[Mới nhất] Giá đền bù đất rừng sản xuất khi bị thu hồi

Đất rừng sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng và bảo vệ rừng. Khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất thì mức giá đền bù đất rừng sản xuất được tính như thế nào? Hãy cùng Homedy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đất rừng sản xuất là gì?

Đất rừng sản xuất là đất nông nghiệp được sử dụng nhằm mục đích kinh doanh sản xuất gỗ, lâm sản,  đặc sản rừng hoặc kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. 

Đất rừng sản xuất còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng và bảo vệ rừng. Đất rừng sản xuất còn được sử dụng tùy nhu cầu của người sử dụng đất và dựa trên quyết định mục đích sử dụng của Nhà nước.

Để tìm hiểu bồi thường đất rừng sản xuất theo mức giá nào, trước tiên chúng ta cần nắm được khái niệm đất rừng sản xuất là gì trong Khoản 1 Điều 10 trong Luật đất đai.

giá đền bù đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ rừng

Phân loại đất rừng sản xuất

Theo quy định, đất rừng sản xuất bao gồm:

  • Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên: Là rừng tự nhiên được tái tạo bằng phương pháp tự nhiên

  • Đất rừng sản xuất là rừng do con người canh tác: Đây là rừng được trồng có thể sử dụng bằng vốn của ngân sách Nhà nước hoặc do chủ sở hữu canh tác.

Khung giá đất rừng sản xuất hiện nay

Tìm hiểu về giá bồi thường đất rừng sản xuất, chúng ta có thể tham khảo khung giá đất rừng sản xuất được quy định kèm theo Nghị định số 96/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 19/12/2019, theo đó:

  • Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng trung du và miền núi phía Bắc tối thiểu là 2.000đ/m2 và tối đa là 45.000đ/m2

  • Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng đồng bằng sông Hồng tối thiểu là 9.000đ/m2  và tối đa là 82.000đ/m2

  • Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng Bắc Trung bộ tối thiểu là 1.500đ/m2  và tối đa là 30.000đ/m2

  • Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng duyên hải Nam Trung bộ tối thiểu là 1.000đ/m2  và tối đa là 60.000đ/m2

  • Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng đồng bằng sông Hồng tối thiểu là 9.000đ/m2  và tối đa là 82.000đ/m2

  • Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng Tây Nguyên tối thiểu là 1.500đ/m2  và tối đa là 50.000đ/m2

  • Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng Đông Nam bộ tối thiểu là 8.000đ/m2  và tối đa là 90.000đ/m2

  • Giá đất rừng sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long ở các xã đồng bằng tối thiểu là 8.000đ/m2  và tối đa là 142.000đ/m2.

giá đền bù đất rừng sản xuất
Khung giá đất rừng sản xuất hiện nay

Quy định về giá đền bù đất rừng sản xuất hiện nay

Trường hợp đất 50 năm khi bị thu hồi không được đền bù?

Đất 50 năm sẽ không được đền bù khi bị thu hồi nếu đất do vi phạm pháp luật về đất đai; thu hồi đất vì chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tới tính mạng con người.

Giá đền bù đất 50 năm thuê lại

giá đền bù đất rừng sản xuất
Bồi thường đất 50 năm thuê lại

Các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp được nhà nước cho thuê đất 50 năm đã trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền góp vốn, chuyển nhượng hoặc cho tặng, cho thuê đất.

Nếu trong quá trình thuê lại mà cá nhân, tổ chức có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thì khi Nhà nước thu hồi đất 50 năm để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích cộng đồng, quốc gia thì cá nhân, tổ chức sẽ được nhà nước đền bù, hỗ trợ tái định cư. 

Bên cạnh đó, Nhà nước còn bồi thường chi phí đầu tư còn lại vào đất, bồi thường giá trị cây trồng trên đất (nếu có), bồi thường nhà, bồi thường chi phí di chuyển (nếu có), thiệt hại công trình trên đất (nếu có).

Bảng giá đền bù đất 50 năm đất rừng sản xuất

Giá đền bù đất lâm nghiệp nói chung và đất rừng sản xuất nói riêng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đất 50 năm đất rừng sản xuất khi bị thu hồi mà có đủ điều kiện bồi thường sẽ được đền bù theo đúng các quy định. Theo đó, hạn mức bồi thường về đất thường sẽ bằng diện tích đất thực tế đang sử dụng. 

Nhận thêm chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của cá nhân, hộ gia đình. Trong trường hợp thời điểm đầu tư vào đất sau thời điểm được Nhà nước giao, cho thuê đất thì thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm đầu tư vào đất.

Bảng giá, đơn giá, khung giá và hệ số đền bù đất 50 năm đất rừng sản xuất ở mỗi địa phương và vào mỗi thời điểm là khác nhau. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định giá đất đền bù đất rừng sản xuất tại thời điểm thu hồi để ra quyết định con số cụ thể và hợp lý nhất cho cho người dân.

Đất rừng không có sổ đỏ có được bồi thường theo quy định không?

Có được đền bù đất rừng không có sổ đỏ khi Nhà nước thu hồi không? Đây là thắc mắc của không ít người đang ở trong tình huống đất bị thu hồi.

Người sử dụng đất rừng không có sổ đỏ khi Nhà nước thu hồi đất nếu đáp ứng đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 của Luật đất đai 2013 thì được đền bù.

Bên cạnh đó, đất rừng không có sổ đỏ phải có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp, thì khi thu hồi mới được bồi thường.

Cách tính giá đền bù đất rừng sản xuất

Để xác định được mức giá đền bù cụ thể đối với đất rừng sản xuất, các cán bộ địa chính thường áp dụng các căn cứ pháp lý sau đây:

  • Điểm đ, Khoản 4, Điều 114, Luật Đất đai 2013.

  • Khoản 4, Điều 3, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.

  • Nghị định số 96/2019/NĐ-CP.

  • Khoản 5, Điều 4, Nghị định số 44/2021/NĐ-CP.

Công thức tính giá bồi thường đất rừng sản xuất cụ thể là:

Tổng số tiền đền bù đất rừng sản xuất = Tổng diện tích đất rừng sản xuất do Nhà nước thu hồi (m2) x Đơn giá đền bù đất rừng sản xuất (VNĐ/m2)

Trong đó: Đơn giá đền bù đất rừng sản xuất sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực.

Ví dụ 1:  Hộ gia đình A có 2 hecta đất rừng sản xuất vùng Đồng bằng Sông Hồng bị thu hồi. Giá đền bù đất rừng sản xuất tại đồng bằng Sông Hồng bị thu hồi trên 1ha là 10.000 VNĐ/m2, không vượt quá 500.000.000đ/chủ sử dụng đất. Nếu hộ gia đình A được Nhà nước bồi thường đất thì tổng số tiền bồi thường nhận được là bao nhiêu, cách tính thế nào?

Trả lời:

  1. Tổng diện tích đất rừng sản xuất bị thu hồi của hộ gia đình A là 2ha = 20.000m2

  2. Đơn giá bồi thường đất rừng sản xuất tại đồng bằng Sông Hồng là 10.000VNĐ/m2

Tổng số tiền đền bù đất rừng sản xuất của hộ A = (1) x (2) = 20.000 x 10.000= 200.000.000 (VNĐ)

Vậy Hộ gia đình A sẽ nhận được tiền bồi thường cho 2ha đất rừng sản xuất bị thu hồi là 200 triệu.

Ví dụ 2: Ông B có 3 hecta đất rừng sản xuất vùng trung du và miền núi phía Bắc bị thu hồi. Giá đền bù đất rừng sản xuất tại vùng trung du và miền núi phía Bắc là 3000 VNĐ/m2. Nếu ông B được Nhà nước bồi thường đất thì tổng số tiền bồi thường nhận được là bao nhiêu, cách tính thế nào?

Trả lời:

  1. Tổng diện tích đất rừng sản xuất bị thu hồi của ông B là 3ha = 30.000m2

  2. Đơn giá bồi thường đất rừng sản xuất vùng trung du và miền núi phía Bắc là 3000VNĐ/m2

Tổng số tiền đền bù đất rừng sản xuất của ông B = (1) x (2) = 30.000 x 3.000= 90.000.000 (VNĐ)

Vậy ông B sẽ nhận được tiền bồi thường cho 3ha đất rừng sản xuất bị thu hồi là 90 triệu.

Hiện nay, giá đền bù đất rừng sản xuất không có nhiều biến động, chủ yếu vẫn dựa vào những quy định của luật đất đai 2013. Homedy sẽ cập nhật đến bạn những thông tin, văn bản cập nhật về chính sách đền bù đất 50 năm ngay khi nhà nước ban hành các văn bản hướng dẫn mới nhất.

Trần Dung

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cập nhật giá đền bù đất làm đường hiện nay

Giá đền bù đất làm đường hiện nay bao nhiêu? Mức giá chi tiết sẽ được Homedy cập nhật trong bài viết mới nhất dưới đây.

Cập nhật hồ sơ, thủ tục thừa kế đất cho con đầy đủ, mới nhất

Thủ tục thừa kế đất cho con là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Mời bạn tìm hiểu chi tiết về hồ sơ, thủ tục và các khoản phí khi tiến hành hành làm thừa kế đất cho con trong bài viết dưới đây của Homedy.

Phí tất toán trước hạn là gì và những vấn đề liên quan

Hiện nay để đầu tư kinh doanh, các cá nhân tổ chức thường lựa chọn vay ngân hàng vì đây là một kênh vay vốn an toàn, minh bạch. Thông thường người vay sẽ tiến hành thanh toán khoản vay khi đến kỳ hạn, tuy nhiên nếu người vay sau khi kinh doanh có lợi nhuận cao sẽ muốn tất toán khoản vay trước hạn. Vậy điều này có phát sinh chi phí gì không và thủ tục tiến hành như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu phí tất toán trước hạn và những vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây.

Nhà cấp 5 là gì? Các quy định khi xây nhà cấp 5

Nhà cấp 5 là gì? Có gì giống và khác so với nhà cấp 1,2,3… Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, thủ tục khi xây dựng nhà cấp 5 trong bài viết dưới đây.

LUC là đất gì? Những thông tin cần biết

LUC là đất gì? Đất LUC được sử dụng cho mục đích gì? Xây nhà trên đất LUC được không? Đây chắc hẳn là những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm, khi tiếp xúc với bản đồ địa chính. Những vấn đề của bạn sẽ được giải đáp một cách chi tiết trong bài viết dưới đây của Homedy.

    Mở App