Tất tật những kinh nghiệm đắt giá nhất giúp bạn mua nhà đẹp

Tâm lý người Việt là mua nhà có tính sở hữu, trong đó nhà đất là loại tài sản có tính sở hữu cao và dễ sinh lời. Nhưng mua nhà như nào để đúng cách và mang lại lợi nhuận cao nhất?

Dưới đây sẽ là những bước kinh nghiệm đắt giá nhất và được trình bay một cách chi tiết giúp bạn có thể mua được căn nhà hợp lý, giá cả tốt và có tiềm năng trong tương lai.

I. 8 bước chính nên nắm kĩ

Bước 1: Xác định kỹ nhu cầu

Hãy dành thời gian xác định kỹ lưỡng về ngôi nhà mà bạn và gia đình mong muốn: có bao nhiêu phòng ngủ tối thiểu, diện tích tối thiểu, vị trí nhà, khu dân cư mong muốn, có cần gần trường học, bệnh viện hay cơ quan không? Hiểu rõ nhu cầu tưởng chừng như đơn giản và thường bị khá nhiều người bỏ qua. Song nếu xác định đúng và đủ nhu cầu, bạn sẽ thu hẹp phạm vi tìm kiếm nhà giữa hàng trăm ngàn nhà đất đang giao dịch trên thị trường. Tăng khả năng đánh giá căn nhà, khả năng ra quyết định chính xác và rút gọn thời gian mua bán nhà.

can mua nha

Xác định đúng và đủ nhu cầu cũng giảm bớt áp lực tài chính khi bạn chọn mua một căn hộ có diện tích quá lớn mà gia đình dùng không hết.

Bước 2: Xác định ngân sách

Sau khi xác định được căn nhà phù hợp nhu cầu của gia đình, bạn cần tiếp tục xác định ngân sách và tính toán tài chính.

Nếu bạn đã tích lũy đủ tiền mua nhà, mọi việc sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần tính toán các khoản chi phí chuyển nhượng, phí cải tạo nhà, phí mua sắm nội thất và phí di chuyển đồ đạc phù hợp trong khả năng tài chính.

ngan sach mua nha

Trong trường hợp bạn chưa tích lũy đủ tiền mua nhà, hãy lựa chọn căn nhà sao cho số tiền bạn đang có sẵn đạt khoảng 30% giá trị căn nhà. Hiện tại các ngân hàng đều hỗ trợ cho vay vốn mua nhà đạt 70% giá trị căn nhà khi thế chấp chính căn nhà mua và lên đến 90% giá trị căn nhà nếu thế chấp bằng nhà đất khác. Lãi suất cho vay trung bình giao động từ 5% đến 14% tùy từng ngân hàng, gói vay, giá trị căn hộ và thời gian vay.

Bạn chỉ nên vay 50% giá trị căn hộ để tránh áp lực tài chính nếu có thể. Từ đó, tính toán ngân sách mua nhà thực tế dựa trên khả năng chi trả. Từ ngân sách đó bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm nhà hơn.

Ngoài ra, đừng quên tính toán các khoản phí sang nhượng chủ quyền trong các thủ tục hành chính, phí cải tạo nhà và phí dịch vụ chuyển nhà. Những khoản phí này tuy nhỏ nhưng hãy chắc bạn đã có dự trù cho chúng và kiểm soát không vượt ngân sách quá nhiều.

Bước 3: Bắt đầu tìm kiếm nhà đất

Có 3 cách để tìm kiếm nhà hiệu quả và an toàn

1. Hỏi thăm các mối quan hệ cá nhân: bạn bè, đồng nghiệp và họ hàng có thể biết các căn hộ đang bán phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn. Đây là nguồn thông tin miễn phí và tin cậy.

2. Tự tìm kiếm với Internet: Với cách tìm kiếm nhà truyền thống, thông thường, người mua sẽ tìm kiếm các bảng rao bán nhà hoặc môi giới tại khu vực đến mong muốn của mình. Tìm kiếm bằng Internet sẽ giảm bớt thời gian tìm kiếm, đồng thời, người mua dễ dàng tiếp cận những thông tin rao bán mới nhất, đa dạng nhất để có nhiều lựa chọn. Hãy chọn lựa trang tìm kiếm nhà phù hợp, có thông tin được cập nhật thường xuyên và uy tín. Nên lựa chọn trang web đảm bảo về tính xác thực về thông tin, có hình ảnh chi tiết và có liên hệ trực tiếp từ chủ nhà. Homedy.com là trang web xứng đáng để bạn đặt niềm tin tuyệt đối.

tim kiem nha dat

 

3. Tìm kiếm thông qua hệ thống giao dịch bất động sản: Các hệ thống giao dịch bất động sản tại từng địa phương thường sở hữu những nhà đất giá tốt nhưng không đăng tin online. Họ còn là chuyên gia về quá trình mua nhà, hiểu biết rõ khu vực bạn mong muốn, làm việc trực tiếp với chủ nhà, biết chính xác giá trị căn nhà và có kỹ năng đàm phán tốt.

Bước 4: Kiểm tra nhà

Sau khi tìm kiếm được các căn nhà phù hợp, bạn cần đến kiểm tra thực tế căn nhà lần nữa để dễ dàng đưa ra quyết định chọn lựa.

Nếu làm việc cùng hệ thống giao dịch nhà đất hay môi giới, bạn hãy yêu cầu họ sắp xếp hẹn tham quan và đi cùng bạn. Các chi tiết bạn cần lưu ý sẽ bao gồm: tình trạng giao thông, lối vào nhà, kết cấu nhà, độ mới cũ của căn nhà, nội ngoại thất, v.v… Nên dành một khoảng thời gian để hỏi dò thông tin căn nhà từ các hàng xóm lân cận như: quá khứ căn nhà trước đây như thế nào, chủ nhà như thế nào…

kiem tra nha dat

Đừng quên ghi chú lại những điểm ưu khuyết của căn nhà và hình ảnh các chi tiết bạn quan tâm để tiện so sánh về sau. Đây cũng là các chi tiết dễ dàng mang lại lợi thế cho bạn khi thương lượng giá bán với chủ nhà.

Bước 5: So sánh và ra quyết định

Sau khi tham quan, bạn cần so sánh các căn hộ mình xem liệu chúng có phải "căn nhà mơ ước" của gia đình chưa. Nếu chưa, hãy tiếp tục tìm kiếm thêm. Trong trường hợp đã thấy một số căn nhà hợp ý, bạn vẫn nên so sánh điểm mạnh và yếu của chúng và quyết định chọn căn nhà nào.

chon nha

Lúc này, bạn cần xem lại bản liệt kê nhu cầu của mình, ngân sách tài chính và tiến hành cân đo đong đếm. Căn nhà đáp ứng được những nhu cầu đề ra của gia đình, không vượt quá ngân sách, sở hữu những khuyết điểm có thể cải tạo trong tương lai hoặc bạn có thể chấp nhận chúng, chính là ngôi nhà phù hợp với bạn nhất.

Trong trường hợp cần thêm lời khuyên khi ra quyết định, hãy yêu cầu môi giới của bạn so sánh và phân tích cho bạn. Ngoài những thông tin đánh giá căn nhà, họ thường sẽ cho bạn thêm lời khuyên về tiềm năng tăng giá của căn nhà. Các thông tin này thường được xác định qua các thông tin quy hoạch đô thị, thông tin phát triển hạ tầng giao thông và các dự án lớn sắp được xây dựng xung quanh.

Bước 6: Thương lượng

Khi đã quyết định chọn mua căn nhà nào, bạn cần tiến hành thương lượng càng sớm càng tốt. Những căn nhà giá tốt thường được giao dịch nhanh chóng. Hãy tiến hành đặt vấn đề mua với chủ nhà một cách thiện chí, gần gũi. Tạo được cảm tình với chủ nhà, bạn sẽ dễ dàng mua lại căn nhà đó hơn dù nhiều người khác cũng đặt mua với mức giá thậm chí tốt hơn bạn đưa ra.

thuong luong gia

Đàm phán trong mua nhà là một nghệ thuật, bạn không nên chỉ quá tập trung vào giá yêu cầu cuối cùng của bạn. Bạn  nên chú ý tới bức tranh tổng quan giá trị ngôi nhà và cân nhắc việc tăng khoản tiền đặt cọc, cắt giảm các khoản rủi ro, hoặc đề xuất ngày chốt giao dịch sớm hơn. Cố gắng thể hiện bằng văn bản tất cả những thỏa thuận và trao đổi giữa hai bên nhằm tránh tranh chấp về sau.

Bước 7: Chốt giao dịch

Khi bạn và người bán đồng ý giao dịch với nhau, bạn sẽ bước tới quy trình chốt giao dịch, đặt cọc, làm giấy tờ chuyển nhượng thường mất từ 15 đến 30 ngày. Trong giai đoạn này, hãy luôn giữ liên lạc với chủ nhà nhằm tránh những thay đổi phút chót. Đồng thời, đừng quên hỏi thăm trước các thủ tục hành chính khi sang nhượng nhằm tránh tranh chấp hay bất đồng phát sinh giữa 2 bên mua - bán.

chot giao dich

Nếu mua căn hộ chung cư hay bạn cần vay vốn ngân hàng, đây là lúc cần triển khai nhanh các thủ tục. Mức độ chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ vay vốn sẽ giảm bớt thời gian xét duyệt của ngân hàng.

Hãy đảm bảo người làm chứng và chứng cứ cho việc giao nhận tiền của bạn nhằm tránh phát sinh rủi ro. Nếu có thể chuyển khoản, hãy chuyển khoản tiền mua nhà để có giấy chứng nhận từ ngân hàng. Nếu điều kiện không cho phép, nên giao dịch khi ra công chứng văn bản chuyển nhượng tại cơ quan pháp luật. Hoặc có người làm chứng riêng đại diện cho mỗi bên cùng tham gia chứng kiến và ký vào thủ tục chứng minh đã giao dịch.

>>>Xem thêm: Không thể bỏ qua 7 quy tắc để mua nhà chuẩn phố

Bước 8: Quản lý hậu giao dịch và chuyển đến

Đây là lúc bạn có thể yên tâm hơn về quá trình giao dịch. Giờ là lúc bạn nhận bàn giao nhà và chuẩn bị dọn đến. Dù căn nhà bạn mua đã sẵn sàng hay chưa không, có thể sẽ có một số công việc bảo dưỡng và tu sửa bạn muốn hoàn thành trước khi chuyển đến. Bạn cũng nên suy nghĩ về việc thuê người vận chuyển, mua đồ nội thất và thiết bị mới, thiết lập các tiện ích của bạn, v.v.

chuyen nha

II. 3 bước tránh bị lừa khi mua nhà đất

Bước 1: Xác minh xem tình trạng pháp lý của căn nhà.

Đừng nghĩ rằng chỉ xem mỗi sổ hồng của căn nhà bởi nếu bạn suy nghĩ như thế thì sẽ dễ bước vào một cái bẫy đã được giăng sẵn chờ bạn mà thôi. Để không bị như thế đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu xem căn nhà này là do họ mua hay là có được từ thừa kế tài sản. Bạn nên dành thời gian cho việc xác minh danh tính của chủ nhà xem họ phải là chủ thật sự hay không. Bằng cách chúng ta tìm đến tổ trưởng dân phố và công an khu vực tại nơi trú ngụ của căn nhà để xác minh. Xác minh xem chủ nhà có bao nhiêu người (Những ai có quyền quyết định trong việc mua bán căn nhà, họ có gay cấn gì hay không? Nghĩa là tất cả họ điều chấp nhận bán).

lua dao nha dat

Bước 2: Xác nhận thông tin quy hoạch của căn nhà. Thông thường chúng ta chỉ lên UBND phường xác minh. Nhưng lời khuyên cho bạn là nên đến Sở Tài nguyên và Môi trường của Quận hay của Thành phố nhằm tăng độ an toàn cao, sau đó xin thông tin về quy hoạch của khu vực của căn nhà. Ngoài ra cần coi tình trạng nhà có bị liên quan đến các khoản vay tại ngân hàng nào không.          

Bước 3: Đặt cọc căn nhà. Khi đặt cọc nhà chúng ta nên nhờ họ viết giúp biên nhận đặt cọc kèm theo câu ghi xác nhận để bán căn nhà là: “Nếu trong thời gian 1 tuần mà bên bán không ra công chứng thì phải bồi thường cho bên mua với số tiền gấp đôi số tiên đã đặt cọc”. Hoặc ra có thể thực hiện giao dịch và công chứng luôn không cần đặt cọc.

>>>Xem thêm: Chọn khu dân cư thế nào mới được coi là ‘đáng sống’?

III. Những giấy tờ cần thiết và đủ các bước giao dịch

1. Giấy tờ cần thiết 

  • Bản chính giấy tờ nhà đất (Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định), phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
  • Bản chính giấy tờ tùy thân của bên mua và bên bán gồm:

- Thẻ hứng minh nhân dân/ hộ chiếu (còn thời hạn sử dụng: chứng minh không quá 15 năm và hộ chiếu không quá 10 năm kể từ ngày cấp);

- Sổ hộ khẩu;

- Giấy đăng ký kết hôn (trường hợp đã kết hôn); hoặc giấy xác nhận độc thân (trường hợp đang độc thân hoặc đã ly hôn);

- Ngoài ra trong trường hợp có uỷ quyền thì văn bản uỷ quyền phải được công chứng và người được uỷ quyền cũng phải mang bản chính thẻ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu và sổ hộ khẩu;

- Bản chính các giấy tờ khác có liên quan đến thửa đất như tờ khai đã nộp thuế,… (nếu có).

      - Dự thảo hợp đồng, giao dịch mà các bên chuẩn bị hoặc các bên cũng có thể yêu cầu công chứng tự soạn trên thông tin mà 2 bên cung cấp.

ho so can thiet

2. Các bước đầy đủ để giao dịch

     - Các bên mang đầy đủ giấy tờ nêu trên đến phòng/ văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch của các bên.

     - Công chứng kiểm tra giấy tờ (nếu hợp lệ) sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của các bên (hoặc theo Hợp đồng mẫu của các bên mang theo).

     - Các bên tiến hành đọc lại, kiểm tra nội dung hợp đồng công chứng soạn.

     - Các bên ký tên, lăn tay vào hợp đồng và công chứng viên công chứng hợp đồng.

     - Các bên đóng lệ phí công chứng và nhận bản chính hợp đồng.

IV. Lưu ý

- Trong trường hợp hồ sơ, giấy tờ không đầy đủ thì công chứng viên yêu cầu bổ sung sau đó mới công chứng.

chu y khi mua  nha

- Nếu phát hiện dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể, công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định. Những trường hợp không làm rõ được có quyền từ chối công chứng.

- Đa số các hợp đồng, giao dịch được công chứng ngay trong ngày (khoảng từ 1-2 tiếng tuỳ thuộc vào số lượng khách hàng của phòng công chứng). Còn theo quy định, thời hạn công chứng không quá 2 ngày làm việc. Đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

- Sau khi công chứng xong và nhận bản chính hợp đồng, đối với các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, góp vốn các bên sẽ nộp thuế và sang tên trước bạ cho người mua, người nhận chuyển nhượng.

- Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký sang tên quyền sử dụng đất theo hướng dẫn tại Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014.

>>>Xem thêm: 4 quy tắc giúp tài sản không biến mất khi đầu tư địa ốc

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chọn khu dân cư thế nào mới được coi là ‘đáng sống’?

Trước khi mua nhà, đa phần khách hàng đều quan tâm đến khu dân cư xung quanh ngôi nhà, bởi lẽ đây là một chi tiết khá quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của gia đình bạn.

Không thể rời mắt trước nội thất căn hộ tuyệt đẹp với tone màu pastel

Căn hộ là tổng hòa của phong cách đương đại kết hợp với một chút nhấn nhá của tông màu pastel nhẹ nhàng, làm toát lên vẻ đẹp dịu dàng nhưng cũng không kém phần ấn tượng.

15 loại cây nên trồng trong nhà để không khí trong lành

Trang trí cây xanh trong nhà không chỉ giúp không gian gần gũi với thiên nhiên mà còn đem lại nguồn không khí trong lành tích cực.

Căn hộ 28m2 có thiết kế hiện đại, tiện ích cho cô nàng độc thân

Căn hộ được thiết kế với đầy đủ chức năng, đơn giản nhưng vẫn đáp ứng những yêu cầu về thẩm mỹ, căn hộ chỉ với 28m2 nhưng lại sở hữu một không gian sống lý tưởng.

Không thể bỏ qua 7 quy tắc để mua nhà chuẩn phố

Nhà phố có giá bán phụ thuộc vào cảm xúc của của gia chủ nên nghệ thuật đàm phán giá được xem là những yếu tố không thể thiếu để có thể mua được những căn nhà với giá cả hợp lý.

    Mở App