Nhà sổ chung là gì? Những điều cần biết khi mua nhà sổ chung

Hiện nay, nhiều người chọn mua nhà sổ chung sổ vì nhiều lý do như giá rẻ hơn giá thị trường. Tuy nhiên, việc mua nhà đồng sở hữu tồn tại nhiều rủi ro mà cả người bán và người mua đều có thể gặp phải. Vậy nhà sổ chung là gì? Có nên mua nhà đồng sở hữu không? Mua nhà đồng sở hữu có sang tên được không? Cùng tìm hiểu thủ tục mua nhà sổ chung cũng như giải đáp những vấn đề liên quan về mua bán nhà đồng sở hữu trong bài viết dưới đây của Homedy.

Nhà sổ chung là gì?

Trước khi tìm hiểu về nhà sổ chung là gì, chúng ta cần hiểu sổ hồng chung là gì? Sổ hồng chung là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất mà trên giấy phải có ít nhất hai người sở hữu trở lên, và giữa những người này không có quan hệ vợ chồng, con cái hoặc quan hệ ruột thịt với nhau. Mọi giao dịch liên quan đến đất hay tài sản gắn liền trên đất như mua bán, tặng cho, ủy quyền, thế chấp, cho thuê,... đều phải có sự đồng ý của tất cả các bên đồng sở hữu.

Như vậy nhà sổ chung là gì? Là nhà có ít nhất 2 chủ sở hữu mà không có quan hệ vợ chồng hay con cái, có quyền định đoạt mua bán, sang nhượng, cho thuê,... căn nhà và được ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

nha-so-chung-la-gi
Nhà sổ chung là gì?

Khái niệm nhà đồng sở hữu là gì? Nhà sổ chung và đồng sở hữu có giống nhau không? Nhà đồng sở hữu là bất động sản có nhiều hơn 2 chủ sở hữu (không có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng,...) và đều có quyền định đoạt mua bán sang nhượng, cho thuê… với căn nhà. Do đó, nhà đồng sở hữu cũng thường được gọi là nhà sổ chung.

Có 2 trường hợp mua nhà sổ chung thường gặp hiện nay đó là: Nhà đủ điều kiện để tách thửa nhưng chủ sở hữu chưa làm thủ tục tách riêng ra thành 1 cuốn sổ riêng. Nhà không đủ điều kiện tách thửa để thành sổ riêng biệt. 

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người bán có diện tích đất, nhà rộng nhưng không thể tách thửa do dính quy hoạch. Trong trường hợp này, người mua nhà sẽ không được cấp sổ hồng riêng mà là sổ hồng chung với các đồng sở hữu khác, thậm chí có thể là mua nhà sổ chung công chứng vi bằng qua giấy tờ viết tay.

Giá của những ngôi nhà đồng sở hữu này thường rẻ, thông thường chỉ bằng một phần hai giá thị trường nên đây là giải pháp được những người có thu nhập thấp hoặc trung bình lựa chọn. Tuy nhiên, khi mua nhà sổ chung sẽ gặp phải không ít những rắc rối pháp lý sau này. Vì vậy, việc có nên mua nhà đồng sở hữu không đang là vấn đề mà nhiều người quan tâm.

Các trường hợp sở hữu chung sổ

Có 2 trường hợp sở hữu chung sổ hiện nay gồm có: sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Trường hợp sở hữu chung theo phần

Nếu trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có ghi cụ thể phần diện tích đất của mỗi đồng sở hữu nhà, thì được xác định là sở hữu chung theo phần.

Căn cứ theo quy định tại Điều 223, Luật Dân sự 2005 về định đoạt tài sản chung như sau:

“1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.”

Trường hợp là tài sản chung hợp nhất

Nếu trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không ghi rõ phần diện tích đất của mỗi chủ sở hữu thì được xác định là sở hữu chung hợp nhất.

Tóm lại, dù cho thuộc trường hợp sở hữu chung sổ nào thì bạn cũng chỉ nên nhận chuyển nhượng nhà sổ chung khi việc chuyển nhượng có sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu.

Nhà đồng sở hữu có tách sổ riêng được không?

mua-nha-so-chung-co-tach-so-duoc-khong
Mua nhà sổ chung có tách sổ được không?

Mua nhà sổ chung có tách sổ được không là thắc mắc của rất nhiều người quan tâm đến việc mua bán nhà sổ chung hiện nay. Nhà đồng sở hữu hoàn toàn có thể được tách sổ riêng theo quy định về thủ tục tách thửa.

Nhà sổ chung phải được ghi đầy đủ thông tin của từng chủ sở hữu trong đó. Mỗi người có thể yêu cầu cấp 01 giấy chứng nhận ghi nhận từng phần của mình là bao nhiêu, bản đồ phần đất hoặc chỉ cấp 01 GCNQSDĐ cho người đại diện tùy theo yêu cầu. Khi có yêu cầu tách thửa thì cần dựa trên quy định của pháp luật về thủ tục tách thửa, đồng thời đảm bảo diện tích đất tách thửa tối thiểu mà pháp luật quy định tại mỗi địa phương. 

Vì thế, nếu nhà sổ chung muốn tách sổ riêng thì trước hết phải xem nếu tách sổ riêng có đảm bảo diện tích đất tách thửa tối thiểu theo quy định của địa phương đó hay không. Nếu diện tích đáp ứng điều kiện tách thửa tối thiểu tại địa phương, thì có thể thực hiện thủ tục tách thửa. 

Dựa theo quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về trình tự, thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất, cần chuẩn bị hồ sơ xin tách thửa bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị tách thửa (theo mẫu);

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất (bản gốc);

  • Văn bản chia tách quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chung của nhóm người sở hữu chung.

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa tại Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất.

  • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách thửa.

  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

>>> Xem ngay: Diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ là bao nhiêu? Chi tiết 63 tỉnh thành

Nhà sổ chung có vay ngân hàng được không?

Câu trả lời là “Có”. Nhà sổ chung có thể thế chấp vay ngân hàng được. Tuy nhiên, việc thế chấp nhà có sổ chung khá phức tạp. Nhà đồng sở hữu lúc này được xem là tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 

Trên thực tế, hầu hết ngân hàng khi nhận thế chấp đều yêu cầu tất cả các đồng sở hữu nhà trong sổ chung phải xác nhận đồng ý. Thậm chí một số ngân hàng còn yêu cầu phải tách được sổ riêng thì mới cho vay. Bởi vậy, thực tế rất khó để thực hiện thủ tục thế chấp nhà sổ chung.

nha-dong-so-huu-co-vay-ngan-hang-duoc-khong
Nhà đồng sở hữu có vay ngân hàng được không?

Nhà đồng sở hữu có bán được không?

Câu trả lời là “Có”. Theo quy định tại Điều 126 Luật Nhà ở 2014 quy định về mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung như sau:

“1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu; trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.

Như vậy, theo các quy định trên, việc định đoạt tài sản chung phải tuân theo sự thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật. Do đó, việc bán đất phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên là chủ sở hữu mảnh đất đó.

2. Trường hợp chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác; trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

Trường hợp có chủ sở hữu chung đã có tuyên bố mất tích của tòa án thì các chủ sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người bị tuyên bố mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật.”

Tóm lại, để có thể bán được nhà đồng sở hữu thì phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu. Việc đồng ý phải được lập bằng văn bản có chữ ký của các bên và được công chứng/chứng thực để đảm bảo giá trị pháp lý. 

>> Tham khảo:

Mua nhà sổ chung có an toàn không?

Để trả lời cho câu hỏi mua nhà sổ chung có an toàn không, dưới đây là một số rủi ro mà bạn cần xem xét trước khi đưa ra quyết định mua nhà sổ chung:

  • Tranh chấp giữa các chủ sở hữu: Một trở ngại phổ biến của việc sở hữu nhà sổ chung là khả năng xảy ra tranh chấp giữa các đồng sở hữu nhà. Điều này thường xuất phát từ việc phân chia quyền sử dụng, khai thác công dụng và hưởng lợi ích từ tài sản chung. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận rõ ràng và phương án giải quyết từ đầu, tranh chấp có thể kéo dài và gây khó khăn cho tất cả các bên liên quan.

  • Vấn đề tách sổ: Một số người mua có quan điểm rằng, mua đất sổ chung có giá thấp hơn và sau này có thể tách sổ. Tuy nhiên, việc tách sổ không phải lúc nào cũng đơn giản. Nhiều trường hợp diện tích đất quá nhỏ không được phép tách sổ. Đối với nhà đầu tư, việc tách sổ có thể tốn nhiều thời gian và gây tăng chi phí cơ hội.

  • Khó khai thác sử dụng: Mọi vấn đề về khai thác sử dụng nhà sổ chung đều yêu cầu sự đồng thuận và nhất trí của tất cả các bên sở hữu. Do đó, việc khai thác sử dụng nhà sổ chung trở nên khó khăn nếu một trong số các chủ sở hữu còn lại không đồng tình. Không ít người mua nhà đồng sở hữu phải chấp nhận mất oan số tiền do không tìm được tiếng nói chung với các chủ sở hữu còn lại.

  • Khó chuyển nhượng: Nhà sổ chung mặc dù có mức giá rẻ nhưng thường khó chuyển nhượng hay bán lại. Việc này đòi hỏi sự đồng thuận của tất cả những người đồng sở hữu, khiến cho người mua cảm thấy e dè và làm cho quá trình mua bán trở nên phức tạp hơn.

  • Khó thế chấp ngân hàng: Mặc dù lý thuyết cho phép sổ chung vẫn có thể được sử dụng để vay ngân hàng, nhưng trên thực tế, quy trình này không hề đơn giản. Đa số ngân hàng yêu cầu sự đồng thuận của tất cả các chủ sở hữu, hoặc yêu cầu tách sổ mới cho thế chấp vay.

  • Dễ bị lừa đảo: Hiện nay có nhiều trường hợp lừa đảo liên quan đến nhà sổ chung. Các đối tượng gian lận có thể tận dụng tâm lý muốn mua nhà giá rẻ của người mua, sau đó mua đất (đã có sổ đỏ) và chia nhỏ ra để xây nhà bán dưới danh nghĩa nhà có sổ hồng. Người mua vì lo mất suất mua nhà giá rẻ mà vội vàng xuống tiền đặt cọc, khi người mua đến tận nơi mới biết là nhà được xây trên đất sổ chung.

  • Nhà xuống cấp nhanh chóng: Đa số các nhà sổ chung thường được xây dựng với chất lượng thi công không đảm bảo, thậm chí là không làm móng, cột,... Do đó, những tài sản này có khả năng xuống cấp nhanh chóng sau một thời gian sử dụng. Khi có nhu cầu bán lại, việc tìm kiếm người mua trở nên khó khăn do tình trạng cơ sở hạ tầng không tốt.

Nhớ rằng việc mua nhà sổ chung có thể mang lại cơ hội tiết kiệm chi phí ban đầu, nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro và khó khăn trong quá trình sử dụng và quản lý tài sản này. Vì vậy, trước khi quyết định mua nhà sổ chung, bạn cần xem xét kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến từ chuyên gia bất động sản.

nen-mua-nha-so-chung-cong-chung-vi-bang-va-co-the-tach-so-rieng
Nên mua nhà sổ chung công chứng vi bằng và có thể tách sổ riêng

Có nên mua nhà sổ chung không?

Để trả lời cho câu hỏi "có nên mua nhà sổ chung hay không?" chúng ta cần xem xét cả ưu điểm và nhược điểm của việc sở hữu nhà sổ chung.

Từ bao đời nay, tâm lý của người Việt Nam luôn là an cư lạc nghiệp, tìm kiếm sự ổn định về nhà cửa trước khi bắt đầu một sự nghiệp mới. Điều này đặc biệt đúng với những người từ các vùng quê lên thành phố làm việc. Tuy nhiên, ở các thành phố đông đúc, việc mua một ngôi nhà riêng với mức giá hợp lý không hề đơn giản. Điều này còn trở nên khó khăn hơn khi giá nhà và đất liên tục tăng lên, và việc tiết kiệm đủ tiền để mua một căn nhà riêng có thể mất rất nhiều thời gian.

Việc mua nhà sổ chung trở nên phổ biến bởi hình thức này sở hữu những ưu điểm như sau:

  • Giá rẻ hơn: Nhà sổ chung thường có giá thấp hơn so với những căn nhà sổ riêng, điều này phù hợp cho những người có nguồn tài chính hạn chế.

  • Có giá trị pháp lý: Nhà sổ chung vẫn được nhà nước công nhận quyền sở hữu và bạn có thể thực hiện các giao dịch như mua bán, chuyển nhượng, và sang tên một cách bình thường.

  • So với mua nhà giấy tay, nhà sổ chung được đánh giá an toàn hơn nhiều.

  • Sở hữu nhà sổ chung giúp tránh được những rủi ro liên quan đến việc chủ nhà sổ riêng bán lại hoặc cưỡng chế. Sự phân chia rõ ràng trong việc quyền sử dụng đất giúp giảm nguy cơ này.

Như vậy, có thể thấy lợi thế lớn nhất của hình thức mua nhà sổ chung đó chính là giải quyết được bài toán kinh tế cho người dân muốn có nhà ở tại thành phố. Đây cũng là lý do dù nhà sổ chung chứa nhiều rủi ro nhưng vẫn rất phổ biến và được nhiều người lựa chọn.

Khi nói đến những ưu điểm của việc sở hữu nhà sổ chung, không thể tránh khỏi việc phải nhắc đến những rủi ro mà người mua có thể gặp phải khi quyết định chọn mua tài sản này. Có thể kể đến vấn đề rủi ro về pháp lý, khả năng xảy ra tranh chấp giữa các bên đồng sở hữu nhà, khó tách sổ, khó thế chấp vay ngân hàng,... Nhà sổ chung muốn chuyển nhượng cũng cần có sự đồng ý, chữ ký của những người đồng sở hữu và hầu hết là giấy tờ, hợp đồng viết tay. Tuy nhiên, khi có tranh chấp xảy ra, những giấy tờ này sẽ không có hiệu lực. Lúc này, người chịu thiệt sẽ là người mua.

Như vậy, sau khi đã hiểu rõ về ưu và nhược điểm của nhà sổ chung, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời về việc có nên mua nhà sổ chung không. Nếu có khả năng về tài chính thì không nên mua nhà sổ chung bởi rủi ro có thể gặp phải cho người mua là rất lớn. 

Tuy nhiên, nếu đảm bảo những giấy tờ pháp lý và có thể tách sổ riêng thì mua nhà chung sổ sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền lớn. Tốt nhất hãy yêu cầu người bán làm thủ tục tách sổ riêng sau đó mới xác lập giao dịch. Trường hợp nhà không thể tách sổ riêng và người mua sẵn sàng chấp nhận chung sổ thì hãy đảm bảo có văn bản đồng ý của các chủ sở hữu còn lại về việc cho phép giao dịch chuyển nhượng. 

>>> Tham khảo: Làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền? Chi phí làm sổ đỏ mới nhất!

co-nen-mua-nha-dong-so-huu-khong
Có nên mua nhà đồng sở hữu không?

Thủ tục mua bán nhà sổ chung

Mua bán nhà sổ chung được quy định tại Điều 126 Luật nhà ở 2014:

  • Mua bán phải có sự đồng ý của tất cả người sở hữu.

  • Nếu có người không đồng ý, phải ra Tòa giải quyết.

  • Các sở hữu chung có quyền ưu tiên mua lại.

Thủ tục mua nhà đồng sở hữu được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp lên văn phòng công chứng nơi có đất bao gồm  

  • Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, văn bản (Mẫu số 01/PYC);

  • Hợp đồng (trường hợp tự soạn thảo);

  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Bản sao là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

Đối với bên mua:

  • CMND/CCCD hay hộ chiếu còn hạn

  • Hộ khẩu thường trú

  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân

  • Phiếu yêu cầu công chứng và tờ khai

  • Hợp đồng ủy quyền mua (nếu có).

 Đối với bên bán:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.

  • CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn hạn

  • Sổ hộ khẩu

  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân

Bước 2: Hai bên thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

Bước 3: Sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai ở địa phương. Hồ sơ theo khoản 6 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT bao gồm:

  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng hoặc chứng thực

  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân

  • Tờ khai lệ phí trước bạ

  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp/ thuế sử dụng đất nông nghiệp

  • Đơn đăng ký biến động đất đai

  • Bản đồ địa chính.

Bước 4: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ và chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký đất đai.

Bước 5: Văn phòng Đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, điều kiện thực hiện thủ tục và thực hiện các công việc chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

Bước 6: Người được cấp Giấy chứng nhận nhận lại bản chính giấy tờ đã được xác nhận cấp Giấy chứng nhận và Giấy chứng nhận.

>> Xem thêm:

Kinh nghiệm mua nhà sổ chung/nhà đồng sở hữu

cach-mua-nha-so-chung-han-che-sai-sot
Cách mua nhà sổ chung hạn chế sai sót

Khi mua nhà sổ chung, người mua cần hết sức cẩn thận trong mọi khâu từ giao kết hợp đồng, kiểm tra tài sản, thủ tục giao dịch,… để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có. Dưới đây là cách mua nhà sổ chung có thể giúp bạn  tránh những rủi ro, thiệt hại khi tiến hành giao dịch:

  • Trước khi mua kiểm tra thật kỹ nhà có được chuyển nhượng hay không? Có xảy ra tranh chấp không? Có thuộc diện quy hoạch không? Việc này giúp bạn tránh những rủi ro liên quan đến quyền sử dụng và sở hữu.

  • Tìm hiểu kỹ thông tin của những người đồng sở hữu. Xem xét các giấy tờ pháp lý cơ bản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các giấy tờ chứng minh quyền của người bán nhà. Người mua cần chú ý xác định người bán có thực sự đủ điều kiện trong việc nhận đầy đủ các chấp thuận cần thiết hay chưa. Bởi trên thực tế, người mua sẽ nhận phải những rủi ro khi trở thành bên bị kiện, phải đối mặt những tranh chấp không đáng có.

  • Nhà sổ chung không có sổ riêng biệt nên sẽ không thực hiện ở văn phòng công chứng mà được thực hiện tại văn phòng thừa phát lại. Vì vậy, khi hoàn tất các thủ tục giao dịch, các bên cần đến Văn phòng thừa phát lại gần nhất để lập vi bằng về việc giao nhận tiền, bàn giao nhà và ghi rõ các thông số thực tế. Vi bằng ở đây là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận các sự kiện, hành vi và được dùng làm chứng cứ trong xét xử. 

  • Rõ ràng, minh bạch trong thỏa thuận vấn đề sở hữu chung riêng; quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình sử dụng tài sản. Trường hợp không thể tách thửa, người mua cần yêu cầu chuyển nhượng một phần để cùng đứng tên chung sổ và lập vi bằng chi tiết.

  • Nếu có nhu cầu chuyển nhượng cho bên khác, chủ sở hữu cần chú ý đến việc phải đáp ứng các điều kiện thông báo, ưu tiên. Đây được xem là việc khó khăn, nhất là khi các đồng chủ sở hữu không cùng ở trên một địa bàn, địa phương.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nhà sổ chung là gì cũng những thủ tục mua bán nhà đồng sở hữu mà bạn cần nắm được. Việc sở hữu mức giá vừa phải, phù hợp tài chính của nhiều người đã giúp cho hình thức mua nhà sổ chung phổ biến. Tuy nhiên, loại hình nhà đất này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên bạn hãy cẩn trọng và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi giao dịch. Đừng quên theo dõi những bài viết bổ ích tiếp theo trên Homedy.com nhé!

Trần Dung

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tuổi Ất Sửu xây nhà năm 2024 tháng nào tốt - Những lưu ý để làm nhà may mắn

Bạn sinh năm Ất Sửu và có dự định xây nhà trong năm 2024? Bạn có biết rằng việc xem tuổi xây nhà là rất quan trọng để đảm bảo sự hòa hợp, thuận lợi và may mắn cho gia chủ và ngôi nhà? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về tuổi Ất Sửu xây nhà năm 2024 tháng nào tốt, cũng như những lưu ý khi chọn ngày làm nhà theo phong thủy. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tuổi Nhâm Tuất xây nhà năm nào tốt để mang lại vận may cho gia đình

Bạn sinh năm 1982, tuổi Nhâm Tuất và đang có ý định xây nhà hay mua nhà? Bạn có biết rằng không phải năm nào cũng thuận lợi cho việc làm nhà của bạn không? Theo quan niệm phong thủy, tuổi của gia chủ có ảnh hưởng rất lớn đến sự vượng khí, an lành và hạnh phúc của ngôi nhà. Vậy tuổi Nhâm Tuất xây nhà năm nào tốt nhất? Bạn cần tránh những năm nào phạm Tam Tai, Kim Lâu hay Hoang Ốc? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất.

[Chính chủ cần bán nhà gấp] Kinh nghiệm bán nhà và cách đăng tin hiệu quả

Chính chủ cần bán nhà gấp là vấn đề luôn được nhiều người ưa chuộng và quan tâm. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các quảng cáo bán nhà đất chính chủ trên nhiều phương tiện truyền thông, thậm chí, một số ngôi nhà có giá bán rất hấp dẫn. Tuy nhiên, việc mua bán nhà đất không phải là chuyện đơn giản và cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Do đó, bạn không nên vội vã đưa ra quyết định mà hãy tìm hiểu kỹ các thông tin cần thiết trước khi quyết định mua nhà. Để tìm hiểu chi tiết, hãy đọc tiếp bài viết này nhé!

Mâm cúng rằm tháng 7 đơn giản và cách chuẩn bị cỗ đầy đủ nhất

Bạn muốn chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 thật tươm tất nhưng không biết nên cúng những gì? Hãy tham khảo ngay cách làm mâm cúng rằm tháng 7 đơn giản, đúng nghi thức trong bài viết này nhé!

Rằm tháng 7 cúng gì? Sắm đồ cúng rằm tháng 7 sao cho đầy đủ, chu đáo?

Rằm tháng 7 là một trong những ngày rằm lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với người Việt Nam. Chính vì thế, mỗi gia đình người Việt đều rất quan tâm đến ngày rằm này và muốn thực hiện lễ cúng rằm một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất. Vậy rằm tháng 7 cúng gì? Đồ cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết dưới đây

    Mở App