Đất trồng lúa có lên thổ cư được không? Thủ tục chuyển đổi và những vấn đề liên quan

Đất đai là tài nguyên quan trọng đối với mỗi quốc gia. Hiện tại ở Việt Nam diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích đất cả nước, trong đó có đất trồng lúa. Tuy nhiên tại nhiều địa phương tình trạng đất trồng lúa bị bỏ hoang khá nhiều nên người dân muốn xin chuyển mục đích sử dụng sang đất ở. Vậy đất trồng lúa có lên thổ cư được không? Hãy cùng homedy tìm hiểu qua bài viết sau.

Đất trồng lúa nước có lên thổ cư được không?

dat-trong-lua-co-len-tho-cu-duoc-khong-1
Đất lúa có thể chuyển lên thổ cư được nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép

Đất lúa có lên thổ cư được không?. Câu trả lời là “CÓ” nhưng bị hạn chế do Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa. Vì vậy người dân có thể chuyển đất lúa lên thổ cư để xây dựng nhà ở hoặc các công trình khác phục vụ đời sống, tuy nhiên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất này phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương.

Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

Điều kiện chuyển đất lúa lên thổ cư

dat-trong-lua-co-len-tho-cu-duoc-khong-2
Điều kiện chuyển đất lúa lên thổ cư là gì?

Theo khoản 1 Điều 52 Luật đất đai 2013, để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cần căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 

Như vậy bạn có thể chuyển đổi đất lúa lên thổ cư nếu đáp ứng được điều kiện việc chuyển đổi này phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. 

Để nắm được thông tin chính xác, bạn nên chủ động đến UBND huyện để hỏi rõ về kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện mình, xem mảnh đất trồng lúa bạn muốn chuyển đổi có nằm trong quy hoạch đất đã có kế hoạch sử dụng được chuyển đổi không. 

Hồ sơ chuyển đất trồng lúa lên đất thổ cư

Người sử dụng đất muốn chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở, cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm có :

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 09 ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

  • CMND/CCCD khi nộp hồ sơ nếu có yêu cầu.

Thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở

dat-trong-lua-co-len-tho-cu-duoc-khong-3
Thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở

Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như trên sau đó nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ trong thời gian không quá 03 ngày.

Bước 2 : Xử lý hồ sơ

Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 3 : Trả kết quả

Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Mẫu đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở

Dưới đây là mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Thông tư 30, mời bạn tham khảo.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                             

       ..., ngày..... tháng .....năm ....

 

ĐƠN (1)………

 

Kính gửi:  Ủy ban nhân dân (2)...................

1. Người xin chuyển mục đích sử dụng đất (3)…………..

2. Địa chỉ/trụ sở chính:................................................................................................

3. Địa chỉ liên hệ:...........................................................................………………….

4. Địa điểm khu đất:....................................................................................................

5. Diện tích (m2):.........................................................................................................

6. Để sử dụng vào mục đích: (4).....................................................................................

7. Thời hạn sử dụng:………………………………………..........…………………..

8. Cam kết sử dụng đất đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật đất đai, nộp tiền sử dụng đất/tiền thuê đất (nếu có) đầy đủ, đúng hạn;

Các cam kết khác (nếu có)...........................................................................................

                                       

 

Người làm đơn

Ký, ghi rõ họ tên

 

Để tải mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, gồm 2 mẫu để dễ dàng sử dụng trong thực tế giúp tiết kiệm thời gian, truy cập ngay dưới đây.

>> Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất số 1

>> Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất số 2

Cách ghi đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất

  1. Ghi rõ đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ loại đất nào sang loại đất nào. Ở đây là ĐƠN XIN CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA SANG ĐẤT Ở.

  2. Ghi rõ tên UBND cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

  • Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất thì ghi là UBND cấp huyện nơi có đất,

  • Tổ chức có yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất thì ghi là UBND cấp tỉnh nơi có đất.

  1. Ghi rõ họ, tên cá nhân xin sử dụng đất/cá nhân đại diện cho hộ gia đình/cá nhân đại diện cho tổ chức; ghi thông tin về cá nhân (số, ngày/tháng/năm, cơ quan cấp Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu…); ghi thông tin về tổ chức (Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức sự nghiệp/văn bản công nhận tổ chức tôn giáo/đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp/tổ chức kinh tế…).

  2. Ghi mục đích sử dụng đất sau khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất

Thời gian chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở (ONT)

Thời gian giải quyết thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở là :

- Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

- Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.

Chi phí chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở

dat-trong-lua-co-len-tho-cu-duoc-khong-4
Chuyển đổi đất lúa lên thổ cư cần đóng những khoản phí nào?

Chuyển đổi đất lúa lên thổ cư bao nhiêu tiền? Vì đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp nên chi phí chuyển đổi sẽ được tính theo trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp lên đất ở được quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013 như sau :

Tiền sử dụng đất 

Đây là khoản tiền nhiều nhất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư.

Trường hợp 1 : Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở. Nghĩa là đất ở và đất nông nghiệp xen lẫn với nhau trong cùng thửa đất.

Bạn cần nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển đổi mục đích nếu :

  • Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở,

  • Hoặc đất có nguồn gốc là vườn, ao gắn liền với nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/07/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.

(Theo điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP)

Nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp trên, công thức tính tiền sử dụng đất như sau :

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% * (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở - Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

 

Trường hợp 2 : Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở (xem tại trang 2 của giấy chứng nhận, phần nguồn gốc sử dụng đất).

Theo điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, công thức tính tiền sử dụng đất như sau : 

Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở - Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới

Thông tư 250/2016/TT-BTC quy định lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới thuộc thẩm quyền của hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và người sử dụng đất cần nộp khoản lệ phí này khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tùy vào từng địa phương mà khoản phí này sẽ khác nhau.

Lệ phí trước bạ

Nghị định 20/2019/NĐ-CP về lệ phí trước bạ, quy định tỷ lệ phần trăm lệ phí trước bạ nhà, đất là 0.5%.

Giá đất tính phí trước bạ căn cứ theo bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

Phí thẩm định hồ sơ

Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và không phải tỉnh thành nào cũng thu loại phí này.

Nếu có thu thì mức thu giữa các tỉnh thành phố là khác nhau.

>>> Có thể bạn muốn biết: [Mới nhất] Cập nhật giá đất vườn lên thổ cư

Cơ sở pháp lý

  • Luật đất đai năm 2013.

  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/14/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013.

  • Nghị định 20/2019/NĐ-CP ngày 21/02/2019 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 140/2016 NĐ-CP ngày 10/10/2016 về lệ phí trước bạ.

  • Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.

  • Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

Trên đây homedy đã giúp bạn trả lời câu hỏi đất trồng lúa có lên thổ cư được không, hy vọng bạn đã nắm rõ điều kiện, thủ tục và những mức phí phải nộp khi chuyển đổi đất lúa lên đất thổ cư.

Để đọc thêm nhiều tin tức về bất động sản mới nhất, hãy ghé thăm homedy thường xuyên nhé!

Loan Nguyễn

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cách chọn hướng bếp tuổi Canh Thân 1980 hợp phong thủy, rước tài lộc

Theo quan niệm phong thủy, bếp là một trong những khu vực có vai trò rất quan trọng, tác động quyết định tới sức khỏe, hạnh phúc gia đình cũng như tài lộc của gia chủ và các thành viên khác trong nhà. Vì thế, xem xét cẩn trọng hướng đặt bếp là việc làm cần thiết, không chỉ tuổi Canh Thân mà các gia chủ mệnh khác cũng rất chú trọng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Homedy tìm hiểu cách chọn hướng bếp tuổi Canh Thân hợp phong thủy và một số lưu ý không nên bỏ qua khi bố trí bếp.

Bài cúng 30 Tết Giáp Thìn 2024 chuẩn, chi tiết nhất

Lễ cúng ngày 30 Tết không chỉ là nghi thức tiễn năm cũ mà còn là phong tục đẹp, thấm đượm tính nhân văn. Không chỉ mời ông bà tổ tiên về hưởng lộc, đón năm mới với con cháu mà người Việt còn gửi gắm mong ước về một năm bình an, may mắn. Để sửa soạn cho việc này đương nhiên không thể thiếu bài cúng 30 Tết. Hãy cùng tham khảo cách chuẩn bị lễ cúng cùng những bài khấn 30 Tết đầy đủ nhất trong bài viết dưới đây.

Bài cúng tất niên cuối năm Giáp Thìn 2024 ở gia đình, cơ quan đầy đủ nhất

Cúng tất niên là một nghi lễ quan trọng trong dịp cuối năm tại các cơ quan và gia đình, ghi nhận việc kết thúc một năm cũ và đón chào năm mới sắp đến. Bài cúng tất niên cuối năm là một phần không thể thiếu trong lễ cúng tất niên của các gia đình người Việt, thể hiện tấm lòng thành kính của người làm lễ. Nếu bạn chưa biết khấn như thế nào là chuẩn thì hãy cùng tìm hiểu văn khấn cúng tất niên đầy đủ nhất trong bài viết dưới đây nhé!

Văn khấn mùng 1 tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đầy đủ nhất

Mỗi dịp đầu xuân năm mới, người Việt ta thường có phong tục khấn cúng tổ tiên, chư vị thần linh để cầu mong bình an và những điều may mắn tốt lành trong năm mới. Trong lễ cúng, gia chủ sẽ đọc văn khấn để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ với Tổ tiên. Sau đây hãy cùng Homedy tham khảo các bài văn khấn mùng 1 Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 nhé!

Gợi ý mâm cúng giao thừa đầy đủ, chi tiết 3 miền Bắc, Trung, Nam

Mâm cúng giao thừa là nghi thức quan trọng không thể thiếu trong đêm 30 Tết của người Việt. Mỗi miền Bắc, Trung, Nam lại có phong tục cúng giao thừa riêng, phản ánh nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng vùng miền. Bài viết này sẽ giới thiệu về mâm cúng giao thừa ở cả ba miền, cách bày mâm cúng và cách cúng giao thừa chuẩn nhất. Cùng tìm hiểu nhé!

    Mở App