Độ dốc mái tôn : Khái niệm, quy định và cách tính [Mới 2024]

Độ dốc mái tôn sẽ giúp các công trình tránh được tình trạng bị thấm dột, ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà. Vậy cách tính độ dốc mái tôn như thế nào để không gây thấm dột nhà? Tính độ dốc mái tôn cần đảm bảo những yếu tố nào? Cùng homedy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Độ dốc mái tôn là gì?

do-doc-mai-ton-1
Độ dốc mái tôn là gì?

Độ dốc mái tôn là độ nghiêng của mái so với mặt phẳng của ngôi nhà theo một tỷ lệ nhất định hay còn được hiểu là tỉ số giữa chiều cao và chiều dài của mái nhà phù hợp với kết cấu công trình, nhằm mục đích để thoát nước, tránh việc ứ đọng nước trên mái nhà gây thấm dột.

Tùy thuộc vào từng loại mái tôn, mái ngói hay mái thái sẽ có độ dốc khác nhau. Mái càng có độ dốc cao, khả năng thoát nước càng nhanh. Tuy nhiên việc này sẽ làm quá trình xây dựng tiêu hao nhiều nguyên liệu để lợp mái hơn. Do đó, độ dốc của mái sẽ phụ thuộc vào chất liệu làm ra chúng. 

Tiêu chuẩn về độ dốc mái tôn cho từng công trình

Độ dốc mái tôn sẽ được thiết kế, tính toán cho từng kiểu kết cấu mái của ngôi nhà. Mỗi thiết kế sẽ có một kiểu dáng và độ dốc khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các mai tôn đều phải tuân thủ độ dốc tiêu chuẩn của mái tôn tối thiểu là 10%. 

Dưới đây là những tiêu chuẩn độ dốc mái tôn cho từng loại công trình nhằm đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Độ dốc của mái tôn nhà cấp 4

do-doc-mai-ton-2
Độ dốc của mái tôn nhà cấp 4

Nhà cấp 4 là loại nhà có kết cấu vững chắc, khả năng chịu lực tốt và không tốn nhiều chi phí xây dựng. Thêm vào đó, nhà cấp 4 thường được xây trên diện tích đất rộng nên độ dốc của mái cần đủ lớn để đảm bảo cân xứng cho ngôi nhà.

Độ dốc tối thiểu của mái tôn nhà cấp 4 là 10% và tối đa là 20%. Trong quá trình thi công, người thiết kế cần chú ý đến diện tích và tính độ dốc mái tôn nhà cấp 4 một cách hợp lý để đảm bảo tính thẩm mỹ và chắc chắn cho ngôi nhà.

Độ dốc tối thiểu của mái tôn nhà ống

do-doc-mai-ton-3
Độ dốc của mái tôn nhà ống

Nhà ống là một trong những mẫu thiết kế kiến trúc phổ biến ở nước ta, đặc biệt tại các thành phố. Loại hình nhà ở này được xây dựng trên diện tích đất có mặt tiền nhỏ hẹp và chiều sâu lớn. Mái tôn nhà ống thường được lợp ở tầng thượng của ngôi nhà. Theo các kiến trúc sư, độ dốc mái tôn nhà ống thường là 10 - 15% tùy vào diện tích cần lợp.

Tuy nhiên, không nên lợp mái tôn có độ dốc quá cao vì sẽ làm mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà và không hạn chế được tiếng ồn khi trời mưa. Với điều kiện kết cấu nhà ống như hiện nay, việc thi công lợp mái tôn chống nóng được ưu tiên hàng đầu, do đó gia chủ nên cân nhắc kỹ lưỡng về vật liệu lợp mái trước khi xây dựng.

Độ dốc mái tôn tiêu chuẩn của nhà xưởng

do-doc-mai-ton-4
Độ dốc của mái tôn nhà xưởng

Với nhà xưởng, diện tích bề mặt nhà xưởng thường rất lớn vì để phục vụ mục đích sản xuất. Độ nghiêng mái tôn của loại hình này được quy định tối thiểu là 10% và tối đa là 30%.

Khi lợp mái nhà xưởng, chủ đầu tư cần đảm bảo tiêu chuẩn nguyên vật liệu vì nhà xưởng là nơi chứa nhiều thiết bị và dụng cụ quan trọng phục vụ quá trình sản xuất. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến khả năng thoát nước của mái nhà là bên trong hay bên ngoài và được kết nối với hệ thống thoát nước tổng như thế nào để đảm bảo an toàn cho người lao động và các thiết bị trong nhà xưởng.

Cách tính độ dốc mái tôn chuẩn xác

do-doc-mai-ton-5

Tùy thuộc vào vật liệu lợp mái, người thiết kế nên tuân thủ quy định độ dốc mái tôn tối thiểu như sau : 

  • Mái lợp bằng fibro ximăng có độ dốc từ 30% đến 40%

  • Mái lợp bằng tôn múi có độ dốc từ 15% đến 20%;

  • Mái lợp bằng ngói có độ dốc từ 50% đến 60%;

  • Mái lợp bằng bê tông cốt thép có độ dốc từ 5% đến 8% (Đối với thiết kế nhà có độ dốc của mái < 8%, nên tạo khe nhiệt ở lớp bê tông chống thấm. Khoảng cách giữa các khe nhiệt >24m theo dọc nhà)

Homedy gợi ý Cách tính độ dốc mái tôn như sau : 

Độ dốc mái tôn là tỷ số giữa chiều cao chia cho chiều dài mái tôn. 

Công thức tính độ dốc mái tôn:  i = H/L x 100%    

Trong đó:  i - độ dốc mái 

H - chiều cao của mái

L - chiều dài của mái

Ví dụ : 

Chiều cao của mái là H = 1m, chiều dài mái L = 8m 

Áp dụng công thức i =1/12*100% = 12.5%

Vậy độ dốc mái là 12.5%

Từ đó, chúng ta dễ dàng tính được góc dốc alpha bằng công thức alpha = arctan (H/L) / 3,14 x 180 = 85.4 độ

>>> XEM THÊM Quy định và cách tính độ dốc mái ngói

Cách tính độ dốc mái tôn 1 mái và 2 cái có khác nhau không?

Cách tính độ dốc mái tôn 1 mái nhìn chung tương tự như cách tính độ dốc mái tôn 2 mái. Tuy nhiên cần lưu ý khi tính độ dốc mái tôn 1 mái cần tuân thủ về khoảng cách từ mái nhà xuống nền. Bên cạnh đó, việc tính mái tôn dốc bao nhiêu độ là đạt chuẩn còn phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Loại tôn được sử dụng lợp mái, mẫu mã, hình dạng của tôn.

  • Xác định lượng mưa mà mái nhà sẽ chịu được trước khi thiết kế.

  • Tính thẩm mỹ của công trình xây dựng.

  • Cách tính chiều dài mái tôn cũng phải phù hợp để quá trình thoát nước được nhanh chóng.

Một số lưu ý về độ dốc của mái tôn

Để đảm bảo thẩm mỹ và tuổi thọ cho mái tôn, người thiết kế cần lưu ý một số tiêu chuẩn thiết kế độ dốc mái tôn như sau:

  • Cần kiểm tra tôn lợp mái là loại 5 sống hay 10 sóng, sóng thấp hay cao. Việc sử dụng sóng to sẽ giúp giảm thiểu độ dốc mái tôn và dễ dàng thoát nước trong thời gian sử dụng.

  • Đối với nhà xưởng có mái tôn cách mặt bằng tầng <2,4m, người thiết kế cần gia cố lại độ dốc mái tôn theo tiêu chuẩn một cách chắc chắn để đảm bảo an toàn. Ngược lại, đối với mái tôn có chiều cao >2,4m, người thiết kế cần bố trí thêm ống thoát nước riêng.

  • Tùy theo nhu cầu thiết kế và công nghệ của nhà xưởng, mái nhiều nhịp sẽ được thiết kế bên ngoài hoặc bên trong và nối với hệ thống thoát nước chung của ngôi nhà. Nếu hệ thống thoát nước nằm bên trong, người thiết kế cần phải có máng treo hoặc ống dẫn nước đặt bên trong phân xưởng. Chú ý, máng thoát nước cần có nắp đậy làm bằng bê tông và có thể tháo dỡ dễ dàng.

>>> Có thể bạn muốn biết : 

Nhà cấp 4 chữ L mái tôn đẹp kèm bản vẽ chỉ từ 300 triệu đồng

15 thiết kế mặt tiền nhà cấp 4 mái tôn đơn giản mà đẹp

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm rõ cách tính độ dốc mái tôn cũng như những tiêu chuẩn và các vấn đề liên quan khác. Để đón đọc thêm nhiều thông tin về bất động sản và nhà ở, hãy truy cập homedy thường xuyên nhé.

Loan Nguyễn

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng hợp 10+ các mẫu nhà tiền chế dưới 100 triệu độc đáo nhất hiện nay

Nhà tiền chế dưới 100 triệu có nhiều ưu điểm vượt trội nên được nhiều người lựa chọn xây dựng cho không gian sống của gia đình hiện đại. Đây là mẫu nhà có thiết kế linh hoạt, đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng vẫn đầy đủ công năng mang đến những trải nghiệm tuyệt vời. Hãy cùng Homedy khám phá những mẫu nhà tiền chế khoảng 100 triệu đẹp, độc đáo trong bài viết dưới đây nhé!

Vách ngăn cầu thang tam cấp là gì? Các mẫu thiết kế và lưu ý

Vách ngăn không chỉ là một giải pháp phân cách không gian hiệu quả mà còn được coi như một vật trang trí hữu dụng. Vách ngăn cầu thang nhằm giúp ngăn khu vực cầu thang và phòng khách hay không gian khác. Vậy, vách ngăn cầu thang tam cấp là gì? Công dụng ra sao và thường được sử dụng nhiều trong những ngôi nhà như thế nào? Hãy cùng Homedy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cách chọn hướng bếp tuổi Canh Thân 1980 hợp phong thủy, rước tài lộc

Theo quan niệm phong thủy, bếp là một trong những khu vực có vai trò rất quan trọng, tác động quyết định tới sức khỏe, hạnh phúc gia đình cũng như tài lộc của gia chủ và các thành viên khác trong nhà. Vì thế, xem xét cẩn trọng hướng đặt bếp là việc làm cần thiết, không chỉ tuổi Canh Thân mà các gia chủ mệnh khác cũng rất chú trọng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Homedy tìm hiểu cách chọn hướng bếp tuổi Canh Thân hợp phong thủy và một số lưu ý không nên bỏ qua khi bố trí bếp.

Có nên xây thềm nhà 1 bậc? Những lưu ý gia chủ không nên bỏ qua

Xây thềm nhà 1 bậc là lựa chọn của nhiều gia chủ hiện nay, thay cho việc xây dựng bậc tam cấp cho công trình của mình. Vậy xây thềm nhà 1 bậc có tốt không? Cần lưu ý những gì để vừa đảm bảo chất lượng công trình vừa tăng tính thẩm mỹ và phong thủy cho căn nhà? Cùng Homedy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bếp đối diện nhà vệ sinh: Nên hay không? Hóa giải ra sao?

Phong thủy nhà bếp, nhà vệ sinh là chủ đề được nhiều người quan tâm. Bởi hai không gian này thường nằm gần nhau, việc bố trí sao cho vừa hợp lý vừa phong thủy không phải dễ dàng. Hãy cùng Homedy tìm hiểu xem bếp đối diện nhà vệ sinh là tốt hay xấu, nếu xấu thì cần hóa giải như thế nào?

    Mở App