực hiện theo quy định tại Thông tư 53/2017/TT-BTNMT thì sẽ không còn ghi tên thành viên hộ gia đình trên sổ nữa; chỉ ghi tên chủ hộ mà thôi.
Trang 2:
(1) Xem thông tin thửa đất
- Địa chỉ của thửa đất.
- Xác định được phần diện tích được công nhận. Phần diện tích không được công nhận (thường là đất do lấn chiếm). Hoặc diện tích đất lưu không.
- Xác định được kích thước các cạnh dựa vào bản vẽ hiện trạng trên sổ. Được ghi trực tiếp trên các cạnh. Hoặc căn cứ vào khoảng cách giữa các điểm.
- Xác định mục đích sử dụng là đất thổ cư, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp,..Muốn chuyển đổi mục đích sử dụng phải làm thủ tục.
- Xác định được phần diện tích sử dụng chung. Hoặc ngõ đi chung.
- Xác định được thời hạn sử dụng đất là lâu dài, hay có thời hạn tới năm bao nhiêu. Nếu có thời hạn thì hết thời hạn chủ đất phải đi làm thủ tục gia hạn sử dụng. Hết thời hạn ghi trên sổ thì chủ đất không thể tiếp tục thực hiện giao dịch chuyển nhượng.
- Xác định được hướng thửa đất: Mũi tên chỉ theo hướng Bắc, bên phải là hướng Đông, trái là hướng Tây.
- Xác định được tài sản gắn liền với đất: Ghi tại vị trí Công trình xây dựng khác.
- Xác định được số thửa đất, số tờ bản đồ.
- Xác định được nguồn gốc sử dụng đất: Với đất ở thì ghi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất. Với đất trồng cây hàng năm thì ghi: Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Xem chi tiết tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.
(2) Xem thông tin nhà ở
Cách đọc sổ đỏ tốt nhất là hiểu được các ghi chép và ký hiệu về nhà ở.
- Địa chỉ nhà ở
- Diện tích xây dựng là diện tích nhà được xây dựng trên thửa đất.
- Diện tích sàn là diện tích mặt bằng xây dựng. (Nếu xây đủ thì tính bằng diện tích xây dựng x số tầng)
- Kết cấu: Bê tông, tường gạch, gỗ, mái tôn,…
- Số tầng
- Cấp (hạng): cấp 2, cấp 3 hay cấp 4.
- Bản vẽ căn nhà: Thông thường trong tp HCM cập nhật đầy đủ chi tiết mục này hơn.
Xem chi tiết tại Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.
Trang 3, 4:
(1) Xem thông tin quy hoạch
Xem thông tin quy hoạch bằng Cách đọc sổ đỏ là cách làm cơ bản nhất.
- Xem được thông tin quy hoạch ở phần ghi chú. Bao gồm cả việc khi bị thu hồi có được đền bù không.
- Xác định được phần diện tích nằm trong quy hoạch căn cứ vào hình sơ đồ thửa đất.
- Xem thông tin quy hoạch bằng cách căn cứ vào tọa độ và sử dụng phần mềm.
- Xem thông tin biến động
- Thông thường được cập nhật ở Phần IV. Nếu chưa ghi chép gì tức là chưa có biến động, chưa từng chuyển nhượng cho ai. Tính từ thời điểm cấp sổ gần nhất.
- Xem thông tin bị hạn chế quyền
- Xác định xem sổ có bị hạn chế quyền chuyển nhượng.
- Xác định xem sổ có bị nợ nghĩa vụ tài chính. Sổ nợ nghĩa vụ tài chính không sang nhượng được. Hoặc không thể vay thế chấp ngân hàng.
- Cơ quan cấp giấy chứng nhận. Cơ quan cấp giấy chứng nhận có thể là quận huyện, sở tài nguyên môi trường. Hoặc UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
Nếu chỉ mua nhà đất và cập nhật tên lên sổ thì cơ quan cấp thường là văn phòng đăng ký đất đai. Và con dấu cũng là con dấu của văn phòng đăng ký đất đai.
Cơ quan cấp giấy chứng nhận không quyết định giá trị tài sản. Nhưng Cách đọc sổ đỏ bằng cách này cũng khá thú vị. Ví dụ có thể bạn hỏi xem chủ nhà có nói dối về việc làm sổ ở đâu. Hoặc họ có phải là chính chủ đầu tiên của thửa đất không.
Nội dung phần ghi chú
Phần ghi chú thường ghi nhận chuyển nhượng từ giấy chứng nhận nào. Từ bao giờ, do cơ quan thẩm quyền nào cấp. Ghi tại đây bởi chủ mới khi biến động sang tên thì đổi sổ luôn.
(2) Những thay đổi sau khi cấp GCN được ghi ở phần IV
- Ghi thông tin thay đổi chủ sở hữu
- Ghi thông tin thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Ghi thông tin tình trạng nghĩa vụ tài chính. Bao gồm cả việc nợ thuế.
- Ghi thông tin đính chính GCN
- Ghi thông tin tình trạng thế chấp làm tài sản đảm bảo.
Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm:
- Dòng chữ "Trang bổ sung Giấy chứng nhận";
- Số hiệu thửa đất;
- Số phát hành Giấy chứng nhận;
- Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;
- Mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận" như trang 4 của Giấy chứng nhận.
Ví dụ:
Hy vọng những thông tin về cách xem sở đồ thửa đất và những thông tin liên quan trên hữu ích với bạn! Đừng quên tham khảo bài viết về luật bất động sản để có thêm thông tin đầy đủ trước khi đầu tư, mua bán.
>>> Bài Viết Được Quan Tâm:
Làm sao biết đất có thuộc quy hoạch hay không? 4 cách kiểm tra nhanh
Cách tính diện tích đất trong sổ đỏ đơn giản, chuẩn xác
N.Phương (Tổng hợp)
Theo Homedy Blog Tư vấn
BẠN CÓ BẤT ĐỘNG SẢN
CẦN BÁN HOẶC CHO THUÊ?
Hãy để Homedy giúp bất động sản của bạn tiếp cận tới hàng triệu khách hàng tiềm năng
Xây dựng nhà ở là một việc trọng đại trong cuộc sống của mỗi con người/ gia đình. Nếu quá vội vàng, không tìm hiểu kỹ lưỡng, bạn có thể gặp phải những sai lầm không đáng có. Dưới đây là câu chuyện và kinh nghiệm của chị Hoàng Anh (31 tuổi, Hoàng Mai - Hà Nội) chia sẻ.
5 ngày trước
Khi chung cư hết hạn sử dụng, người mua có quyền lợi gì không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Theo các quy định pháp luật, người mua chung cư có những quyền lợi nhất định để đảm bảo có chỗ ở tạm thời, chỗ ở tái định cư hoặc được thanh toán tiền để tự lo chỗ ở mới (nếu đủ điều kiện).
6 ngày trước
Kinh nghiệm ký hợp đồng mua chung cư giúp người mua nhà tránh khỏi những rắc rối không đáng có về sau. Nếu chưa có nhiều kiến thức cho vấn đề này, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!
1 tuần trước
Bản đồ quy hoạch đất là bản đồ sắp xếp, phân bố không gian sử dụng đất cho các hoạt động kinh tế, quốc phòng, an ninh, xã hội... của từng ngành, từng lĩnh vực. Cách xem bản đồ quy hoạch đất sẽ phụ thuộc vào từng loại bản đồ khác nhau.
1 tuần trước
Xây nhà được chia làm hai giai đoạn, là xây nhà thô và xây nhà hoàn thiện. Tùy theo từng loại xây dựng mà cách thức, yêu cầu, hạng mục và các mức giá cũng sẽ khác nhau. Vậy xây nhà thô gồm những hạng mục nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
1 tuần trước
Mua nhà là một trong những việc trọng đại trong cuộc đời mỗi con người. Tuy nhiên, có tới 80% người mua nhà lần đầu thường gặp những lỗi cơ bản sau!
3 tuần trước
Giả sử hiện tại bạn 28 tuổi, nếu bạn vay mua nhà trả góp 20 năm thì bạn sẽ chịu số nợ mua nhà cho đến năm 48 tuổi. Đây là một mức thời gian khá phù hợp với nhiều người, không quá dài cũng không phải là ngắn. Tuy nhiên, nên vay mua nhà trả góp như thế nào để hạn chế rủi ro và chọn ngân hàng nào với lãi suất tốt để đảm bảo khả năng thanh toán? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
1 tháng trước
Không ít người "phất" lên và giàu có nhờ buôn bán đất nền. Điều này khiến nhiều người ngay cả những người không mấy dư dả cũng cố tiết kiệm, vay mượn để sở hữu một mảnh đất, ngôi nhà với mong muốn đổi đời. Chính sự vội vàng, không tìm hiểu kỹ của người mua dẫn đến nhiều trường hợp "tiền mất tật mang".
1 tháng trước
Nhà lắp ghép cấp 4 đang trở thành xu hướng được nhiều chủ đầu tư quan tâm và lựa chọn hiện nay. Bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy các kiểu nhà này ở các công trình dân sinh, công trình công nghiệp và cả nhà ở. Để hiểu rõ hơn về nhà lắp ghép cấp 4 là gì và có nên xây loại nhà này không, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!
1 tháng trước
Giải chấp sổ đỏ là hoạt động xóa bỏ thế chấp tài sản sổ đỏ với ngân hàng. Đây là thủ tục bắt buộc đối với những người muốn trả nợ ngân hàng trước hạn hoặc xóa thế chấp. Vậy giải chấp sổ đỏ cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục và lệ phí bao nhiêu?
1 tháng trước
BẠN CÓ BẤT ĐỘNG SẢN
CẦN BÁN HOẶC CHO THUÊ?
Hãy để Homedy giúp bất động sản của bạn tiếp cận tới hàng triệu khách hàng tiềm năng
NHANH CHÓNG
HIỆU QUẢ
TIẾT KIỆM
Chưa có tài khoản? Đăng ký ngay