Văn khấn Ông Hoàng Bảy chi tiết và cách sắm lễ chuẩn nhất

Ông Hoàng Bảy là một trong những nhân vật nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam. Mỗi độ Tết đến xuân về hoặc ngày hội chính, người dân khắp nơi lại đổ về dâng hương, dâng lễ tại đền Ông Hoàng Bảy nhằm tỏ lòng thành kính và cầu xin may mắn, hạnh phúc. Trong bài viết dưới đây, Homedy xin chia sẻ tới quý vị độc giả bài văn khấn Ông Hoàng Bảy chuẩn tâm linh cũng như cách sắm lễ đền Ông Hoàng Bảy đầy đủ nhé!

Đi đền Ông Hoàng Bảy cầu gì?

Ông Hoàng Bảy Bảo Hà là một vị Thánh Hoàng thuộc Nhạc Phủ. Các huyền tích về Ông gắn liền với nơi thờ Ông là đền Bảo Hà, được xây dựng tại núi Cấm, thuộc xã Bảo Yên, huyện Bảo Hà, tỉnh Lào Cai. Theo truyền thuyết kể lại, Ông Hoàng Bảy được cho là con của Đức Vua Cha. Theo lệnh vua, Ông giáng trần và trở thành con trai thứ bảy trong một gia tộc họ Nguyễn. 

Dưới thời vua Lê, Ông là mệnh quan triều đình phụ trách trấn giữ vùng Lào Cai, Yên Bái và có công hộ quốc, an dân, dẹp giặc phương Bắc, sau này cũng vì dân mà hy sinh. Sau khi mất, Ông hiển linh phù giúp nước nhà và được giao quyền cho trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà. Ông được các triều đình phong kiến ban sắc phong Thượng đẳng thần, danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” hay “Thần Vệ Quốc - Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”.

di-den-ong-hoang-bay-cau-gi
Đi đền Ông Hoàng Bảy cầu gì?

Ông Hoàng Bảy nổi tiếng là người cầm quân giỏi và yêu thích cuộc sống phong lưu, xa hoa: khi thanh nhàn ông ngả bàn đèn, uống trà mạn Long Tỉnh, ngồi chơi tổ tôm, xóc đĩa, tam cúc,... Ông thường cưỡi trên một con ngựa đồng và lúc nào bên cạnh ông cũng có 12 nàng tiên hầu cận. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, ông được lệnh Mẫu vương đi chấm lính nhận đồng, răn dạy trần gian đức độ, phụng sự cần mẫn việc Thánh. Ông phù trì cho những người có tâm có đức được nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.

Đền Ông Hoàng Bảy hay còn gọi là đền Bảo Hà, được xem là một nơi linh thiêng và ứng nghiệm nổi tiếng khắp cả nước, được đông đảo người dân sùng bái. Vậy khi đi đền ông Hoàng Bảy cầu gì? Cách xin lộc Ông Hoàng Bảy như thế nào chuẩn nhất? 

Ông Hoàng Bảy thích hút thuốc, uống trà, chơi tổ tôm, xóc đĩa,... nên thường khi đi lễ đền Bảo Hà đa phần người dân bày tỏ lòng thành kính với công ơn của Ông và cầu tài lộc, may mắn, sức khỏe, bình an. Người ta cũng thường truyền tai nhau về sự linh thiêng khi xin Ông Hoàng Bảy số lô, số đề,... tuy không biết thực hư thế nào nhưng đã có rất nhiều người đã quay lại đền tạ lễ. 

Người dân khắp nơi đi lễ đền Ông Hoàng Bảy thường là khoảng đầu năm, sau Tết Nguyên Đán hoặc từ 7 - 17/7 âm lịch hàng năm. Nhưng đông nhất là vào các ngày sau:

  • Lễ thượng nguyên được diễn ra vào ngày rằm tháng giêng (15/1 âm lịch).

  • Lễ tiệc quan tuần tranh vào ngày 25/5 âm lịch.

  • Lễ hội ngày giỗ Ông Hoàng Bảy được tổ chức vào ngày 17/7 âm lịch. Đây cũng là ngày đông nhất trong năm.

  • Lễ tết muộn vào ngày Tết Tất Niên.

Theo quan niệm dân gian, đầu năm đi lễ thì cuối năm phải đi tạ lễ. Vì vậy, người dân sau khi đi lễ đền Ông Hoàng Bảy sẽ quay lại tạ lễ vào dịp cuối năm.

cach-xin-loc-ong-hoang-bay-chuan-tam-linh
Cách xin lộc Ông Hoàng Bảy chuẩn tâm linh

Cách sắm lễ Ông Hoàng Bảy chuẩn chỉnh nhất

Sắm lễ đền Ông Hoàng Bảy có thể là lễ mặn hoặc lễ chay, không có quy định cụ thể về việc phải sắm lễ lớn hay nhỏ, quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các lễ vật có màu sắc tím chàm hoặc xanh lam, là màu áo mà Ông Hoàng Bảy mặc khi xuất hiện.

Dưới đây là một số gợi ý khi sắm lễ xin lộc Ông Hoàng Bảy:

  • Lễ mặn: Gồm xôi và thịt (thịt gà trống nguyên con hoặc khoanh giò lụa).

  • Lễ chay: Hoa quả, rượu, chè, thuốc lá, trầu cau là các vật phẩm bắt buộc phải có. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sắm thêm bánh kẹo (kẹo lạc, oản), hương, vàng lá, nến, tiền trần, giấy sớ cầu tài cầu lộc, sớ cầu phúc riêng, sớ cầu công danh,… 

Tùy theo điều kiện của bạn mà sắm lễ. Ông chứng tâm không chứng lễ, Ông nhìn được tâm can con người nên dù lễ cao cỗ đầy mà không có lòng thì cũng coi như bỏ.

sam-le-den-ong-hoang-bay
Sắm lễ đền Ông Hoàng Bảy

Sau một năm xin lộc từ Ông hoặc sau những chuyến kinh doanh gặp nhiều may mắn, bạn nên thành tâm sắm lễ tạ Ông Hoàng Bảy. Ông Hoàng Bảy là vị thần rất linh thiêng nên việc xin lộc và tạ lễ Ông phải thực hiện chu đáo. Thông thường, sắm lễ tạ bao gồm những lễ vật sau:

  • Lễ mặn: Xôi, gà luộc (gà trống nguyên con)

  • Lễ chay: Hoa tươi, quả ngon, rượu, bia, thuốc lá, trà, nước ngọt, nước khoáng, bánh, kẹo lạc, oản, ít vàng lá, hương, nến, tiền trần, cau trầu. Có thể sắm thêm 1000 vàng Tứ Phủ, 1000 vàng tím, sớ tạ lễ ông hoặc những ai có điều kiện hơn có thể sắm thêm một cỗ ngựa tím cùng với minh nghi quần, áo, hia, mũ đầy đủ.

Lưu ý, lễ tạ Ông Hoàng Bảy không nhất thiết phải dâng thập nhị tiên nàng và đặc biệt tuyệt đối không nên dâng thuốc cấm. Quan trọng nhất là lễ vật dâng tạ Ông phải xuất phát từ lòng thành của người tạ lễ, có thể ít hoặc nhiều, nhưng tâm thành mới là điều cần thiết nhất.

>>> Xem thêm:

Cúng sửa nhà cần chuẩn bị những gì? Cách thực hiện cúng sửa nhà chuẩn nhất

Lễ vật cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Hướng dẫn chuẩn bị lễ vật đầy đủ

Mẫu văn khấn Ông Hoàng Bảy ngắn gọn mà thành tâm nhất

Homedy xin chia sẻ tới quý độc giả nội dung bài văn khấn quan Hoàng Bảy một cách đầy đủ và chính xác nhất. Nội dung bài cúng tương đối dài và khó nhớ nên bạn đọc có thể in nội dung văn khấn ra giấy để đọc được dễ hơn, đảm bảo chỉn chu khi đi xin lộc tại đền miếu.

Văn khấn Ông Hoàng Bảy đầy đủ nhất

Mẫu văn khấn đền Ông Hoàng Bảy trích trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”:

“Nam mô a Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương,

Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Con Lạy Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát.

Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ

Con Lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ.

Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên

Con Lạy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương.

Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu:

Con Lạy Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên

Con Lạy Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn

Con Lạy Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ

Con Lạy Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai

Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình

Con Lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh Đông A Phủ.

Con lạy Trần Triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

Con lạy Trần Triều Khải Thánh Vương Phụ, Vương Mẫu, Vương Phi Phu Nhân,

Trần Triều Vương Huynh, Vương Đệ.Vương Tử, Vương Tế, Vương Nữ Vương Tôn

Con Lạy văn võ bá quan quân thần trần triều

Con lạy Tam Tòa chúa bói – Hội đồng Chúa bói Chúa chữa Chúa Mán Chúa Mường

Con Lạy Chúa Đệ Nhất Tây Thiên

Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ

Chúa Đệ Tam Lâm Thao

Tiên Chúa Thác Bờ

Con Lạy Ngũ Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa Năm Phương Chúa Bà

Con lạy Ngũ Vị Vương Quan, Tôn Quan Đệ Nhất Thượng Thiên, Tôn quan Đệ Nhị Giám Sát, Tôn Quan Đệ Tam Thoải Phủ, Tôn quan Đệ Tứ Khâm Sai, Tôn Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh.

Con lạy Tôn Quan Điều Thất.

Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Chầu Bà

Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông

Chầu Đệ Tam Thoải Phủ

Chầu Đệ Tứ Khâm Sai

Chầu Năm Suối Lân

Chầu Lục Cung Nương

Chầu Bảy Tiên La

Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân

Chầu Cửu Sòng Sơn

Chầu Mười Đồng Mỏ

Con lạy Hội Đồng Chầu Bé

Con Lạy Chầu Bé Thượng Ngàn Quyền Cai Bắc Lệ

Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Hoàng, thập vị quan Hoàng

Con lạy 36 tòa Sơn Trang Sơn Trang, Tám Tướng Thập Nhị Tiên Nàng

Con lạy Tứ Phủ Thánh Cô

Con xin kính lạy Cô Nhất Thượng Thiên, Cô Cả đền Dùm

Con lạy Cô đôi Thượng Ngàn

Cô bơ Thoải, con lạy cô tư Ỷ La, Cô năm suối lân, cô Sáu sơn trang, Cô bảy Tân La, cô Tám Đồi Chè, 12 cô Chín, Cô chín thượng Ngàn, Cô chín Sòng sơn, cô Mười mỏ Than, Hội đồng cô bé, Con Lạy cô bé Thượng ngàn, cô bé Thoải .con lạy cô Bé Bản Đền (bản điện), Con lạy Tứ Phủ Thánh Cậu trên Ngàn dưới Thoải,

Con lạy Cậu đệ nhất Hoàng Thiên, Cậu Hoàng Đôi Thượng Ngàn, Cậu Hoàng Ba Thoải, Cậu Hoàng Tư Long Thành, Con Lạy Cậu Bé Hoàng Thiên, Cậu Bé Thượng Ngàn, Cậu Quận Phủ Dầy, Cậu Đồi Ngang Phố Cát. Con lạy cậu bé bản Đền ( Bản Điện).

Con Lạy Hội Đồng Quan Ngũ Dinh, Đôi quan Thanh Xà Bạch Xà, Sơn Thần Bản Thổ Ngũ Hổ Thần Tướng

Con cung thỉnh mời chư vị Chúa Chầu các Quan thủ Đền thủ Điện, Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ, Chư vị Thần thổ cư đồng ngự dải đất này.

Đệ tử con tên là:…………. tuổi:……….

Ngụ tại:……………………………

Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời. Hôm nay ngày:… Tháng:… Năm:…(Dâng gì cầu gì khấn nấy)

Nhân …………..

Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (mang miệng về tâu, mang đầu về bái), trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng cung phụng cửa đình thần tam tứ phủ ……………(tên đền) linh từ.

Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối, phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, vuốt ve che chở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, 9 tháng đông, tai qua nạn khỏi Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, cửa nhà khang ninh, cầu danh đắc danh, cầu phúc đắc phúc, đắc tài sai lộc…… Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!

Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ….. nguyên quán…..,Tổ Cô Mãnh Tướng, cậu bé cô bé tại gia, chư vị tiên linh trong dòng họ theo hầu Phật Thánh cửa Đình Thần Tam Tứ Phủ, trên tấu tòa vàng Thượng Thiên, dưới tấu Thủy Cung Địa Phủ, cho con cháu nhất một lòng, tòng một đạo Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm…

Nam mô a Di Đà Phật! (3 lần)”

thanh-tam-doc-van-khan-ong-hoang-bay
Thành tâm đọc văn khấn Ông Hoàng Bảy 

Văn khấn xin lộc Ông Hoàng Bảy ngắn gọn

Mời đọc giả tham khảo bài khấn Ông Hoàng Bảy ngắn gọn dưới đây:

“Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương đất

Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.

Con lạy: Thánh Hoàng Bảy tối linh

Đệ tử con là:……………………………………….

Ngụ tại:……………………………………..

Kim niên kim nguyệt, cát nhật lương thời

Mậu tý niên … nguyệt … thời

Đệ tử con nhất tâm nhất lễ đêm tưởng ngày mong nhất tâm chí thiết nhất dạ chí thành

Nhất tâm tưởng vạn tâm cầu - tu thiết nhang hoa lễ vật tờ đơn cánh sớ

Mang miệng tới tâu - mang đầu tới bái - cửa đình thần tam tứ phủ

Trên mẫu độ dưới gia hộ mẫu thương, vuốt ve che chở, phù hộ độ trì

Cho con: ba tháng hè chín tháng đông - đầu năm chí giữa nửa năm chí cuối,

Tứ thời bát tiết - tháng thuấn ngày nghiêu - phong thuận vũ hòa - tai qua nạn khỏi.

Mẫu cho con được sáng hai con mắt - bằng hai bàn chân,

Mẫu ban lộc dương tiếp lộc âm - cho lộc mùa xuân cho tài mùa hạ.

Cho tươi như lá cho đẹp như hoa - phúc lộc đề đa tiền tài mang tới.

Mẫu cho con lộc ăn lộc nói, lộc gói lộc mở, lộc gần lộc xa,

Hồ hết lại có hồ vơi lại đầy - điều lành mang đến điều dữ mang đi.

Mẫu cứu âm độ dương cứu đường độ chợ - vuốt ve che chở nắn nở mở mang,

Cải hung vi cát cải họa vi tường - thay son đổi số nảy mực cầm cân.

Mẫu phê chữ đỏ Mẫu bỏ chữ đen - cho con được trăm sự tốt vạn sự lành.

Trên quý dưới yêu trên vì dưới nể - cho gặp thầy gặp bạn gặp vạn sự lành.

Mẫu ban danh ban diện ban quyền - cho con có lương có thực có ngân có xuyến - tài như xuyên chí lộc tựa vân lai

Cầu tài đắc tài cầu lộc đắc lộc - cầu bình an đắc bình an

Trồng cây đắp phúc cho con được nở cành xanh lá phúc lộc đề đa

Cho trên thuận dưới hòa - trên bảo dưới nghe trên đe dưới sợ.

Mẫu cho nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ

Năm xung Mẫu giải xung - tháng hạn giải hạn.

Cho gia trung con được trong ấm ngoài êm nhân khang vật thịnh duyên sinh trường thọ

Đệ tử con người trần mắt thịt nhỡn nhục nan chi việc âm chưa tường việc dương chưa tỏ.

Tuổi con còn trẻ, tóc con còn xanh ăn, con ăn chưa sạch, con bạch chưa thông

Ăn chưa nên đọi, nói chưa nên lời, không biết kêu sao cho thấu, tấu sao cho tường

Con biết tới đâu con tâu tới đấy, ba điều không sảy bảy điều không sai

Trăm tội mẫu xá vạn tội mẫu thương.Mẫu xá u xá mê xá lỗi xá lầm

Mẫu soi đường chỉ lối cho con biết đường mà lội biết lối mà lần

Hôm nay đệ tử con lễ bạc tâm thành con giàu một bó con khó một nén giàu làm kép hẹp làm đơn,

Thiếu mẫu cho làm đủ, vơi mẫu cho làm đầy.

Mẫu chấp kỳ lễ vật - chấp lễ chấp bái

Chứng tâm cho lời kêu tiếng khấn của con bay như phượng lượn như hoa tới cửa ngài ngồi tời ngai ngài ngự.

Cho con sở nguyện như ý sở cầu tòng tâm.

Con nam mô a di đà phật! (3 lần)”

>>> Xem thêm: [Tổng hợp] Văn khấn cúng đất đai và cách chuẩn bị lễ tạ đất đầy đủ nhất

Văn khấn lễ tạ đền Ông Hoàng Bảy

Sau đây là mẫu văn khấn tạ Ông Hoàng Bảy chuẩn chỉnh và chi tiết nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo:

“Nam mô a Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.

Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.

Con lạy: Thánh Hoàng Bảy tối linh

Đệ tử con tên là:…………. tuổi:……….

Ngụ tại:……………………………

Hôm nay là ngày…. Chúng con đến đây có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó, không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội, nên nhớ không bày lễ mặn ở cúng Phật) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các Ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. 

Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.

Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các Ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: (Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).

Một lần nữa, thay mặt gia chung chúng con, con xin các Ngài dang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ … (tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

Nam mô a Di Đà Phật! (3 lần)”

van-khan-le-ta-den-ong-hoang-bay
Văn khấn lễ tạ đền Ông Hoàng Bảy

Kinh nghiệm đi lễ Ông Hoàng Bảy xin lộc

Cách xin lộc Ông Hoàng Bảy không quá cầu kỳ, tuy nhiên để thể hiện lòng thành kính và tôn trọng, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Kêu cầu gia tiên chu đáo: Gia tiên luôn là những người theo sát và kêu cầu cùng bạn mỗi khi đi đến đền, phủ. Vì thế, bạn nên kêu cầu gia tiên trước khi đi lễ và sau khi về nhà.

  • Đi đến nơi về chốn: Khi đi lễ Ông Hoàng Bảy, hãy đi thẳng đường và không nên la cà, tạt ngang tạt dọc hoặc tiện thể đi thăm quan du lịch, vì điều này sẽ làm mất đi sự linh thiêng. Nếu bạn muốn thăm quan du lịch, hãy thực hiện lễ xong hết tất cả các đền rồi hẵng đi.

  • Chọn đồ lễ tươi ngon, không ham đồ rẻ: Bạn có thể lựa chọn lễ mặn hoặc lễ chay, to hay nhỏ tùy theo điều kiện kinh tế, nhưng chất lượng của đồ lễ rất quan trọng. Chuẩn bị đồ lễ tươi ngon, mới mẻ, tốt nhất là mang màu xanh lam hoặc tím chàm, vì đó là màu áo của Ông Hoàng Bảy khi ngự về đồng. 

  • Khi hương đã cháy 2/3 trở lên mới được hạ lễ: Sau khi dâng lễ lên Ông, hãy đợi hương cháy được 2/3 rồi bạn mới hạ lễ để tránh phạm đến các Ngài.

  • Không đặt tiền lẻ khắp nơi: Bạn nên tránh rải tiền lẻ khắp nơi khi đi lễ, thay vào đó thì nên đặt tiền lễ vào hòm công đức hoặc giọt dầu. Vì chỉ cần có lòng là các Ngài công nhận và chứng giám cho bạn. 

  • Không tham cầu: Hãy để lòng mình thảnh thơi, không nên tham cầu rồi bạn sẽ nhận được những điều tốt đẹp.

  • Không tranh giành lễ cúng: Hãy sống văn minh, chỉ nên hạ lễ cúng của gia đình mình. Tránh việc tự ý hạ lễ cúng hay cướp giật lễ cúng của người khác.

  • Văn khấn Ông Hoàng Bảy thành tâm: Bạn nên chuẩn bị bài văn khấn trước ở nhà, đọc thuộc bài nếu có thể hoặc ghi chép ra giấy, sau khi cúng xong thì phải đi hóa luôn. Nội dung văn khấn nên thể hiện lòng thành kính, tri ân công lao của Ông Hoàng Bảy và xin Ông phù hộ cho gia đạo bình an, công việc thuận lợi và tài lộc dồi dào.

Trên đây là nội dung bài văn khấn Ông Hoàng Bảy chi tiết, thành tâm nhất. Hy vọng, bài viết đã giúp ích cho các tín chủ trong quá trình chuẩn bị khi đi lễ đền Ông Hoàng Bảy để cầu tài lộc, may mắn. Homedy xin chúc quý độc giả luôn mạnh khỏe, bình an và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Trần Dung

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cúng tạ đất cuối năm vào ngày nào? Văn khấn tạ đất cuối năm chuẩn nhất

Theo phong tục truyền thống từ ngàn xưa, để kết thúc năm cũ và chào đón năm mới nhiều tài lộc, nhiều gia đình Việt sẽ thực hiện lễ cúng tạ đất. Một trong những phần quan trọng không thể thiếu của nghi thức này đó là đọc bài văn khấn tạ đất cuối năm. Trong bài viết dưới đây, Homedy sẽ cùng bạn tìm hiểu về lễ cúng đất đai cuối năm và tham khảo bài cúng tạ đất cuối năm đầy đủ và chuẩn xác nhất. Mời các bạn cùng theo dõi!

Văn khấn xin tỉa chân nhang - Nghi lễ tâm linh quan trọng của người Việt Nam

Khấn xin tỉa chân nhang là một nghi lễ tâm linh quan trọng của người Việt Nam, thể hiện sự thành kính và biết ơn đối với tổ tiên và các vị thần linh. Để thực hiện nghi lễ này một cách đúng chuẩn, bạn cần biết cách chuẩn bị mâm lễ, cách tỉa chân nhang và cách đọc văn khấn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước cần làm và cung cấp cho bạn những bài văn khấn xin tỉa chân nhang phù hợp cho từng trường hợp. Hãy cùng theo dõi nhé!

Văn khấn tạ đất: Ý nghĩa và cách thực hiện chuẩn nhất 2024

Văn khấn tạ đất là một nghi lễ quan trọng của người Việt Nam, nhằm bày tỏ lòng biết ơn và tôn kính đối với các vị thần linh cai quản đất đai nơi mình sinh sống. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ý nghĩa, cách sắm lễ vật, thời gian và bài văn khấn tạ đất chuẩn nhất. Bạn sẽ biết được khi nào nên làm lễ tạ đất, mâm cúng đất đai gồm những gì, và cách đọc văn khấn sao cho trang nghiêm và thành kính. Hãy cùng theo dõi bài viết để có thể tổ chức lễ tạ đất một cách hoàn hảo nhé!

Bộ tam sên: Nguồn gốc, ý nghĩa và cách bày trí trong mâm cúng

Bộ tam sên là một lễ vật đặc biệt của người dân Nam Bộ trong các dịp cúng lễ, đặc biệt là cúng Thần Tài. Bộ tam sên gồm có 3 loài vật tượng trưng cho Thổ - Thủy - Thiên, mang ý nghĩa cao cả và tốt đẹp. Bạn có muốn tìm hiểu thêm về bộ tam sên là gì, bộ tam sên gồm những gì và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Hãy đọc bài viết sau đây để có được câu trả lời nhé!

Hướng dẫn cách bày ngựa cúng tạ đất đầy đủ, chuẩn xác theo phong thủy

Lễ tạ đất là một nghi thức quan trọng nhằm thể hiện lòng thành kính và biết ơn với các thần linh đã trông coi đất đai, đồng thời mong muốn sự bình an, thịnh vượng và may mắn cho gia đình. Trong lễ tạ đất không thể thiếu ngựa cúng thần linh. Vậy ngựa thần linh màu gì? Cách bày ngựa cúng tạ đất như thế nào đúng phong tục? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Homedy nhé!

    Mở App